CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH PHÂN BÓN DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.3. Thị trường nhân lực ngành phân bón Dầu khí
Cầu nhân lực của dầu khí phụ thuộc nhiều vào những lĩnh vực, sản phẩm sản xuất của dầu khí và các sản phẩm từ dầu. Theo đó nếu việc khai thác, kinh doanh và
chế biến Dầu khí được mở rộng thì khả năng phát triển phân bón Dầu khí càng mở rộng, điều này kéo theo cầu nhân lực cũng tăng lên.
Theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, nước ta đã xác định tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tăng cường sản xuất dầu và khí đốt trong ngành Dầu khí. Điều này bao gồm việc phát triển thị trường khí đốt và thiết lập cơ sở hạ tầng để phân phối và nhập khẩu khí đốt. Ngoài ra, mục tiêu là đảm bảo sản lượng xăng dầu đáp ứng ít nhất 70% nhu cầu trong nước. Hơn nữa, điều cần thiết là phải đáp ứng đủ lượng xăng dầu chiến lược tối thiểu 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu ròng và có năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 12-15 tỷ m3 vào năm 2030 và 20 tỷ m3 vào năm 2045. Để đạt được những mục tiêu này, ngành Dầu khí phải tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, thăm dò và khai thác sâu rộng.
Điều này bao gồm việc tiến hành các cuộc điều tra và thăm dò toàn diện ở các khu vực tiềm năng, đặc biệt là ở các vùng nước sâu và ngoài khơi, đồng thời bảo vệ chủ quyền hàng hải của chúng ta. Ngoài ra, những nỗ lực cải thiện hệ số thu hồi và hồi sinh các mỏ nhỏ và khối còn sót lại cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình này.
Như vậy có thấy nước ta rất chú trọng đến ngành công nghiệp Dầu khí nói chung và chế biến Dầu khí nói riêng, điều này tạo điều kiện phát triển ngành phân bón Dầu khí- một trong những lĩnh vực chủ yếu của chế biến Dầu khí.
Về nhu cầu nhân lực, khi hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, quy mô nhân sự cần làm việc trong ngành Dầu khí Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể. Ban đầu, vào năm 1975, chỉ có khoảng 2000 công nhân nhưng đến năm 2015, con số này đã tăng lên xấp xỉ 55.000 người. Đến năm 2018, quy mô nhân sự ngành khoảng 56.000 người và tính đến năm 2022, nhu cầu nhân lực trong ngành đã vượt 62.000 người. Con số này thể hiện mức tăng đáng kinh ngạc gấp 32 lần so với số liệu ghi nhận vào năm 1975 và tăng 10,71% so với năm 2018. Những số liệu thống kê này cho thấy sự thay đổi rõ ràng về nhu cầu nhân lực ngày càng tăng trong ngành Dầu khí trong những năm qua. Điều đáng chú ý là ngành phân bón Dầu khí, một ngành quan trọng của ngành, hiện đang tuyển dụng khoảng 2.000 người (Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, 2022).
Như vậy, với định hướng và mục tiêu phát triển của ngành Dầu khí và tiềm năng phát triển của ngành phân bón Dầu khí đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn hay nói khác là cầu nhân lực ngành phân bón Dầu khí có xu hướng gia tăng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Dầu khí có thể theo đuổi các nghề nghiệp lĩnh vực này như kỹ sư vận hành, quản lý dự án, kỹ sư cơ khí, kỹ sư tự động hóa. Lao động phổ thông cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí kỹ thuật. Tuy nhiên điều kiện làm việc nghề này nhiều thử thách và áp lực cao nên đối với nhân lực chất lượng cao thì ngoài chuyên môn giỏi còn yêu cầu sức khỏe, thể lực tốt.
2.3.2. Cung nhân lực
Hiện nay, PVN gồm có 3 đơn vị phụ trách cung cấp và đào tạo nhân lực cho ngành gồm có.
- Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí nổi tiếng với bộ sưu tập toàn diện các thiết bị thực hành và công nghệ mô phỏng tiên tiến, khiến trường trở thành cơ sở lý tưởng để đào tạo các công nhân kỹ thuật và đội ngũ điều hành có tay nghề cao trong ngành Dầu khí. Trường hoạt động như một chương trình quan trọng trong tổ chức PVN.
- Đại học Dầu khí Việt Nam tự hào có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao tuy nhiên số lượng còn rất khiêm tốn. Trường ưu tiên đào tạo hàn lâm trong hệ thống đại học, đào tạo ra thế hệ kỹ sư mới đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng của đất nước. Trường đại học cung cấp đào tạo chuyên ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm địa chất Dầu khí và địa vật lý, khoan và khai thác Dầu khí, cũng như lọc dầu và hóa dầu.
- Viện Dầu khí Việt Nam còn hoạt động với vai trò là đơn vị nghiên cứu khoa học và trung tâm đào tạo. Trường được trang bị một đội ngũ nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm cao, cơ sở vật chất hiện đại và cơ sở dữ liệu rộng rãi về thông tin thực tế. Viện đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức đào tạo chuyên sâu cho toàn bộ ngành. Trường cũng hợp tác với Đại học Mỏ và Địa chất để cung cấp các chương trình sau đại học và tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên đề ngắn hạn.
Nhìn chung, ba tổ chức này phối hợp với nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành Dầu khí tại Việt Nam. Họ cung cấp một loạt các chương trình và cơ hội đào tạo, đảm bảo có sẵn các chuyên gia lành nghề và thúc đẩy những tiến bộ trong lĩnh vực này thông qua nghiên cứu và đào tạo thực tế.
Bên cạnh đó còn có các đơn vị trực thuộc PVN thực hiện đào tạo như VSP và Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí Việt Nam trực tiếp đáp ứng nhu cầu tại đơn vị. Hơn nữa, có nhiều cơ sở giáo dục khác nhau cung cấp các chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho ngành Dầu khí có thể kể đến như: Đại học Mỏ và Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Các tổ chức này cung cấp một loạt các chuyên ngành, bao gồm kỹ thuật Dầu khí, kỹ thuật hàng hải, kỹ thuật địa chất và kỹ thuật địa lý. Những nhân lực này có thể được tuyển dụng và làm việc trong lĩnh vực chế biến Dầu khí nói chung và ngành phân bón Dầu khí nói riêng.
Chương trình đào tạo nhân lực ngành Dầu khí, đặc biệt là phân bón nhìn chung còn khá hạn chế. Hiện tại, chỉ có khoảng 5-7 chuyên ngành liên quan trực tiếp đến ngành Dầu khí được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Các chuyên ngành này bao gồm địa chất, địa vật lý, khoan, khai thác mỏ, lọc hóa dầu, công nghiệp khí đốt và công nghiệp điện. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành này tương đối thấp, nguồn cung nhân lực hàng năm chỉ dưới 2.000 nhân viên. Theo thống kê gần đây từ năm 2022, cơ cấu lao động của ngành có trình độ đại học và sau đại học chiếm trên 40% lao động. Mặt khác, lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật chiếm khoảng 40% lực lượng lao động, tỷ lệ còn lại là công nhân ở các lĩnh vực khác. Sự phân bổ này cho thấy người lao động trong ngành Dầu khí được đào tạo có hệ thống và có trình độ chuyên môn cao hơn so với lực lượng lao động trung bình, nó phù hợp với đặc thù yêu cầu cao của ngành Dầu khí.
Tuy vậy, với nguồn cung nhân lực còn hạn chế so với nhu cầu nhân lực của ngành và triển vọng phát triển của ngành trong thời gian tới nên việc tuyển nhân lực
trái ngành là điều không tránh khỏi. Thực tế cho thấy, nhân lực Việt Nam chưa có kinh nghiệm để đảm nhiệm các vị trí quản lý hoặc kỹ thuật cao cấp trong ngành công nghiệp Dầu khí đòi hỏi hơn 10 năm kinh nghiệm. Chưa kể, các trường Đại học trong quá trình đào tạo ít liên kết với các doanh nghiệp ngành phân bón Dầu khí nên năng lực thực tế của sinh viên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp và phần lớn phải trải qua đào tạo tại.
