Tiên lượng và biến chứng khi cấp

Một phần của tài liệu Bệnh học nội khoa Tập I.: Tim mạch thận (Trang 23 - 26)

- Nếu ngừng tim đã sau 4 - 5 phút thì rất khó hồi phục vì đã có tổn thương não thực thể. Nếu ngừng tim sau 10 - 15 phút thì bắt đầu tổn thương thực thể ở các cơ quan ngoại vi.

- Khả năng cấp cứu thành công phụ thuộc vào thời gian cấp cứu sớm và phương pháp cấp cứu đúng. Nếu nguyên nhân do nhịp nhanh thất hay blốc nhĩ-thất độ III thì tiên lượng tốt hơn; nếu ngừng tim do vô tâm thu thì tỷ lệ cứu sống bệnh nhân rất thấp 5 - 10%.

- Biến chứng có thể gặp khi cấp cứu ngừng tim:

. Gãy xương sườn.

. Tràn máu màng ngoài tim gây ép tim.

. Tràn máu màng phổi-phổi, vỡ phế nang.

. Vỡ gan, vỡ lách.

. Đứt vỡ động mạch vành, động mạch vú trong, động mạch liên sườn; vỡ phình bóc tách động mạch chủ.

- Cấp cứu khoảng 45 - 50 phút ở bệnh nhân suy tim cấp và mạn mà không kết quả thì ngừng cấp cứu. Đối với bệnh nhân chết đuối, điện giật thì cần cấp cứu nếu không có hiệu quả 1 - 2 giờ mới được dừng.

- Tiêu chuẩn để đánh giá tử vong (ngừng công việc cấp cứu bệnh nhân):

. Đồng tử giãn > 6mm, không còn phản xạ với ánh sáng, da và niêm mạc tím, thận nhiệt < 35oC.

. ECG: đẳng điện kéo dài từ 30 giây - 1 phút.

. Điện não: đẳng điện.

Sèc tim

(Cardiogenic shock)

1. Đại cương.

+ Sốc là tình trạng suy giảm trầm trọng dòng máu tuần hoàn do nhiều nguyên nhân gây ra; sốc làm rối loạn nghiêm trọng các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, do thiếu ôxy ở các cơ quan, tổ chức.

Sốc được đặc trưng bởi:

- Huyết áp tâm thu động mạch giảm  80 mmHg, kéo dài > 1 giờ.

- Các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại vi: da và niêm mạc tím tái, đầu chi lạnh.

- Giảm bài tiết nước tiểu  20 ml/giờ.

- Chỉ số tim < 2,2 lít/phút/m2.

+ Sốc tim là sốc do các nguyên nhân bệnh tim-mạch gây nên; được đặc trưng là giảm thể tích tim/phút, giảm sức co bóp cơ tim, giảm cung lượng tim, giảm huyết áp.

2. Các nguyên nhân sốc do tim.

- Nhồi máu cơ tim cấp diện rộng, đây là nguyên nhân thường gặp nhất của sèc do tim.

- Nghẽn tắc động mạch phổi cấp.

- ChÌn Ðp tim cÊp tÝnh (tamponade).

- Vỡ phình bóc tách động mạch chủ.

- Rối loạn nhịp tim nặng (cơn nhanh thất, rung thất).

- Suy tim nặng do nhiều nguyên nhân: hở van hai lá nặng, thủng đứt hoặc rách vách liên thất, hẹp khít lỗ van hai lá, bệnh cơ tim.

- Chấn thương tim.

3. Cơ chế bệnh sinh của sốc tim.

Sèc tim Sức bóp cơ tim giảm

Tăng tiền gánh Cung lượng tim giảm Hậu gánh t¨ng

Thiếu oxy tổ chức

Toan chuyển hóa HA giảm Co mạch hoặc

rối loạn vận mạch Tăng sức cản động mạch hệ thống

Sơ đồ 1.1: Cơ chế của sốc tim

Trong sốc tim, sức co bóp cơ tim bị giảm là nguyên nhân đầu tiên làm hạ huyết áp; cùng một lúc thường có phản xạ tăng tiền gánh gây xung huyết phổi; sức cản động mạch hệ thống tăng lên để bù trừ; ưu tiên máu cho não, thận, mạch vành; tăng sức cản động mạch hệ thống làm tăng hậu gánh; kết hợp với tăng tiết catecholamin, aldosteron dẫn đến vòng rối loạn bệnh lý luẩn quẩn trong sốc tim.

4. Chẩn đoán.

- Tình trạng sốc: da trắng, lạnh, vã mồ hôi, hoặc da tím tái; huyết áp tâm thu  80 mmHg, huyết áp thấp dần cho đến khi không đo được; nhịp tim nhanh và nhỏ, mạch quay nhỏ khó bắt từ 110 - 120 ck/phút; thiểu niệu hoặc vô niệu; rối loạn ý thức.

- Khám thực thể thường phát hiện có bệnh lý tim mạch rõ.

- Xét nghiệm cận lâm sàng:

. Nồng độ bão hoà ôxy máu động mạch giảm (SpO2 giảm).

. Siêu âm tim: giảm cung lượng tim, giảm thể tích tim/phút.

. ECG: có thể gặp một số hình ảnh rối loạn nhịp nặng gây sốc tim: blốc nhĩ - thất độ II và độ III, cơn nhịp nhanh thất, rung thất; hình ảnh nhồi máu cơ

tim cÊp.

5. Chẩn đoán phân biệt.

Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác của sốc:

- Sốc do tắc nghẽn ngoài tim:

. Tắc động mạch phổi.

. Tăng áp động mạch phổi tiên phát.

- Sốc do giảm khối lượng máu lưu hành:

. Sốc chấn thương.

. Sốc do mất máu, do các bệnh lý nội khoa khác.

- Sốc do rối loạn phân phối máu (distributive shock).

- Sốc nhiễm trùng.

- Ngộ độc.

- Sốc phản vệ.

- Sèc do thÇn kinh.

- Sèc do néi tiÕt.

6. Điều trị cấp cứu.

+ Ngay lập tức tiến hành cấp cứu tổng hợp; nhằm mục đích:

- Đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng sốc.

- Điều trị nguyên nhân sốc.

- Tránh sốc tái phát.

+ Cấp cứu nhằm 3 mục tiêu:

- Bảo đảm thông khí tốt.

- Bù đủ khối lượng máu lưu hành.

- Bảo đảm chu kỳ co bóp của tim.

Một phần của tài liệu Bệnh học nội khoa Tập I.: Tim mạch thận (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(368 trang)