Các giải pháp ưu tiên nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh BếnTre

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE

3.3. Các giải pháp ưu tiên nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh BếnTre

3.3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm:

- Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tiên phải có giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp tốt cho trái cây ăn tươi bằng biện pháp tuyên truyền và mở những lớp học ngắn hạn giúp cho người dân hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay, về sức cạnh tranh của sản phẩm để nâng cao giá trị của sản phẩm, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao uy tín sản phẩm của địa phương và cuối cùng là nâng cao giá trị toàn chuỗi.

Để làm được điều đó, Hội Nông dân phải tăng cường tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật, sau đó hướng dẫn người dân đổi mới phương pháp chăm sóc như cách bón phân phòng ngừa dịch bệnh, cách thu hoạch để hạn chế nhiễm khuẩn và gây úng trái.

Kết hợp với Trung tâm cung cấp giống cây trồng để trồng mới, với những loại giống kháng bệnh và chống mẫn cảm với nước biển hoặc thay mới những vườn cây già cỗi không năng suất, hay bệnh nhiều và áp dụng kĩ thuật trồng thưa, dãn cách để tăng năng suất chống bệnh.

- Đối với tác nhân thu gom: địa phương cần hướng dẫn công nghệ sau thu hoạch từ đơn giản đến hiện đại. Đồng thời kiểm soát chặt những hộ thu gom có tẩm, phun, xịt hóa chất lên sản phẩm trái quy định, hay phun những hóa chất có xuất xứ từ Trung Quốc chưa qua kiểm định. Thương lái có thể nghiên cứu phương thức vận chuyển hợp lí nhất để phục vụ người tiêu dùng với chi phí tiết kiệm nhất và nhanh nhất.

- Nhà nước cần hỗ trợ người dân những giống cây đảm bảo chất lượng, hay cử các nhà khoa học cùng làm với người dân. Bên cạnh đó, Hội Nông dân hay Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là những đơn vị nắm vững kiến thức chuyên môn về nông nghiệp phải luôn bên cạnh người dân khi thời điểm ban đầu áp dụng chương trình VietGAP, để kịp thời chỉnh sửa sao cho người dân thấy việc ứng dụng VietGAP không quá khó, dần đi vào cuộc sống, trở thành thói quen và tin tưởng sẽ làm theo kế hoạch của địa phương, quy hoạch của Nhà nước để trồng cây đạt tiêu chuẩn và rãi vụ nhằm tránh trái chín vào thời điểm các nước trồng chôm chôm đang xuất khẩu mạnh.

- Nhà nước là cầu nối giữa nông hộ, doanh nghiệp, cơ sở cung cấp vật tư, ngân hàng, các chủ thể liên kết với nhau, ràng buộc nhau bằng hợp đồng đảm bảo bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp, trợ vốn của ngân hàng và cung cấp vật tư cây trồng có chất lượng, và sản xuất có trách nhiệm, từ đó tạo nên mối liên kết dọc chặt chẽ và bền vững.

- Để xuất khẩu được sản phẩm đi các nước khó tính đòi hỏi sản xuất theo tiêu chuẩn có 3 mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP : Thứ nhất do tổ hợp tác điều hành không có sự tài trợ của doanh nghiệp, Thứ hai có sự tài trợ một phần của danh nghiệp, Thứ ba do doanh nghiệp quản lí

Để thực hiện giải pháp này theo mô hình 1 thực hiện cụ thể như sau

Bước 1 Trung tâm khuyến nông đào tạo hoặc thuê chuyên gia Am hiểu về tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP

Bước 2 Vận động các hộ trồng tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn

Bước 3 Xác định nhân lực tại địa phương cần đào tạo về cách thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn

Bước 4 Dự toán về tài chính và tìm nguồn tài trợ từ chính quyền địa phương Bước 5 Lên kế hoạch đào tạo cho các nông hộ và công nhân tham gia thực hiện sản xuất

Bước 6 Đào tạo nhân lực và xây dựng mô hình thí điểm thực tế Bước 7 Kiểm tra kết quả thực hiện và khắc phục những khó khăn 3.3.2. Các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm:

- Trong khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng chôm chôm Nhãn và chôm chôm Thái nhưng chôm chôm Thái không có năng suất, khó xử lí ra hoa, bệnh nhiều

nên người dân đốn bỏ không ít; còn cây chôm chôm Nhãn trái nhỏ, trọng lượng nhỏ, nếu trồng trên đất không màu mỡ trái càng nhỏ hơn nên năng suất không cao, mặc dù giá cao hơn chôm chôm Java nhưng nhiều hộ dân cho rằng lợi nhuận không bằng chôm chôm Java, nên người dân vẫn duy trì diện tích trồng cây chôm chôm Java chiếm đa số ở tỉnh Bến Tre.

