CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH PHÂN BÓN DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.4. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón Dầu khí Việt
2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về nâng cao kỹ năng nghề nghiệp ngành phân bón Dầu khí
Với đặc thù công việc ngành phân bón Dầu khí đòi hỏi khả năng ứng dụng công nghệ cao nên các công ty phân bón Dầu khí luôn chú trọng đến công tác đào tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nhân lực như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, sáng tạo, đổi mới; kỹ năng vận hành thiết bị chế biến Dầu khí, kỹ thuật, hóa học, công nghệ, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống. Để đánh giá về nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón Dầu khí, ta xem xét bảng 2.10:
Theo đó, có thể thấy đội ngũ nhân lực ngành phân bón đầu vào được tuyển dụng đầu vào khá kỹ lưỡng và được đào tạo thường xuyên nên kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, các công ty ngành phân bón Dầu khí vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng nhân lực thông qua việc đưa nhân viên đi đào tạo.
Dựa vào bảng trên có thể thấy, tỷ lệ nhân lực được cử đi đào tạo nước ngoài chiếm tỷ lệ dưới 1%; nhân lực đào tạo trong nước chiếm khoảng 7,5%. Trong đó,
nhân lực đào tạo bậc đại học chiếm khoảng 5%, nhân lực đào tạo sau đại học chiếm khoảng 0,3% và nhân lực đào tạo ngắn hạn chiếm khoảng 1,8%. Đối với nhân lực tham gia bồi dưỡng chính trị chiếm khoảng hơn 8%, cao nhất năm 2022 là 10,02%.
Nhân lực tham gia bồi dưỡng ngoại ngữ chiếm tỷ lệ khoảng 14% và nhân lực tham gia khóa quản lý chiếm khoảng gần 1%. Cụ thể:
Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực ngành phân bón Dầu khí giai đoạn 2018-2022
(ĐVT: Người)
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Số
lượng (*) Số
lượng (*) Số
lượng (*) Số
lượng (*) Số
lượng (*) Tổng nhân lực 2.405 100 2.488 100 2.520 100 2.530 100 2.606 100 1. Nhân lực tham
gia đào tạo nâng cao trình độ
176 7,32 178 7,15 185 7,34 191 7,55 198 7,60 1.1. Theo địa lý 176 7,32 178 7,15 185 7,34 191 7,55 198 7,60 Học tập trong
nước 174 7,23 176 7,07 182 7,22 188 7,43 194 7,44
Học tập ngoài
nước 2 0,08 2 0,08 3 0,12 3 0,12 4 0,15
1.2. Theo nội
dung đào tạo 176 7,32 178 7,15 185 7,34 191 7,55 198 7,60 Nhân lực học đào
tạo bậc đại học 123 5,11 124 4,98 127 5,04 128 5,06 131 5,03 Nhân học đào tạo
sau đại học 8 0,33 9 0,36 8 0,32 8 0,32 8 0,31
Nhân lực đào tạo
ngắn hạn 45 1,87 45 1,81 50 1,98 55 2,17 59 2,26
2. Nhân lực tham gia bồi dưỡng chính trị
201 8,36 213 8,56 222 8,81 224 8,85 261 10,02
3. Nhân lực tham gia bồi dưỡng ngoại ngữ
345 14,35 366 14,71 369 14,64 368 14,55 371 14,24 4. NL tham gia
các khóa quản lý 12 0,50 17 0,68 18 0,71 20 0,79 22 0,84 (Nguồn: Tổng hợp tình hình nhân sự ngành phân bón Dầu khí 2018-2022)
Ghi chú: (*) là tỷ trọng từ chỉ tiêu so với tổng nhân lực của ngành PBDK Tóm lại, mặc dù có tổ chức và khuyến khích các nhân viên tham gia đào tạo tuy nhiên hình thức đào tạo phần lớn tại các công ty ngành phân bón Dầu khí là đào tạo tại chỗ theo các buổi đào tạo được công ty tổ chức, tỷ lệ nhân lực tham gia các khóa đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp khoảng dưới 10%. Về chi phí đào tạo thì đối với đào tạo nâng bậc công ty sẽ hỗ trợ phí từ 30% -50% học phí; các khóa đào tạo chính trị là công ty chịu 100% chi phí và đào tạo ngoại ngữ thì công ty sẽ hỗ trợ phí đào tạo từ 50%-70%. Xét về con số tuyệt đối thì số lượng nhân lực được tham gia đào tạo có xu hướng tăng lên cũng cho thấy chất lượng nhân lực ngành phân bón Dầu khí ngày càng cải thiện hơn.
