Định hướng phát triển của ngành phân bón Dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón dầu khí việt nam (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH PHÂN BÓN DẦU KHÍ VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển của ngành phân bón Dầu khí Việt Nam

Ngành nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, dẫn đến nhu cầu phân bón tăng cao và liên tục. Nhu cầu này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng chung của ngành phân bón, đặc biệt là ngành phân bón Dầu khí.

Hiện nay, nước ta có thể đáp ứng được 80% nhu cầu phân bón cho nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2025, sản xuất phân bón trong nước của chúng ta sẽ có thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sản xuất nông nghiệp, với 100% urê, phốt pho và NPK, 70-80% phân DAP và 30% SA (như nêu trong báo cáo ngành phân bón của Công ty Chứng khoán Phương Nam năm 2022). Điều quan trọng là phải chủ động đảm bảo nguồn cung phân bón ổn định để bình ổn giá thị trường trong nước và giảm thiểu rủi ro liên quan đến chính sách xuất khẩu sang các nước, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia chiếm khoảng 80% lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam gần đây.

Sau thời gian dịch bệnh covid 19 xảy ra, hầu hết tất cả các ngành nói chung và phân bón Dầu khí nói riêng đều ảnh hưởng nặng nề, giá phân bón biến động mạnh làm các doanh nghiệp kiểm soát khó khăn. Năm 2022 kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhờ cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, ngành phân bón Dầu khí cũng có nhiều triển vọng phát triển hơn, cụ thể với từng dòng phân bón như sau:

- Đối với urê: Thị trường chủ yếu kỳ vọng nhu cầu của người dùng sẽ gia tăng để bù đắp sau một năm cắt giảm mạnh toàn bộ các chất dinh dưỡng cho cây trồng cùng với khả năng giá urê trong nước giảm do giá thế giới giảm trong trong thời gian tới sẽ giúp người dân tiếp tục tăng đầu tư vào phân bón nhằm tăng năng suất sản xuất. Cụ thể, AgroMonitor là đơn vị phân tích và dự báo thị trường hàng đầu ước tính nhu cầu phân bón của Việt Nam sẽ tăng 12%-16% giai đoạn 2023-2025.

- Đối với NPK: AgroMonitor dự báo trong thời gian tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sẽ diễn biến cùng chiều theo hướng tích cực. Về nhập khẩu, nguồn NPK từ Trung Quốc được kỳ vọng gia tăng trong bối cảnh đồn đoán Trung Quốc có thể sẽ nới lỏng dần các chính sách xuất khẩu hơn kể từ năm 2023. Tình hình sản xuất phân bón trong nước cũng phục hồi giúp gia tăng nguồn cung, dẫn đến giá ổn định hơn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cao hơn. Dự kiến tăng trưởng các chủng loại NPK giai đoạn 2023-2025 là 7-14%.

- Đối với DAP: Theo dự đoán của AgroMonitor thì nguồn nhập khẩu dự kiến tăng hơn trong thời gian tới từ 15%-22%, trong đó năm 2023 tăng lên mức 350-400 nghìn tấn; tiêu thụ DAP nội địa (cho cây trồng và sản xuất NPK) vào khoảng 570- 650 nghìn tấn. Về sản xuất nội địa, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp phân bón cũng tăng lên. Dự báo, lượng sản xuất năm 2023 đạt 400-420 nghìn tấn, tăng so với mức 337 nghìn tấn năm 2022; dự đoán của AgroMonitor khả năng sản xuất tăng trong giai đoạn 2023-3025 là 14%-19% .

Như vậy qua phân tích cho thấy triển vọng ngành phân bón có nhiều khả năng phục hồi và tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, đối với ngành phân bón Dầu khí cũng tạo nên nhiều thuận lợi khi nhu cầu mua tăng, khả năng sản xuất doanh nghiệp cũng gia tăng, từ đó góp phần tăng doanh thu phân bón Dầu khí. Tuy vậy, ngành phân bón Dầu khí vẫn phải đối diện một số khó khăn như:

- Về nguồn khí đầu vào vẫn được đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu sản xuất phân bón. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn khí giá ngày càng suy giảm nhanh hơn so với dự báo và tỷ lệ cấp bù từ nguồn khí giá cao khác tăng lên dẫn đến chi phí cước phí vận chuyển tăng cao, đồng thời giá MFO trong năm luôn neo ở mức cao do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga – Ukraina nên ảnh hưởng đến giá thành sản xuất các sản phẩm của Nhà máy đạm Phú Mỹ cũng như nhà máy phân bón hóa chất Dầu khí.

Bên cạnh đó, giá nguyên, nhiên liệu, vật tư... làm gia tăng giá thành sản xuất, tăng chi phí logistic; cộng với chi phí bảo dưỡng, sửa chữa Nhà máy đạm Phú Mỹ và hai nhà máy Đạm Cà Mau và Nhà máy NPK Cà Mau tăng lên sau hơn 20 năm vận hành làm gia tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến giá thành.

