CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1.4. Các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao
1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 1.4.1.1. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội
Trình độ phát triển kinh tế- xã hội là thành tố căn bản nhưng có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển NNL. Trình độ phát triển kinh tế góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, điều kiện chăm sóc sức khỏe để nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển GD&ĐT để nâng cao tri thức. Quá trình phát triển kinh tế gắn chặt với quá trình thay đổi toàn diện mọi mặt của cuộc sống con người và xã hội biểu hiện thông qua trình độ phát triển xã hội. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phát triển NNL CLC có mối quan hệ biện chứng với nhau và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Phát triển kinh tế là nền móng của phát triển xã hội, phát triển con người, trong đó có NNL CLC, và đến lượt nó, NNL CLC lại trở thành động lực của quá trình phát triển kinh tế.
1.4.1.2. Yếu tố thời đại
Kinh tế thế giới đang phát triển trong các điều kiện và bối cảnh mới, với hai xu hướng lớn là toàn cầu hóa và chuyển đổi sang kinh tế tri thức. Theo đó, nền kinh tế thế giới đang chuyển đổi sâu rộng và toàn diện, cả về trình độ công nghệ, cơ cấu hàng hóa lẫn thể chế kinh tế. Song song đó, quá trình phát triển cao kéo dài trên quy mô toàn cầu được xe, là điều kiện thuận lợi cơ bản nhất đối với việc tăng trưởng bền vững của tất cả các nước trong thời kỳ sau này. Nó cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng thúc đẩy phát triển toàn diện bằng những bước nhảy “đột phá” ở cấp độ chiến lược của mỗi nền kinh tế quốc gia (Trần Đình Thiên 2008). Do đó nó tác động rất đáng kể lên sự phát triển NNL của mỗi cá nhân và tổ chức.
1.4.1.3. Yếu tố chính trị, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước
Yếu tố chính trị ổn định là điều kiện cần thiết để tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh và giúp các doanh nghiệp yên tâm trong quá trình kinh doanh. So với nhiều nước trên thế giới thì Việt Nam là nước được đánh giá có nền chính trị ổn định, ít có chiến tranh, bạo loạn, biểu tình, đây là thuận lợi để phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, những chính sách vĩ mô của nhà nước tạo ra khuân khổ pháp lý thúc đẩy việc xây dựng và phát triển NNL nói chung và NNL CLC nói riêng. Các chính sách quản lý và sử dụng NNL là các nhân tố nhằm thúc đẩy sản xuất và tạo ra những cơ hội mới cho nhân viên. Thông thường những chính sách như vậy được lồng ghép vào những chính sách xã hội như: chính sách việc làm, chính sách thu nhập, các chính sách có liên quan đến phúc lợi xã hội. chính sách phát triển NNL- có tính chiến lược dài hạn tác động đến kỹ năng, trình độ của NNL; chính sách tuyển dụng và sử dụng NNL- tác động đến việc quản lý NNL.
Vai trò điều tiết của chính phủ trong quan hệ cung- cầu sức lao động cũng vô cùng quan trọng. Ngoài ra, chính phủ cũng quy định các quy chuẩn lao động, các chuẩn mực quan hệ lao động để ràng buộc người lao động và người sử dụng lao động phải chấp hành trong quá trình thuê mướn, sử dụng sức lao động.
1.4.1.4. Giáo dục và đào tạo
Giáo dục nền tảng mang tới cho mỗi cá nhân một cơ sở thúc đâtr sự phát triển năng lực của họ, là nền tảng cho khả năng có công ăn việc làm. Đào tạo ban đầu cung cấp những kỹ năng làm việc thiết yếu, hiểu biết chung, năng lực chuyên môn và nền tảng công nghệ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi từ hoc̣ tâp ̣ sang công viêc̣ . Học tập suốt đời cải thiện kỹ năng và năng lực cá nhân cho công viêc ̣ , công nghệ và những thay đổi đối với yêu cầu về kỹ năng.
GD&ĐT trong việc xây dựng và phát triển NNL CLC thể hiện qua các vai trò sau đây: Thứ nhất, GD&ĐT trang bị cho người học có kiến thức, trình độ học vấn, trình độ tư duy đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Thứ hai, GD&ĐTgiúp cho người học phát triển và hoàn thiện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Thứ ba, GD&ĐT giúp cho học viên có những phương pháp làm việc khoa học và kỹ năng thích ứng nhanh chóng với thay đổi của môi trường làm việc trong nước và thế giới.
1.4.1.5. Trình độ phát triển khoa học công nghệ
KH&CN đã trực tiếp tác động nâng cao hiệu suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản phẩm, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất,
tăng tỷ lệ chất xám trong cơ cấu sản phẩm… Nhiều sản phẩm mới ra đời phong phú, đa dạng, tính năng, kiểu dáng phong phú, kích thước gọn nhẹ hơn. Chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể.