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả làm việc của nhân lực ngành phân bón Dầu khí
Để đánh giá hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực ngành phân bón Dầu khí, ta phân tích số liệu về năng suất lao động và các chỉ tiêu về cải thiện đời sống nhân lực của ngành. Cụ thể hơn ta xem bảng sau:
Bảng 2.11. Năng suất lao động nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón Dầu khí giai đoạn 2018-2022
(ĐVT: Triệu đồng)
TỔNG
Năm So sánh (%)
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
2019 /2018
2020 /2019
2021 /2020
2022 /2021 Doanh thu thuần
(Tỷ đồng)
16.17 7
11.90 2
15.46 2
22.82 8
34.86
8 -26,43 29,91 47,64 52,74
Số lao động bình
quân (Người) 2.405 2.488 2.520 2.530 2.606 3,45 1,29 0,40 3,00 NSLĐ (Tỷ
đồng/người) 6,73 4,78 6,14 9,02 13,38 -28,88 28,26 47,06 48,29 Thu nhập BQ lao
động (Triệu đồng/người)
17.25 4
18.54 4
18.82 1
17.21 2
19.23
4 7,48 1,49 -8,55 11,75 (Nguồn: Tổng hợp tình hình tài chính và nhân sự ngành PBDK 2018-2022) - Về chỉ tiêu năng suất lao động bình quân:
Nhìn chung, năng suất lao động bình quân của ngành phân bón Dầu khí có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2018-2022; cụ thể tăng từ 6,73 tỷ đồng/lao động năm 2018 lên 9,02 tỷ đồng/lao động năm 2022; trong đó năng suất lao động thấp nhất là năm 2020 với 4,78 tỷ đồng/lao động năm 2021. Nhìn chung năng suất lao động ngành phân bón Dầu khí là khá cao và theo thời gian tăng cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành phân bón Dầu khí theo đó cũng tăng lên, qua đây cho thấy các công ty trong ngành phân bón Dầu khí đang tổ chức kinh doanh khá tốt, giúp tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
- Về chỉ tiêu đánh giá cải thiện đời sống cho nhân lực
Về thu nhập bình quân nguồn nhân lực của ngành phân bón Dầu khí tăng qua các năm từ mức 17.254 triệu đồng/người năm 2018 tăng lên 18.821 triệu đồng/người năm 2020 và năm 2022 là 19.234 triệu đồng/người. Nhìn chung mức thu nhập bình quân nhân lực ngành phân bón Dầu khí khá cao, điều này góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân lực ngành.
Ngoài ra, 100% nhân lực không thời hạn được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; cụ thể tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội toàn ngành tính đến năm 2022 là 98.738 triệu đồng; bảo bảo hiểm y tế là 22.956 triệu đồng; bảo hiểm thất nghiệp chi trả là 5.453 triệu đồng. Bên cạnh đó, các công ty cũng cho các nhân viên tham gia thêm các gói bảo hiểm toàn diện như: Bảo hiểm hưu trí, nhân thọ hay PVI care, ngoài ra các công ty cũng thực hiện các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần, tặng quà, hỗ trợ các hoàn cảnh CBCNV khó khăn, tổ chức các chương trình giao lưu văn
nghệ, hội thao để tạo sân chơi tinh thần và tạo sự đoàn kết trong nội bộ Công ty. Tỷ lệ lao động bỏ việc hàng năm khá thấp từ 1%-2%/năm. Qua đây cho thấy các công ty ngành phân bón Dầu khí luôn nỗ lực đem lại điều kiện tốt nhất cho người lao động, đảm bảo thu nhập tốt, đãi ngộ hợp lý giúp tạo động lực cho người lao động làm việc và gắn bó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.5. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón Dầu khí Việt Nam
2.5.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
➢ Trình độ phát triển kinh tế- xã hội
Việt Nam là đất nước có nền kinh tế phần lớn dựa vào nông nghiệp, theo thời gian chính phủ nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm phụ thuộc về nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, cho đến nay ngành nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng và khu vực miền Trung, nông nghiệp cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhờ ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong ngành giúp bà con nông dân giảm được chi phí, gia tăng hiệu quả sản xuất, qua đó bà con có điều kiện mở rộng sản xuất nông nghiệp, chính vì thế nhu cầu phân bón rất lớn và ổn định tạo điều kiện cho ngành phân bón phát triển. Tuy vậy, một thực trạng hiện nay là ngành phân bón nói chung đang gặp phải vấn đề dư thừa nguồn cung phân Urê, cộng với giá phân bón thế giới sụt giảm, điều này dẫn đón ngành phân bón trong nước cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón. Để giảm thiểu những thách thức này và đảm bảo lợi nhuận bền vững, các doanh nghiệp lĩnh vực phân bón Dầu khí đều phải tập trung cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí và ổn định hiệu quả tài chính.
Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao chất lượng NNL, vận hành hiệu quả dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu suất lao động.