Tóm lại, qua phân tích cung cầu nhân lực ngành phân bón Dầu khí thì có thể nói cung nhân lực ngành chưa đảm bảo trong khi nhu cầu nhân lực ngành ngày càng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do ngành phân bón Dầu khí có ứng dụng công nghệ tiên tiến và cập nhật thường xuyên nên điều này yêu cầu phải đưa thêm lao động chất lượng cao từ nước ngoài vào làm việc tại các dự án Dầu khí của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, số tiền trả cho việc thuê chuyên gia nước ngoài dường như là một rào cản không nhỏ với ngành, bởi vì với sự phát triển nhanh chóng của ngành Dầu khí Việt Nam, áp lực thuê và trả lương công bằng cho các chuyên gia nước ngoài ngày càng tăng. Theo cơ quan tuyển dụng Dầu khí, đây là một trong những ngành tăng trưởng chính của Việt Nam và cần phải đạt được sự cân bằng giữa việc khai thác dầu từ lòng đất và cung cấp nhân tài cho ngành cho quá trình thực hiện này.
2.3.3. Đặc thù nguồn nhân lực ngành phân bón Dầu khí
Ngành phân bón nói chung và chế biến phân bón Dầu khí nói riêng là ngành có đặc thù công việc khá nặng, làm thường xuyên và môi trường hóa chất khá độc hại, hơn nữa vào những thời điểm cao điểm trong năm (Theo mùa vụ nông nghiệp) thì hoạt động sản xuất phân bón với cường độ lớn, nhân viên thường xuyên phải tăng ca để đảm bảo sản lượng. Chình vì đặc điểm này nên đối với công nhân suất đòi hỏi có sức khỏe tốt, tuổi đời không quá cao để có thể đáp ứng công việc.
Đối với nhân viên kỹ thuật, do công nghệ ứng dụng trong chế biến phân bón Dầu khí khá cao vì vậy nhân viên khối kỹ thuật của ngành đòi hỏi có trình độ kỹ thuật, năng lực và sức khỏe tốt. Hầu hết đều có trình độ trên cao đẳng, các công ty cũng quan tâm nhiều hơn vào quá trình đào tạo cơ bản và thi thực hành nhưng cũng
cần thuê chuyên gia nước ngoài cho một số công việc phức tạp. Tất nhiên, việc sử dụng lao động nước ngoài, đặc biệt là những công việc phức tạp, sẽ dẫn đến chi phí lao động cao hơn vì họ phải trả mức lương cao hơn dựa trên giá nhân công của các chuyên gia chuẩn quốc tế. Theo đó, các đối tượng liên quan như lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Dầu khí của Việt Nam cũng sẽ được phát triển nhanh chóng khi được làm việc với đội ngũ chuyên gia quốc tế có trình độ.
Đặc điểm này tạo ra cả cơ hội và thách thức cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Dầu khí phân bón Việt Nam, quá trình này dẫn đến ngày càng gia tăng được số lượng không nhỏ các cán bộ Việt Nam có khả năng thay thế các chuyên gia, công nhân kỹ thuật nước ngoài cũng như công nhân lành nghề có thể phát huy vai trò tích cực. Đối với nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối, các cơ sở kinh doanh thương mại thì đòi hỏi có sự am hiểu về lĩnh vực phân bón Dầu khí thông qua việc tham gia đào tạo tại công ty thì phải có kỹ năng phù hợp trong kinh doanh như thương thảo, đàm phán, giao tiếp. Đối với nhân lực này thì các công ty có thể tuyển dụng nhân lực khác ngành và chấp nhận bỏ chi phí để đào tạo ban đầu.