Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón dầu khí việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

1.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao

1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp

Phát triển NNL CLC thúc đẩy doanh nghiệp phát triển được thể hiện ở:

Một là, NNL CLC có vai trò như chất xúc tác thúc đẩy quá trình cải tiến công nghệ của doanh nghiệp. Các lý thuyết về vai trò của vốn con người trong việc thúc đẩy ứng dụng và sáng tạo ra công nghệ mới cho thấy chất lượng NNL càng cao thì khả năng phổ biến công nghệ càng nhanh. Hơn nữa, đây là lực lượng nhân lực tinh túy nhất với những phẩm chất, kỹ năng vượt trội trên nhiều mặt mà đặc biệt là khả năng sáng tạo, đưa ra những cải tiến mới có chất lượng tốt hơn so với những cái hiện có. Vì vậy, lực lượng này đóng vai trò tiên phong trong nghiên cứu khoa học cũng như tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới.

Hai là, NNL CLC là nhân tố chính thực hiện quá trình R&D, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoạt động R&D giúp các công ty tạo ra sản phẩm mới, luật sở hữu trí tuệ cho phép doanh nghiệp được độc quyền cung cấp sản phẩm mới của mình. Viễn cảnh thu lợi nhuận một cách độc quyền lại khuyến khích các công ty tung ra nhiều sản phẩm mới tốt hơn, nhờ đó mà các công ty có tư duy sáng tạo, thể hiện qua đội ngũ NNL CLC, sẽ có khả năng thâm nhập được vào thị trường và những công ty độc quyền hiện hành sẽ dần bị thay thế.

Ba là, NNL CLC góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Black và Lynch (1996) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng để phân tích ảnh hưởng của những lĩnh vực khác nhau của NNL và đào tạo lên năng suất lao động:

họ phát hiện ra rằng năng suất lao động cao hơn ở những doanh nghiệp có NNL có mức giáo dục trung bình cao hơn. Mức giáo dục trung bình của doanh nghiệp có tác động tích cực và đáng kể đến năng suất lao động ở cả khu vực sản xuất và phi sản xuất. Theo đó, họ ước tính 10% tăng trong mức giáo dục trung bình của doanh nghiệp (tương đương với một năm học thêm) sẽ làm tăng năng suất lao động tăng thêm 8,5% ở các doanh nghiệp sản xuất và tăng 12,7% ở doanh nghiệp phi sản xuất.

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực góp phần cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp: Việc tuyển dụng và giữ chân những lao động giỏi là một phần của khuôn khổ phát triển NNL. Các doanh nghiệp cũng đã tận dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động của mình bằng việc thúc đẩy mỗi cá nhân học tập và tạo ra một môi trường hỗ trợ, trong đó kiến thức có thể được tạo ra, chia sẻ và sử dụng

nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tăng cường kỹ năng và khả năng của lực lượng lao động được kỳ vọng sẽ tạo thêm lợi nhuận trong tương lai thông qua việc cải thiện hiệu suất và hiệu quả công việc.

1.2.2. Lợi ích đối với bản thân nguồn nhân lực chất lượng cao

Những người có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng tìm được việc làm được trả lương cao và ít có khả năng thất nghiệp hơn. Trong một số công ty mặt bằng lương của những chuyên gia lành nghề có thể cao hoặc tương đương với quản lý cấp trung.

1.2.3. Các ngoại tác tích cực của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thứ nhất, tăng cung lao động CLC sẽ làm giảm sự bất bình đẳng về tiền lương thông qua việc giảm lợi nhuận riêng thu về từ giáo dục (Dur và Teulings, 2001). Ý tưởng chính ở đây là việc tăng số năm đi học trung bình (hay chính xác hơn là tăng tỷ lệ nhập học bậc cao hơn) sẽ làm giảm số lượng nhân công tay nghề thấp, từ đó giúp họ tăng lương; đồng thời tăng số lượng nhân viên lành nghề và theo đó làm giảm tiền lương của nhóm này.

Thứ hai, lan tỏa tri thức: lợi ích từ R&D là tri thức. Khi các doanh nghiệp đưa ra những ý tưởng mới, thì các doanh nghiệp khác đều có thể bắt trước và mô phỏng theo. Hiện tượng tận dụng những thành tựu có sẵn trong quá trình lan tỏa tri thức đã cho phép nhiều doanh nghiệp khác hưởng lợi nhờ vào sự rò rỉ tri thức, và cùng với đó là sự di chuyển của lực lượng lao động có tay nghề sang công ty mới (Cameron, 1998). Thay vì xem sự lan tỏa tri thức như một hiện tượng ngoại sinh thì doanh nghiệp cần phải đầu tư vào năng lực hấp thụ của chính mình (tức khả năng doanh nghiệp có thể xác định, đồng hóa và tận dụng kiến thức đã được phát triển ở nơi khác) để có thể hưởng lợi từ sự lan tỏa kiến thức của các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, lan tỏa thặng dư: doanh nghiệp triển khai R&D không thể chiếm đoạt toàn bộ phần thặng dư được tạo ra khi người tiêu dùng mua sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Việc chiếm đoạt hoàn toàn này có thể đạt được trong trường hợp doanh nghiệp đó có chính sách phân định giá một cách hoàn hảo (Cameron, 1998).

Điều này ngụ ý rằng những ngành liên quan đến khâu phân phối, tiêu thụ hoặc

người tiêu dùng có thể được hưởng lợi từ nỗ lực R&D của các ngành chuyên về khâu sản xuất. Tầm quan trọng của hiện tượng lan tỏa thặng dư cũng gia tăng cùng với cường độ cạnh tranh vì trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người tiêu dùng có thể giành được toàn bộ phần giá trị dư ra này.

Thứ tư, lợi ích ngoại sinh mang tính phi tiền tệ (hay mang tính xã hội) của việc phát triển NNL CLC: khi giáo dục là nhân tố chính làm tăng chất lượng NNL thì đồng thời nó cũng giúp giảm thiểu tội phạm (Grogger & Jeffrey, 1998); kết quả tốt hơn về mặt sức khỏe (Grossman, M. & Kaestner R, 1996).

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón dầu khí việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)