CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE
2.4. Phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre
2.4.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị chôm chôm
2.4.3.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của kênh sản xuất đến thương mại
Qua phân tích và tính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng tác nhân trên chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre ta có thể hệ thống lại việc xác định các yếu tố về doanh thu, chi phí, và lợi nhuận trong toàn chuỗi như sau:
Chuỗi giá trị được phân thành 3 kênh, trong đó kênh 1 từ nông hộ qua thương lái đến nhà bán sỉ, sau đó đến nhà bán lẻ và cuối cùng đến người tiêu dùng là quan trọng nhất. Trong kênh này thương lái chia làm 2 cấp, người nông dân có thể bán qua thương lái cấp 1 hoặc bán trực tiếp cho thương lái cấp 2, ở kênh này tiêu thụ đến 81%
sản phẩm nên ta chỉ tập trung phân tích kênh này. Kênh 2 từ nông hộ bán cho doanh nghiệp xuất khẩu chiếm 9%. Kênh 3 từ nông hộ bán trực tiếp đến người tiêu dùng chiếm 10%. Trong các hộ trồng chôm chôm ở Bến Tre, chủ yếu là trồng chôm chôm Java và chôm chôm Nhãn, còn chôm chôm Thái rất ít do nhiều bệnh tật, năng suất thấp, khó chăm sóc. Do đó chỉ khảo sát tính hiệu quả của 2 loại cây chôm chôm Java và chôm chôm Nhãn là chính. Hiệu quả tài chính từ kênh sản xuất đến thương mại, tính cho 1 tấn chôm chôm làm ra, theo số liệu năm 2014 (xem bảng 2.20).
Bảng 2.20. Hiệu quả tài chính của kênh sản xuất – thương mại
Giá trị 1000 VNĐ
% doanh thu
% IC, VA
Giá trị 1000 VNĐ
% doanh thu
% IC, VA
Giá trị 1000 VNĐ
% doanh thu
% IC, VA
Doanh thu 15000 100 23000 100 30.000 100
Chi phí trung gian 13930 93 100 21519 93.6 100 27.871 93 100
Mua chôm chôm 13.730 21.469 27.821
Xăng dầu 200 50 50
Giá trị gia tăng 1070 7 100 1.481 6.4 100 2129 7 100
Lao động 40 40 50
Lãi gộp 1030 0.7 1.441 6.2 2079 6.9
Chi phí khác 50 100 100
Lãi vay 40 4 4
Lãi ròng 940 0.5 1.337 7.5 1.975 6.5
(tính cho 1 tấn)
Khoản mục chi phí Chôm chôm Java Chôm chôm nhãn
Giá trị 1000 VNĐ
% doanh
thu
% chi phí, giá trị
gia tăng
Giá trị 1000 VNĐ
% doanh
thu
% chi phí, giá trị gia
tăng
1.Doanh thu 12.667 100 19.930 100
2. Chi phí trung gian 1.567 12.4 100 1.572 7.9 100
Phân bón 600 38 600 38.1
Thuốc bảo vệ thực vật 340 21.6 340 21.6
Xăng dầu (nông hộ) 352 22 352 22.3
Xăng dầu (thương lái cấp1) 200 12.7 200 12.7
Xăng dầu (thương lái 2) 75 5.7 80 5.0
3. Giá trị gia tăng 11.100 87.6 100 18.358 92.1 100
Lao động chăm sóc 2880 26 2.880 15.6
Thu hoạch 1.080 9.7 1.080 5.9
liên lạc thương lái cấp1 67 0.6 67 0.3
liên lạc thương lái cấp 2 30 0.3 30 0.16
Chi phí bốc dỡ 1 167 1.5 167 0.9
Chi phí bốc dỡ 2 190 1.7 190 1.0
Lãi gộp 6.686 60.2 13.944 70 76
Chi phí khác (nông hộ) 200 1.8 200 1.0
Chi phí khác thương lái cấp 1 266 2.3 120 0.6
Chi phí khác thương lái cấp 2 50 0.4 228 1.2
Lãi vay do nông hộ 240 2.1 240 1.3
Lãi vay do thương lai cấp1 80 0.5 80 0.4
Lãi vay do thương lái cấp 2 50 0.4 50 0.2
Khấu hao (nông hộ) 220 2 120 0.6
Khấu hao (thương lái cấp 1) 313 2.8 160 0.8
Khấu hao (thương lái cấp 2) 236 2.1 56 0.3
Lãi ròng (nông hộ) 2620 20.6 23.6 9.288 46.6 66.6
Lãi ròng thương lái cấp 1 1079 8.5 9.7 1.540 7.7 11
Lãi ròng thương lái cấp 2 1300 10.2 11.7 1.760 8.8 12.6
Nguồn: kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014
Từ bảng 2.20 với các thông số giá được khảo sát năm 2014 nếu không có biến động lớn về giá do dội chợ, không xuất khẩu được thì giá bán từ nông hộ là 8000VNĐ/1kg đối với chôm chôm Java, đến thương lái cấp 2 là 10.886VNĐ/1kg và thương lái cấp 2 bán ra là 12.667VNĐ/1kg. Như vậy, tổng doanh thu của một hộ trồng chôm chôm Java với sản lượng đạt trung bình 25 tấn/ha có doanh thu là 200 triệu/1ha, sau khi trừ các chi phí nông hộ thu được 65.500.000VNĐ/1ha lãi ròng, trong đó chi phí trung gian chiếm 12.4% doanh thu, giá trị gia tăng chiếm 87.6%
doanh thu. Lợi thế trồng chôm chôm Java vào mùa thuận là ít sâu bệnh, công chăm sóc không nhiều bằng mùa nghịch, năng suất lại cao, đạt 25-30 tấn/1ha. Trong khi đó, mùa nghịch mặc dù giá cao 18.750VNĐ /1kg, lãi ròng đạt 197 triệu VNĐ/ha nhưng
chi phí cũng gia tăng (xem bảng 2.11), năng suất thấp. Mặt khác, thời tiết là yếu tố quyết định nên nông hộ làm mùa nghịch hạn chế (do biến đổi khí hậu).