Chính sách như thuế VAT chưa được điều chỉnh phù hợp, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng, hệ thống phân phối khó huy động vốn kinh doanh; chưa kể giá bán phân bón cao và biến động khó lường theo thị trường, tác động đến tâm lý mua hàng của đại lý dẫn đến sản lượng ra hàng thấp. Đồng thời điều này cũng có thể dẫn đến giảm thu cho người nông dân, kéo theo nhu cầu tiêu thụ phân bón cây trồng giảm đi để tiết kiệm chi phí, và tất nhiên hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cũng bị tác động.

3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành phân bón Dầu khí

Mục tiêu của ngành phân bón Dầu khí là cùng với các doanh nghiệp phân bón đảm bảo sản xuất và cung ứng phân bón thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, cụ thể mục tiêu của ngành giai đoạn 2023-2026 như sau:

Bảng 3.1. Mục tiêu ngành phân bón Dầu khí giai đoạn 2023-2026 Tiêu chí

Năm Tăng trưởng

2023 2024 2025 2026 2024/

2023

2025/

2024

2026/

2025 Sản lượng (Nghìn tấn) 3.542 4.101 4.732 5.332 15,78 15,39 12,68 Doanh thu (Tỷ đồng) 48.726 56.035 65.112 68.024 15 16,2 4,4723 Lợi nhuận (Tỷ đồng) 10.872 12.365 14.298 15.623 13,73 15,63 9,267

(Nguồn: Kế hoạch phát triển ngành phân bón Dầu khí) - Đối với phân ure: Tiêu thụ tối đa sản lượng sản xuất trên nguyên tắc tối ưu hiệu quả và bền vững; phát triển các sản phẩm phân đạm thông minh, nhiều thành phần, bổ sung giải pháp để tăng hiệu suất sử dụng, cải tạo đất…; khai thác lợi thế thương hiệu và nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối;

- Đối với phân NPK: Tập trung hoàn thiện, phát triển dãy sản phẩm NPK chất lượng cao, chuyên biệt theo nhóm cây trồng và vùng địa lý, tăng hiệu suất sử dụng, cải tạo đất…; khai thác lợi thế thương hiệu để tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng cuối;

- Đối với phân bón hữu cơ: Xây dựng và thương mại hóa dải sản phẩm phân bón hữu cơ theo nhóm, tăng miễn dịch cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng, cải tạo đất…; hoàn thiện năng lực sản xuất phân hữu cơ với định hướng khai thác các vùng lợi thế về nguồn nguyên liệu để sản xuất theo quy mô công nghiệp, ứng dụng công

nghệ hiện đại; khai thác lợi thế về thương hiệu và hệ thống phân phối để gia tăng thị phần.

Mục tiêu của ngành đến năm 2030 là đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cả lĩnh vực phân bón và hóa chất trên nguyên tắc sử dụng tối ưu cơ sở hạ tầng, nguồn lực của PVFCCo và PVCFC; tích hợp với nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện hữu và các dự án lọc hóa dầu của PVN. Tiếp tục giữ vững và gia tăng thị phần các loại phân bón, đặc biệt là phát triển thị trường NPK và phân bón hữu cơ; phát triển phân bón thông minh, bắt kịp xu thế công nghệ sản xuất của thế giới.

3.1.3. Định hướng phát triển

Tầm nhìn ngành phân bón Dầu khí đến năm 2045 của ngành phân bón Dầu khí Việt Nam là trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi sản phẩm phục vụ cho nền nông nghiệp xanh, sạch, đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững, tích cực tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Để hiện thực hóa tầm nhìn trên, định hướng ngành phân bón Dầu khí Việt Nam thời gian tới như sau:

- Tiếp tục tăng cường quy mô sản xuất để đảm bảo được tối đa nhu cầu ngày một thay đổi nhanh chóng của thị trường. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thường niên từ 12-15% và nâng cao danh tiếng thương hiệu ngành của công ty trên thị trường.

- Tiếp tục duy trì có hiệu quả hệ thống kho cảng, logistic trên cả nước nhằm cung cấp sản phẩm đến tay bà con nông dân đảm bảo chất lượng, kịp thời và giá cả hợp lý.

- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, giải pháp hiệu quả và dịch vụ hoàn hảo nhất. Tiếp tục triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 để duy trì chất lượng sản phẩm cao, tuân thủ các tiêu chuẩn đã ban hành. Trong hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới và thực hiện các Dự án mới, Tổng công ty luôn ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế tối đa phát sinh khí thải và khí nhà kính.

- Đầu tư vào hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của ngành, triển khai áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ, chương trình quản lý tiên tiến trong hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp, như quản lý hệ thống văn bản điện tử, xây dựng và áp dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP, STOP, 5S, APC, System 1, RBI, KPI...

- Phát triển cân đối các mặt xã hội; đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao đời sống và ý thức của người dân. Không ngừng quan tâm và thực hiện nhiều hơn trách nhiệm của mình với nhân viên và xã hội bằng các hoạt động an sinh xã hội.

- Đảm bảo quản lý, phân bổ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, Duy trì áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý Chất lượng - An toàn sức khỏe - Môi trường – Năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015, ISO 45001:2018, ISO 14001:2015 và ISO 50001:2011.

- Tăng cường quảng bá thương hiệu các công ty trong ngành đến khách hàng, đầu tư xây dựng website các công ty nhằm để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tìm đến công ty, đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, các chiến lược marketing nhằm phát triển thương hiệu ngành trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón dầu khí việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)