CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.3. Tình hình sản xuất của các hộ điều tra
2.3.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra
2.3.6.2. Kết quả sản xuất rau theo từng công thức luân canh
Việc chuyên canh một loại cây trồng trong năm trong cùng một thửa đất sẽcó ảnh hưởng không tốt đến năng suất và chất lượng cây trồng vì không phải loại cây nào cũng trồng được quanh năm mà cho kết quả cao cả, nhất là với kiểu khí hậu 2 mùa mưa nắng rõ rệt như miền trung lại càng không thể. Chính vì vậy, các chuyên gia đã dựa vào đặc điểm của các thửa đất ởxã Quảng Thành để đưa ra một sốcông thức luân canh cụ thể để đạt năng suất cao nhất, qua điều tra thực tế tôi đã thu thập, tính toán xử lí sốliệu vềkết quảsản xuất của các công thức được thểhiện qua bảng 17
Nhìn chung thì ta thấy giữa hai phương thức sản xuất với các công thức khác nhau cho ra một kết quả khác nhau. Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất GO, trong 4 công thức luân canh thì công thức 4( Xà lách- Ngò- Dền) cho kết quảcao nhất ở cả2 nhóm hộ( giá trị sản xuất của RAT là 7982 nghìnđồng, RT là 6685 nghìnđồng) với chi phí
Trường Đại học Kinh tế Huế
trung gian tương đối ít, sở dĩ công thức này đạt kết quả cao như vậy là do công thức này khá hợp lí , bởi vì các loại cây trồng bố trí khá phù hợp với từng mùa vụ cụ thể, chẳng hạn như xà lách trồng vào vụXuân là hợp lí vìđặc điểm của xà lách là lá mỏng, dễ bị tổn thương do đó nếu trồng vào mùa hè thì cây dễ chết, lá dễ vàng,cây ngò và dền trồng vào vụ hè mặc dù năng suất không cao lắm nhưng cũng hơn các loại cây trồng khác, giá bán lại rất cao. Tiếp theo là đến công thức xà lách- cải- cần, đây là công thức khá phổbiến, được các nông hộ áp dụng rất nhiều. Tính bình quân trên sào thì giá trị sản xuất của nhóm hộ RAT là 5754 nghìn đồng; RT là 4785 nghìn đồng(
chênh lệch 969 nghìn đồng); chi phí trung gian của công thức này lớn hơn công thức 4 do đó giá trị gia tăng cũng thấp hơn. Công thức đạt kết quả thấp nhất là xà lách- cải, giá trịsản xuất của công thức này tương đối thấp( RAT chỉ đạt 4539 nghìnđồng, RT là 3289 nghìn đồng), do diện tích sản xuất ít hơn và trồng ít loại rau hơn nên công thức này có chi phí trung gian cũng nhỏ hơn các công thức còn lại, bình quân trên sào chi phí trung gian của RAT là 1065 nghìn đồng, RT là 1018 nghìn đồng. Giá trị sản xuất thấp, chi phí ttrung gian thấp sẽ kéo theo giá trị gia tăng của công thức này cũng nhỏ nhất, bình quân thì giá trị gia tăng của RAT là 3474 nghìn đồng, RT là 2271 nghìn đồng( chênh lệch 1203 nghìnđồng).
So sánh giữa 2 nhóm hộta thấy nhóm hộtrồng RAT cho kết quảkhả quan hơn nhóm hộRT, trong cả4 công thức luân canh thì RATđều có giá trịsản xuất, giá trịgia tăng và lợi nhuận cao hơn hẳn, tổng chi phí của RAT cúng lớn hơn rất nhiều so với RT, sở dĩ như vậy là do RAT cần nhiều công LĐ hơn RT nhiều do hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV. Như đã phân tích ở trên, mặc dù RAT có năng suất thấp hơn RT nhưng giá bán lại cao hơn vì người tiêu dùng hiện nay rất chú tới sức khỏe của mình, họ sẵn sàng bỏ ra 1 sốtiền lớn hơn đểmua lại được 1 loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. RAT mới đưa vào thí nghiệm trồng thử nhưng đã cho một kết quả đáng mừng, điều này giúp cho chính quyền xã nên quan tâm,động viên các bà con của mình chuyển đổi phương thức gieo trồng đểvừa có lợi cho sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, vừa cho thu nhập lớn hơn đối với mô hình sản xuất rau thông thường.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 17: Kết quảsản xuất theo từng công thức luân canh của các hộ điều tra Công thức luân
canh
RAT RT
GO IC TC VA Pr GO IC TC VA Pr
(1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ)
Cải- Thơm- Tần ô 4970 1238 3778 3732 1192 4150 1268 3701 2882 449
Xà lách- Cải- Cần 5754 1215 4655 4539 1099 4785 1271 3770 3514 1015
Xà lách- Cải 4539 1065 4270 3474 269 3289 1018 3653 2271 -364
Xà lách- Ngò- Dền 7982 1104 4141 6878 3842 6685 954 3545 5731 3140
Công thức luân canh
Chênh lệch
GO IC TC VA Pr
(1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ)
Cải-Thơm- Tần ô 820 -30 77 850 743
Xà lách- Cải- Cần 969 -56 885 1025 84
Xà lách- Cải 1250 47 617 1203 633
Xà lách- Ngò- Dền 1297 150 595 1147 702
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế