Một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Quảng Thành

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 92)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ QUY MÔ ÁP DỤNG

3.5. Một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Quảng Thành

Phối hợp với trung tâm Tư vấn về quản lý tài nguyên và môi trường, trường Đại học Nông Lâm(ĐHNL), Đại học Huếphân tích mẫu đất, nước và lập bản đồchi tiết vùng sản xuất rau an toàn tại các hợp tác xãđược lựa chọn dựa trên kết quả điều tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông- lâm - ngư tỉnh, Ban quản lý các hợp tác xã và các hộnông dân xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn tại các hợp tác xãđược lựa chọn dựa trên kết quả điều tra

Phối hợp với Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh trong việc cung ứng một phần các vật tư nông nghiệp cho nông dân thực hiện mô hình.

Phối hợp với Chi cục bảo vệthực vật, ban quản lí các hợp tác xã, các hộnông dân kiểm soát quy trình sản xuất rau an toàn.

Phối hợp với trường ĐHNL Huế triển khai ứng dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau, sử dụng thuốc thảo mộc, phòng trừ sinh học sâu bệnh hại rau, hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch, xơ chế, bảo quản các loại rau an toàntheo hướng VietGAP

Phối hợp với Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹphẩm, thực phẩm, Sở Y tế Thừa Thiên Huế đểphân tích mẫu đất, nước, rau trong quá trình sản xuất.

3.5.2. Giảipháp về vốn

- Khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn vay vốn đâu tư. Mở rộng các hình thức cho vay như: vay thông qua hội nông dân, hội phụ nữ, hợp tác xã... Cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, kéo dài thờ hạn vay để đảm bảo được nguồn vốn trong suốt quá trình sản xuất. Đặc biệt là khi người sản xuất gặp thời tiết không thuận lợi như lũ lụt, hạn hán...mà đầu tư vào việc làm giàn và mái che cho rau.

- Cần có các chương trình khuyến nông, dự án hướng dẫn hộnông dân sử dụng vốn có mục đích và nâng cao hiệu quảsửdụng vốn.

Ngoài ra cần vận dụng năng động các hình thức thu hút nguồn vốn cho nông nghiệp.

3.5.3. Giải pháp về đất đai

- Đất đai gắn liền với hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, vì thế nhà nước cần hoàn thiện chính sách quản lý về đất về đất đai. Đồng thời ra các quyết định rõ ràng về việc giao quyền sửdụng đất lâu dài cho người nông dân, qua đó khuyến khích người nông dân chủ động sáng tạo trong sản xuất, đầu tư cải tạo, nâng cao độphì của đất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Qua quá trình điều tra và khảo sát thực tế, tôi thấy mô hình trồng RAT mới chỉ được trồng trên 1 vùng đất quy hoạch, diện tích còn ít, người dân có nhu cầu trồng còn nhiều. Vì vậy, cần phải mở rộng quy mô sản xuất rau an toàn lớn hơn nữa cảvềdiện tích và chủng loại, để rau an toàn ngày càng đảm bảo an toàn hơn.

- Quy hoạch, khoanh vùng sản xuất rau an toàn đểtrởthành vùng sản xuất hàng hóa lớn. Các hộtự nguyện trao đổi ruộng cho nhau đểcác hộ có diện tích tập trung hơn, vận động các hộmạnh dạn đầu tư và phát triển.

3.5.4. Giải pháp vềyếu tố đầu vào - Giống rau

+ Giống giữ vai trò quyết định để đảm bảo thời vụ và năng suất, sản lượng cũng như chất lượng sau này. Để đảm bảo có giống chất lượng tốt phục vụsản xuất rau an toàn của nông dân thì giống cần phải có nguồn gốc rõ ràng, không bị hư hỏng, sâu mọt...Trước khi đưa giống vào sản xuất phải kiểm tra vềchất lượng, khuyến khích sử dụng giống đã qua kiểm dịch.

+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước vềgiống đảm bảo kiểm soát được giống rau cảvềchủng loại, số lượng và chất lượng; đồng thời tăng cường công tác khuyến nông về chuyển giao các giống mới vào sản xuất.

+ Thực hiện tốt công tác phục tráng các giống rau địa phương có năng suất và chất lượng cao.

+ Đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng một số giống rau mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đa dạng hóa chủng loại rau cung cấp cho thị trường thành phố.

- Tăng cường kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng; kịp thời ngăn chặn việc sử dụng phân tươi, nước ô nhiễm cho rau.

- Bên cạnh đó thì nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ giá giống với những giống rau nhập khẩu cho nông dân thông qua mạng lưới cung cấp giống của các công ty giống đến hợp tác xã dịch vụnông nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.5.5 Giải pháp vềchính sách khuyến nông,kĩ thuật công nghệ - Kỹthuật canh tác:

+ Tiếp tục đẩy mạnh tập huấn kết hợp xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệthực vật có nguồn gốc sinh học.

+ Ứng dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm nhằm thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

+Ứng dụng các kỹthuật canh tác hiệu quả cao: nhà lưới, trồng rau trên giá thể, thủy canh.

- Nghiên cứu và áp dụng các mô hình trồng trọt phù hợp với từng vùng, từng địa phương, cần tập trung đầu tư vào kênh mương dẫn nước để đạt hiệu quảkinh tếcao.

