Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển của nguồn nhân lực chất lượng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón dầu khí việt nam (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển của nguồn nhân lực chất lượng

1.3.1. Nội dung phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao Việc phát triển NNL CLC gồm các nội dung sau:

Một là, tạo ra sự thay đổi về số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh. Số lượng nhân lực phản ánh quy mô nhân lực và luôn được xem xét song hành với cơ cấu và chất lượng nhân lực. Cơ cấu nhân lực là tập hợp các thành phần, bộ phận quan hệ hữu cơ, phản ánh tỷ lệ nhân lực theo các tiêu chí nghiên cứu trong nguồn lực của doanh nghiệp như cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn, cơ cấu nhân lực theo lĩnh vực kinh doanh... Số lượng, cơ cấu lao động phải tương ứng với cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn đồng thời phải luôn đi đôi với chất lượng NNL.

Chất lượng NNL CLC gồm 4 tiêu chí cơ bản sau: tiêu chí về phẩm chất – thái độ, tiêu chí về thể lực, tiêu chí về tri thức và tiêu chí về kỹ năng.

Hai là, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nhân lực: thông qua các hoạt động nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, trình độ cho người lao động. Nói một cách đơn giản, đó chính là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức chính trị, xã hội... cho người lao động, nhằm phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, cải thiện hiệu quả làm việc của nhân lực. Năng suất lao động là chỉ số chủ yếu đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Các hoạt động giáo dục, đào

tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của nhân lực chỉ thực sự đạt kết quả khi qua đó nhân lực nâng cao được năng suất và hiệu quả công việc. Đây cũng là nhân tố tác động đến việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn. Hiệu quả lao động cũng gắn với việc cải thiện phúc lợi và đời sống cho nhân viên, nhằm giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

1.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao

Dựa trên những nội dung trên, để đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ta dựa vào các nhóm tiêu chí sau:

Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về số lượng, bảo đảm cơ cấu và chất lượng NNL CLC, đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh.

- Tỷ trọng nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên qua các năm, tỷ trọng càng cao thì chất lượng nhân lực càng cao. Tuy nhiên, khi xem xét chỉ tiêu trên cần phù hợp với nội dung hoạch định phát triển NNL CLC và kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” hoặc đào tạo chưa sát với nhu cầu sử dụng nhân lực của công ty.

- Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kĩ thuật qua từng năm phản ánh chất lượng nhân lực cũng như hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, gồm:

cơ cấu nhân lực theo bậc thợ qua từng năm; bậc thợ trung bình của nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo năm; tỷ trọng nhân lực có trình độ bậc thợ cao;

số lượng và tỷ lệ nhân lực đạt danh hiệu “Thợ giỏi” qua các năm.

- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý theo trình độ qua các năm. Đội ngũ cán bộ quản lý phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn theo lĩnh vực quản lý để nâng cao trình độ quản lý, khả năng phân tích và giải quyết công việc thực tế.

- Chỉ tiêu đánh giá về sức khỏe nhân lực qua từng năm được đánh giá trên cơ sở số liệu thống kê về tình hình sức khỏe của NNL thông qua kết quả khám sức khỏe hàng năm. Theo đó, Bộ Y tế quy định phân loại sức khỏe theo thể lực cho từng loại như sau:

Bảng 1.1: Quy định phân loại sức khỏe theo thể lực Việt Nam

(Nguồn: TT 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17/10/2011 của BYT-BQP)

Thực tế chứng minh, tổ chức nào quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe, thể lực của người lao động sẽ có tác động rất lớn đến trạng thái, tinh thần làm việc của họ, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.

Thứ hai, nhóm các chỉ tiêu đánh giá về nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nhân lực: có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: số lượng và tỷ lệ nhân lực của doanh nghiệp được đưa đi đào tạo tại các trường hoặc công ty khác trong và ngoài nước; đào tạo đại học và sau đại học; được bồi dưỡng về lý luận chính trị, về nghiệp vụ quản lý... Nếu các chỉ tiêu trên tăng lên thì trình độ nghề nghiệp của NNL được nâng lên.

Thứ ba, nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả làm việc của nhân lực:

- Chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động của người lao động, năng suất thường được tính theo tổng sản lượng, giá trị lao động theo doanh thu được tạo ra.

- Các chỉ tiêu về cải thiện đời sống cho nhân lực: thu nhập bình quân;

tỷ lệ nhân lực có việc làm thường xuyên, được tham gia đầy đủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; tỷ lệ nhân lực được thăm khám bệnh; được tham gia tập huấn về HSE; tỷ lệ nhân nghỉ việc mỗi năm...

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành phân bón dầu khí việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)