Sự phát triển của KH&CN sẽ dẫn đến sự phát triển của kinh tế tri thức, qua đó khuyến khích lực lượng sản xuất phát triển. Sự phát triển của khoa học công nghệ cao cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được đào tạo và triển khai, áp dụng vào thực tiễn, đồng thời cũng cần phải có một đội ngũ nhân lực được gửi đi học tập ở những quốc gia phát triển rồi trở về phát triển KH&CN của đất nước. Muốn thúc đẩy phát triển KH&CN, chúng ta cần áp dụng công nghệ mà những nước phát triển nghiên cứu phát minh ra. Chúng ta cũng cần hợp tác để nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, nhưng mặt khác bản thân nước ta cũng cần phát triển đội ngũ các nhà khoa học để tự tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển công nghệ cho mình, đây là đội lao động có trình độ cao.
1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp 1.4.2.1. Đào tạo tại doanh nghiệp
Trong thực tiễn, hầu hết những gì chúng ta hiểu và biết được là từ những nguồn bên ngoài các tổ chức giáo dục chính quy. Điều này cũng giải thích tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng và các tổ chức hỗ trợ cho việc học tập suốt đời, một hiện tượng gắn kết chặt chẽ với mức độ mà kinh tế và xã hội thúc đẩy việc học tập, ban thưởng cho sự thích ứng và thúc đẩy sự phát triển nói chung. Một số loại kiến thức người ta sẽ nắm chắc hơn nếu đồng thời được gắn với thực tiễn.
1.4.2.2. Chính sách sử dụng nguồn nhân lực
Chính sách sử dụng NNL nhấn mạnh đến việc sử dụng đúng người, đúng việc, đánh giá đúng khả năng và đóng góp của từng người lao động một cách minh bạch, công khai, kịp thời. Chính sách sử dụng hợp lí sẽ tạo ra sự khuyến khích đối với nhân viên, qua đó đem lại nguồn lợi nhuận cao cho hoạt động phát triển NNL nói chung.
Để tiến hành bố trí, phân công hợp lý NNL phải căn cứ trên cơ sở năng lực và phân tích công việc, xây dựng định mức từng chức danh. Sử dụng các phương
pháp khoa học trong xây dựng hệ thống định mức lao động, các tài liệu mô tả công việc để xây dựng các chức danh một cách khoa học, chính xác, khách quan tạo cơ sở cho việc bố trí công việc và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Tổ chức biên soạn, hoàn thiện và trình duyệt hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ để làm cơ sở xác định nhu cầu sử dụng lao động CLC.
1.4.2.3. Điều kiện làm việc
Cải tiến môi trường làm việc, nhằm tạo một lực lượng lao động năng suất, chất lượng và vững mạnh. Môi trường làm việc lành mạnh, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe, tính mạng của nhân viên, sẽ giúp các công ty thu hút lao động. Khi nhân viên yên tâm làm việc, năng suất lao động nâng cao, đôi bên cùng có lợi. Dĩ nhiên, việc đảm bảo và cải thiện điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên không chỉ cần sự quan tâm của người sử dụng lao động mà còn cần sự đồng thuận và hợp tác của người lao động. Trong doanh nghiệp phải có đủ các quy trình về kỹ thuật an toàn và áp dụng các biện pháp làm việc an toàn. Các quy trình kỹ thuật an toàn phải được điều chỉnh cho thích hợp mỗi khi thay đổi kỹ thuật công nghệ, cải tiến thiết bị. Các khóa huấn luyện về cải thiện điều kiện làm việc dành cho doanh nghiệp hay những đợt thanh kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động, được các ngành chức năng triển khai thường xuyên, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp và người lao động, giúp họ nâng cao ý thức cải thiện điều kiện, môi trường làm việc.
1.4.2.4. Chính sách đãi ngộ
Đánh giá kết quả công việc của người lao động phải gắn liền với những hình thức đãi ngộ, khen thưởng thì mới giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Nhân viên có khuynh hướng làm việc chăm chỉ hơn khi nghĩ rằng họ có cơ hội tốt giành được phần thưởng có giá trị. Muốn vậy, hệ thống đãi ngộ phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá thành quả bằng sự đo lường năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên.
Tóm tắt chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở khoa học về NNL, NNL CLC và phát triển NNL CLC trong chương 1, chúng ta đã nắm rõ một số khái niệm, vai trò của NNL, NNLCLC,
phát triển NNL CLC. Đã tìm hiểu được các nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển NNL CLC (như: nhóm chỉ tiêu đánh giá sự chuyển biến về số lượng, cơ cấu và chất lượng NNL CLC, đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh; Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về nâng cao trình độ nghề nghiệp; Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả làm việc của nhân lực; Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp) và những yếu tố ảnh hưởng phát triển NNL CLC (gồm: các yếu tố thuộc môi trường vi mô và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô). Đây là phần kiến thức nền tảng cho đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại chương 2 của đề tài.