- Xây dựng kênh thông tin hướng dẫn kĩ thuật, cách chăm bón các loại cây trồng, nhu cầu tiêu thụ RAT trên cả nước để từ đó bà con biết được loại rau gì mà thị trường đang cần, từ đó tập trung sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Mặt khác giúp người dân bỏ được thói quen sản xuất nhỏ lẻ, giúp bà con tiếp cận với nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Các hộ sản xuất cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của sản xuất RAT tới sức khỏe của mình và người tiêu dùng, từ đó ủng hộ, tích cực tham gia các lớp khuyến nông do xã, huyện tổchức đểxây dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn cho sức khỏe.

- Mặc dù hàng năm đã có những đợt tập huấn từ công tác khuyến nông nhưng nhiều hộdân còn khá mơ hồ vềkỹthuật. Giải pháp nâng cao kiến thức cho người dân là hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sống của cộng đồng.

- Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn cũng như kỹthuật sửdụng thuốc bảo vệthực vật.Đểphát triển các vùng rau an toàn là phải làm chuyển biến đồng bộ từ khâu sản xuất kinh doanh đến sử dụng theo một hệ thống mang tính chuyên nghiệp; coi trọng áp dụng công nghệkỹthuật cao.

- Tiến bộkhoa học kỹthuật khác:

+ Đẩy mạnhứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sơ chế, bảo quản rau an toàn: máy xới đất, máy phun thuốc, hệthống tưới,...

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch như: thời gian thu hoạch, quy trình bao gói sản phẩm, vật liệu bảo gói, quy trình bảo quản...

3.5.6 Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Qua quá trình điều tra và khảo sát thực tếthì thị trường rau an toàn chỉ mới được cung cấp cho các siêu thị như BigC, Co.opMark, Thuận Thành và một sốnhà hàng, khách sạn lớn. Vì vậy, một số vùng dân cư ởxa khu vực trung tâm chưa tiếp cận được với rau an toàn. Các hộ trồng thử nghiệm mới chỉ sản xuất chủ yếu để cung cấp giống cho vụ sau hoặc bán với số lượng rất ít, do quy mô chưa nhiều.

Ngoài việc mở rộng quy mô, chính quyền địa phương nên xây dựng các kênh thông tin cho người dân vềtình hình sản xuất, biến động giá của các loại rau, nhu cầu rau tại mọi thời điểm...để giúp người dân thuận tiện trong việc sản xuất và mua bán, tránh được tình trạng bịép giá.

Cần có các liên kết giữa các hộ trồng rau với nhau để tạo sự thống nhất về giá cả và khối lượng tiêu thụ. Các hộtrồng rau cũng nên chủ động tìm hiểu vềthị trường, giá cả các loại rau, nhu cầu tiêu thụ trên cơ sở đó có thế điều chỉnh cơcấu cây trồng sao cho phù hợp.

Chính quyền địa phương cần có giải pháp để xúc tiến nhanh thương hiệu rau sạch cho các hộnông dân, tạo niềm tin cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho người trồng rau.

Chủ động hình thành các liên kết ổn định giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau với các HTX, nông dân vùng sản xuất rau an toàn tập trung; phát triển mạng lưới tiêu thụqua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻgắn chứng nhận rau an toàn với sử dụng thương hiệu nhà sản xuất.

3.5.7 Giải pháp về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra chất lượng rau an toàn

Đẩy mạnh công tác tập huấn và chứng nhận sản xuất, kinh doanh rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành sản xuất tốt (GMPs), hệthống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP),… cho các hộ nông dân, các cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

sở sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phốkết hợp tuyên truyền, phổbiến các quy định của nhà nước vềvệsinh an toàn thực phẩm.

Đào tạo nâng cao trìnhđộ cán bộthực hiện công tác thanh, kiểm tra vệsinh an toàn thực phẩm trên rau.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau trong quá trình sản xuất và lưu thông trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Rà soát các văn bản pháp luật của ngành, các tiêu chuẩn chất lượng trên rau để điều chỉnh, bổsung kịp thời.

Khi xây dựng chương trình phát triển vùng RAT thì không thể thiếu đội ngũ làm công tác tổchức hay còn gọi là Ban Điều hành. Ban Điều hành sẽ đảm trách những công việc rất quan trọng như tổchức sản xuất, xây dựng lịch thời vụ, điều hành các hoạt động chung trong sản xuất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm RAT, tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm.

Trong công tác tổ chức sản xuất thì công tác vận động nông dân tham gia vào sản xuất RAT là quan trọng nhất. Để vận động nông dân tham gia vào sản xuất RAT, trước hết phải làm cho nông dân thấy được những lợi ích, những thuận lợi của việc trồng RAT.

Công tác tuyên truyền kỹ thuật sản xuất RAT cho nông dân cũng rất cần thiết. Cần tổ chức nhiều lớp huấn luyện sản xuất, điểm trình diễn sử dụng thuốc BVTV sinh học, phân hữu cơ, giúp bà con nông dân tiếp thu khoa học kỹthuật trên đồng ruộng và tổchức nhiều buổi hội thảo đầu bờ để bà con nông dân trực tiếp trao đổi với các cán bộ kỹ thuật, trao đổi thông tin.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)