Những liên kết bên trong chuỗi giá trị và các nguyên nhân liên kết giữa các hoạt động giá trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 20 - 23)

Chuỗi giá trị không chỉ là một tập hợp của những hoạt động độc lập mà là một hệ thống của các hoạt động đó. Mối liên kết chính là quan hệ giữa phương pháp thực hiện một hoạt động giá trị và chi phí hoặc việc thực hiện một hoạt động khác. Những liên kết có thể đưa đến lợi thế cạnh tranh theo hai cách: tối ưu hóa và sự điều phối.

Những liên kết này thường phản ánh việc phải lựa chọn hoạt động nào và từ bỏ các hoạt động nào để có kết quả sau cùng là tương đồng và từ mối liên kết cũng phản ánh nhu cầu điều phối các hoạt động. Chẳng hạn như để giao hàng đúng hạn sẽ đòi hỏi việc điều phối, việc vận hành hoặc logistics đầu ra hay dịch vụ. Nếu khả năng điều phối các mối liên kết tốt sẽ làm giảm chi phí hoặc tăng cường sức mạnh cho khác biệt hóa, những liên kết rõ ràng nhất là giữa hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ.

- Nguyên nhân thứ nhất: cùng chức năng nhưng có cách thức thực hiện khác nhau.

- Nguyên nhân thứ hai: chi phí hoặc cách thực hiện các hoạt động trực tiếp được cải tiến với những nỗ lực lớn trong các hoạt động gián tiếp.

- Nguyên nhân thứ ba: các hoạt động thực hiện bên trong doanh nghiệp làm giảm nhu cầu được minh họa giải thích hoặc dịch vụ kèm theo một sản phẩm.

- Nguyên nhân thứ tư: các chức năng đảm bảo chất lượng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Từ các nguyên nhân tổng quát của những liên kết nói trên cho

chúng ta có một xuất phát điểm. Việc phân biệt thu mua và phát triển công nghệ để chúng liên hệ với các hoạt động sơ cấp cũng giúp làm rõ những liên kết giữa các hoạt động hỗ trợ và sơ cấp.

- Những liên kết dọc:

Mối liên kết không chỉ bên trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp mà còn có giữa chuỗi của doanh nghiệp với chuỗi của nhà cung cấp và các kênh phân phối. Những liên kết này là liên kết dọc cũng tương tự như liên kết bên trong chuỗi giá trị. Đó là phương thức mà các hoạt động của nhà cung cấp hoặc kênh phân phối ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Xét về mặt chi phí và hiệu quả, các nhà cung cấp sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ để cho doanh nghiệp sử dụng trong chuỗi giá trị của mình và chuỗi giá trị của nhà cung cấp cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp tại những điểm tiếp xúc. Chẳng hạn như các hoạt động thu mua và logistics đầu vào của doanh nghiệp sẽ tương tác với hệ thống đặt hàng đầu vào của doanh nghiệp, sẽ tương tác với hệ thống đặt hàng đầu vào của nhà cung cấp. Sự liên kết chuỗi giá trị của nhà cung cấp và chuỗi giá trị của doanh nghiệp tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp tăng cường lợi thế cạnh tranh của họ. Thông thường, cả doanh nghiệp và nhà cung cấp đều có thể có lợi thông qua việc tác động đến hình thái chuỗi giá trị của nhà cung cấp để cùng nhau tối ưu hóa các hoạt động hay cải tiến sự điều phối giữa chuỗi của doanh nghiệp và chuỗi của nhà cung cấp hay các liên kết với nhà cung cấp cũng chính là mối liên hệ làm hài lòng cả đôi bên. Sự phân chia lợi ích trong việc điều phối hoặc tối ưu hóa các mối liên kết giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp thay đổi tùy theo năng lực đàm phán của nhà cung cấp, một mặt là vấn đề cấu trúc, mặt khác là chức năng của nghiệp vụ thu mua trong doanh nghiệp. Vì vậy, cả hai nội dung điều phối nhà cung cấp và thương lượng quyết liệt để giành được lợi thế đều rất quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh, nếu thiếu một trong hai nội dung trên thì cơ hội sẽ giảm. Các liên kết với kênh phân phối cũng tương tự nhau như liên kết với nhà cung cấp hay các kênh phân phối, cũng có chuỗi giá trị mà sản phẩm của doanh nghiệp cũng đi qua chuỗi này nó chiếm một tỉ trọng lớn trong giá bán khi đến tay người sử dụng sau cùng hoặc kênh phân phối thực hiện các hoạt động như bán hàng hay quảng cáo và trưng bày những nội dung thay thế hoặc bổ sung cho các hoạt động của doanh

nghiệp. Cũng có nhiều điểm tiếp xúc giữa chuỗi giá trị của doanh nghiệp và chuỗi giá trị của kênh phân phối trong các hoạt động như tại đội ngũ bán hàng hay cũng như liên kết với nhà cung cấp. Việc điều phối và cùng nhau tối ưu hóa với các kênh phân phối có thể làm giảm chi phí hoặc tăng cường khả năng khác biệt hóa. Liên kết dọc tương tự như những liên kết bên trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp hay đôi khi người ta dễ dàng đạt được các liên kết dọc thông qua đối tác liên minh hoặc các đơn vị ngang cấp hơn là thông qua các doanh nghiệp độc lập.

Trao đổi hợp đồng

Công ty

Trao đổi hợp đồng

Thị trường tại chỗ Ký kết hợp đồng Nhập theo chiều dọc Hình 1.4. Sơ đồ liên kết dọc hiện đại

Nguồn : Trần Tiến Khai, 2014 trang 4

- Chuỗi giá trị của người mua:

Những người mua cũng có chuỗi giá trị và sản phẩm của doanh nghiệp là đầu vào được thu mua trong chuỗi giá trị. Những người tiêu dùng có liên quan đến các hoạt động khác nhau với những sản phẩm họ mua. Ví dụ: xe gắn máy dùng để đi làm hay đi mua sắm hoặc đi chơi.

- Chuỗi giá trị của doanh nghiệp:

Liên quan tới chuỗi giá trị của người mua. Đây là một chức năng trong cách sử dụng sản phẩm bằng những hoạt động tiêu thụ riêng biệt của người mua cũng như tất cả các điểm tiếp xúc khác giữa chuỗi giá trị của doanh nghiệp và chuỗi giá trị của người mua. Mỗi điểm tiếp xúc đều là tiềm năng cho việc khác biệt hóa, xuất phát từ việc sáng tạo ra giá trị cho người mua, thông qua những tác động của doanh nghiệp lên chuỗi giá trị của người mua và giá trị được tạo ra khi doanh nghiệp tạo lợi thế

Các trang tại và trại chăn nuôi

Chế biến thực phẩm

Bán lẻ thực phẩm

Các trang trại và trại chăn nuôi

Chế biến thực phẩm

Bán lẻ thực phẩm

Các trang trại và trại chăn nuôi Chế biến thực phẩm

Bán lẻ thực phẩm

cạnh tranh cho người mua của họ như giảm chi phí và gia tăng hiệu quả hoạt động cho người mua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)