Tỉnh Bến Tre và Nhà nước quy hoạch tăng số ha vụ nghịch lên 40% diện tích.
Sản xuất và thương mại sẽ đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh là 11.100.000VNĐ/1 tấn chôm chôm và 1ha đóng góp 277 triệu VNĐ/năm. Lao động tại địa phương sẽ nhận 38.9% giá trị gia tăng, tương đương 4.317.000VNĐ/1 tấn. Nếu tính 107.947000VNĐ/ha, nông dân trồng chôm chôm được chia sẻ 20.6% giá trị gia tăng hoặc 39.3% lãi ròng của cả chuỗi. Thương lái cấp 1 nhận được lãi ròng là 1.079.000VNĐ/tấn tương đương 8.5% doanh thu. Thương lái cấp 2 thu được 1.300.000VNĐ/ tấn. Mỗi chuyến 10 tấn thu lại cho thương lái 13 triệuVNĐ/chuyến.
Nếu trồng chôm chôm Nhãn (xem bảng 2.20) với giá bán từ nông hộ là 15.000VNĐ/1kg thì đến thương lái 2 là 17.600VNĐ. Thương lái sẽ bán ra với giá 19.930VNĐ/1kg. Với sản lượng trung bình 20 tấn/ha thì nông hộ thu được 300 triệu/ha, sau khi trừ tất cả chi phí người nông dân nhận được lãi ròng là 185.760.000 VNĐ/1ha. Trong các chi phí thì chi phí chăm sóc và thu hoạch chiếm vị trí cao (20%
doanh thu), kế đó là chi phí trung gian chiếm 7.9% doanh thu, sản xuất đến thương mại từ trồng chôm chôm Nhãn đóng góp cho nền kinh tế Bến Tre là 18.358.000VNĐ/1tấn giá trị gia tăng. Nếu 1ha sẽ đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh là 367.160.000VNĐ. Người lao động nhận được 23.5% giá trị gia tăng, tương đương 4.317.000VNĐ/1tấn thì 1ha là 86.340.000VNĐ. Nếu với tiền công 180.000VNĐ/ngày thì phải sử dụng 479 ngày công từ khâu chăm sóc cho đến thu hoạch và bán đến thương lái cấp 2. Thương lái cấp 1 sẽ nhận 7.7% giá trị gia tăng tương đương với mức 1.540.000 VNĐ/ 1 tấn. Thương lái cấp 2 nhận 8.8% giá trị gia tăng tương đương với lãi ròng là 1.760.000 VNĐ/1tấn. Nếu một chuyến 10 tấn sẽ đem về cho thương lái là 17.600.000VNĐ.
Nếu khảo sát toàn chuỗi thì chôm chôm Java bán từ nông hộ là 8.000VNĐ, đến thương lái cấp 1 bán với giá 10.886VNĐ, thương lái cấp 2 bán với giá 12.667VNĐ, hộ bán sỉ bán với giá 13.730VNĐ, hộ bán lẻ sẽ bán với giá từ 14000 trở lên cho người tiêu dùng. Giá chôm chôm tăng thêm gần 60% do qua quá nhiều hoạt động kinh doanh trong chuỗi, dẫn đến 60% người tiêu dùng đắn đo về giá cả khi mua sản phẩm.
Các chỉ số doanh thu trên chi phí, giá trị gia tăng trên chi phí, lợi nhuận ròng trên chi phí cho thấy kết quả trồng chôm chôm Java và chôm chôm Nhãn bán ra thị trường sử dụng các nguồn lực của các tác nhân là chủ yếu.