➢ Yếu tố thời đại
Từ sau đại dịch covid 19 đã thay đổi môi trường kinh doanh của hầu hết các ngành, đặc biệt công cuộc chuyển đổi số trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp phân bón Dầu khí phải thay đổi phương thức kinh doanh và vận hành theo hướng tự động hóa, công nghệ hóa, tận dụng thành quả internet trong tất cả các khâu có thể ứng dụng. Như vậy, yếu tố thời đại giúp các công ty ngành phân bón Dầu khí có thể giảm được nhiều chi phí nhờ ứng dụng công nghệ, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi các công ty ngành phân bón Dầu khí phải bỏ nhiều vốn để đầu tư, song song với đó là phải tăng cường công tác đào tạo nhân lực để đảm bảo nhân lực có khả năng thích ứng tốt với điều kiện mới, đây cũng là thách thức cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón Dầu khí Việt Nam.
➢ Yếu tố chính trị và những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước Về chính trị: Chính trị nước ta nhiều năm qua vẫn được giữ vững sự ổn định, qua đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành phân bón Dầu khí nói riêng phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, tình hình biến động chính trị nước ngoài phần nào ảnh hưởng đến ngành phân bón Dầu khí trong nước. Ảnh hưởng tích cực tới quá trình xuất khẩu phân bón của Việt Nam phần lớn phụ thuộc bởi thực trạng thị trường sản xuất và tiêu thụ phân bón Trung Quốc hiện nay. Ấn Độ đã thực hiện lệnh cấm các nhà cung cấp urê Trung Quốc tham gia các gói hợp đồng cung cấp, do căng thẳng ngoại giao xung quanh vấn đề biên giới của 2 quốc gia. Hơn nữa, Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn do lũ lụt và dịch bệnh, dẫn đến sản lượng khai thác than và chế biến phân urê sụt giảm. Do đó, hiện nay nguồn cung các gói phân urê đang thiếu hụt, đây là cơ hội cho các công ty Việt Nam này vì họ có khả năng đáp ứng nhu cầu này. Tình thế thuận lợi tại thị trường Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các nhà phân phối Việt Nam phát triển và mở rộng hoạt động xuất khẩu phân bón. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu phân bón, từ đó ảnh hưởng đến quy mô sản xuất phân bón trong nước, khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp thì việc cắt giảm nhân sự là điều cần thiết để doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận. Đây cũng là tình hình nhân lực của ngành phân bón Dầu khí năm 2020 và 2021 không có nhiều thay đổi.
Về phía các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước có thể nói đem lại nhiều dấu hiệu khả quan. Trong những năm qua ngành phân bón được hưởng lợi
khá nhiều từ những chính sách ưu đãi của chính phủ như hỗ trợ giá nguyên liệu đầu vào, cho vay lãi suất thấp…Nhờ chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, cũng như những thay đổi về tái cơ cấu ngành phân bón, kết hợp sự phát triển ngành chế biến Dầu khí tạo ra phân bón Dầu khí làm gia tăng nguồn cung trong nước, điều này đưa Việt Nam từ quốc gia phải phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu, trong nhiều năm trở lại đây, ngành phân bón Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chủ động được nguồn cung và thậm chí xuất khẩu sản phẩm sang hơn 20 quốc gia trong thời gian qua, đặc biệt là thị trường Trung Quốc; mặc dù tình hình xuất khẩu có xu hướng chậm lại do yếu tố chính trị không ổn định giữa Trung Quốc và Ấn Độ như trình bày ở trên, tuy nhiên việc mở rộng xuất khẩu cho thấy năng lực ngành phân bón Dầu khí có nhiều cơ hội mở rộng hơn, từ đó các doanh nghiệp phân bón Dầu khí có điều kiện mở rộng quy mô nhân lực trong tương lai.
➢ Giáo dục và đào tạo
Mặc dù thực tế là sự gia tăng dân số đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng người trong độ tuổi lao động, tuy nhiên vẫn còn thiếu hụt lao động có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty lớn. Sự khan hiếm này một phần có thể là do trình độ giáo dục và đào tạo không đạt chuẩn, nhiều lao động vẫn ở mức trình độ phổ thông. Phần lớn các hoạt động kinh tế vẫn tập trung vào khu vực nông nghiệp nhưng cơ cấu lực lượng lao động ngành này lại còn nhiều bất cập.
Thực tế sự cân đối cung cầu không đồng đều dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao, sinh viên ra trường làm trái ngành nhiều dẫn đến không tận dụng được kết quả đào tào.
Để cụ thể, tính đến tháng 3 năm 2021, cả nước có 417,3 nghìn người có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang thất nghiệp, chiếm khoảng 39,7% tổng số người thất nghiệp. Ngoài ra, nhóm người có trình độ đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với con số 155,5 người năm 2021.
Riêng đối với ngành phân bón Dầu khí, mặc dù hiện nay đã có nhiều trường Đại học, các cơ sở đào tạo nhân lực trong ngành, tuy nhiên đầu vào còn khắt khe nên khả năng sàng lọc cao, hơn nữa ít có cơ sở đào tạo nghề để tăng khả năng thu hút học viên; bên cạnh đó chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo cho ngành vẫn
chưa theo kịp, thiếu cập nhật kiến thức theo xu hướng phát triển, thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp trong ngành để tạo sự cân bằng giữa cung và cầu nhân lực.
Ngoài ra, do đặc thù ngành Dầu khí cần những chuyên gia, nhân lực đầu ngành có năng lực nhưng các cơ sở đào tạo trong nước hiện vẫn chưa đáp ứng nên các doanh nghiệp phân bón Dầu khí vẫn phải thu hút các chuyên gia nước ngoài. Ngành phân bón Dầu khí vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự tài năng và chảy máu chất xám do các chính sách về lương thưởng, điều kiện làm việc và các chính sách liên quan đến nhân sự không thỏa đáng. Bố trí công việc cho những người lao động có tay nghề cao chưa phù hợp. Nhiều nhân sự không được hỗ trợ mọi điều kiện, môi trường để phát triển và thăng tiến trong công việc.
➢ Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Ngành Dầu khí nói chung và phân bón Dầu khí nói riêng cần có sự ứng dụng công nghiệp trong sản xuất, vận hành. Phân urê là loại phân đạm được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì có hàm lượng chất Ni tơ cao và trình độ về công nghệ sản xuất tương đối phổ biến. Tuy nhiên, không ít các nhà máy phân bón được xây dựng cách đây nhiều năm đã khá là cũ cùng với công nghệ sản xuất lạc hậu. Các chỉ số tiêu thụ nguyên liệu cũng như năng lượng cao, điều này dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Nhận thức được điều đó, các doanh nghiệp phân bón Dầu khí Việt Nam luôn có sự đầu tư thỏa đáng vào công nghệ sản xuất, song song với đó là tăng cường công tác đào tạo nhân lực để đảm bảo nhân lực đủ khả năng nắm bắt, vận dụng dây chuyền sản xuất, công nghệ mới.
2.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp
➢ Đào tạo tại doanh nghiệp
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững, chính vì vậy các công ty ngành phân bón Dầu khí rất quan tâm và xây dựng các cơ chế chính sách, hệ thống các quy chế, quy định đào tạo khoa học và mang tính khuyến khích CBCNV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm các dịch vụ đào tạo từ bên ngoài và công tác đào tạo nội bộ. Trong thời gian qua, các Công ty đã triển khai hiệu quả
các khóa đào tạo về quản lý, quản trị Công ty, nâng cao kỹ năng, chuyên môn, phát triển văn hóa doanh nghiệp, cụ thể như: Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp, Quản trị Công ty theo thông lệ tốt và tiên tiến trên thế giới, Các vấn đề về Môi trường - Xã hội - Quản trị trong doanh nghiệp …, đào tạo thực tế công việc. Kết quả đào tạo của ngành thời gian qua như sau:
Bảng 2.12. Kết quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón Dầu khí giai đoạn 2018-2022
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm So sánh (%)
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
2019 /2018
2020 /2019
2021 /2020
2022 /2021 1.Tổng lao động 2.405 2.488 2.520 2.530 2.606 3,45 1,29 0,40 3,00 2.Tổng lượt
người đào tạo (Lượt)
15.192 16.201 17.123 15.254 18.012 6,64 5,69 -10,92 18,08
3.Kinh phí đào
tạo (Triệu đồng) 14.220 13.415 14.332 12.731 14.802 -5,66 6,84 -11,17 16,27 4.Số lượt đào tạo
bình quân mỗi LĐ/năm (2/1)
6,32 6,51 6,79 6,03 6,91 3,08 4,35 -11,27 14,64
5.Kinh phí đào tạo BQ mỗi LĐ/Năm (Triệu đồng) (3/2*4)
5,91 5,39 5,69 5,03 5,68 -8,81 5,48 -11,52 12,88
(Nguồn: Tổng hợp tình hình tài chính và nhân sự ngành PBDK 2018-2022) Trong giai đoạn 2018-2022, tổng lượt đào tạo tăng từ 15.192 lượt năm 2018 lên 18.012 lượt năm 2022; với tổng kinh phí đào tạo tăng từ 14.220 triệu đồng năm 2018 lên 14.332 triệu đồng năm 2020; kinh phí đào tạo giảm năm 2021 do phần lớn là đào tạo trực tuyến; kinh phí đào tạo năm 2022 đạt 14.803 triệu đồng.