- Qua kết quả khảo sát chỉ có 11% người tiêu dùng là thích chôm chôm Java.

Mặt khác, vào mùa thuận có rất nhiều trái cây được bán trên thị trường, do đó chôm chôm Java tại chợ rất ít người mua nên rớt giá, có khi mua tại vườn chỉ còn 1.500đ, nếu trồng ở nơi khó vận chuyển thì không có người mua. Người nông dân với tính cần cù lao động đã nghĩ cách chế biến chôm chôm thành nhiều loại như mứt, kẹo, nước màu, rượu và nhiều món ăn đậm chất Miền Tây.

- Tác giả thiết nghĩ, Nhà nước cần nghiên cứu tất cả các sản phẩm của người dân trên cơ sở khoa học và công bố trước công chúng về độ an toàn của sản phẩm, tiếp đến hỗ trợ người dân hay doanh nghiệp đầu tư vào chế biến các sản phẩm trên và hỗ trợ doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm để từ đó sản phẩm được đa dạng hơn trên thị trường thì nguồn tiêu thụ chôm chôm gia tăng góp phần chống rớt giá mạnh trên thị trường và tăng thu nhập cho người nông dân …

3.3.3. Giải pháp tăng diện tích trồng cây chôm chôm rãi vụ theo quy hoạch Do kĩ thuật xử lí ra hoa trái vụ khó và cần nhiều kinh nghiệm cho việc xử lí bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu nên thời tiết cũng thất thường, nên người dân rất lo sợ mất mùa. Kết quả khảo sát cho thấy: có tới 80% nông hộ cần trợ giúp kĩ thuật canh tác, để đảm bảo xử lí hiệu quả và giảm tâm lí ngại khó thì chính quyền địa phương phải kết hợp kinh nghiệm của những lão nông và những nhà khoa học.

Đặc biệt rất cần dự báo chính xác của Đài Khí tượng thủy văn để xử lí ra hoa một cách hiệu quả, đạt mùa bội thu, có vậy người dân mới tin tưởng và làm theo, Nhà nước cần cung cấp thông tin thị trường và phải có dự báo thị trường các nước để trồng rãi vụ hợp lí.

Kế đến là quy hoạch số diện tích trồng tập trung theo từng địa phương, đồng loạt xử lí ra hoa để tiết kiệm chi phí vận chuyển khi thu hoạch và chính quyền các địa phương trong tỉnh cần phải hỗ trợ để hộ nông dân thống nhất xử lí rãi vụ theo từng thời điểm, tránh tập trung, từ đó tiến đến Bến Tre thực hiện xử lí vụ nghịch theo quy hoạch của Chính phủ là 2000ha.

3.3.4. Giải pháp xúc tiến thương mại:

- Với giải pháp này cần tăng cường tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm thông qua các chương trình tư vấn sức khỏe, hội chợ triển lãm, làm bếp, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, các chương trình này được phát trên các đài truyền hình, internet, báo và những chương trình này phải lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể không thường xuyên nhưng với những hình thức đa dạng để cho người dân có ấn tượng về một loại trái cây và hiểu rõ về loại trái cây đó tốt cho sức khỏe ở điểm nào,

- Bên cạnh đó phải thể hiện sản phẩm đó thực sự an toàn, không nhiễm khuẩn, không dư lượng thuốc trừ sâu, và nếu những hộ không đủ tiêu chuẩn VietGAP thì chỉ cần trước khi thu hoạch chính quyền địa phương lấy mẫu kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rồi mới cho bán và có đóng dấu xác nhận.

- Khi các thương lái mua mặt hàng nông nghiệp thường tẩm những hóa chất không rõ nguồn gốc, nên trước khi xuất ra khỏi tỉnh hoặc xuất khẩu bắt buộc phải kiểm tra từng lô hàng và đóng dấu. Để làm được điều đó chính quyền địa phương cần sự hỗ trợ của các nhà khoa học chế tạo ra những thiết bị kiểm tra nhanh chóng vì chôm chôm có thời gian bảo quản ngắn, từ đó nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm của địa phương.

- Bên cạnh đó địa phương cần công bố quy trình kiểm tra tất cả sản phẩm một cách minh bạch và công bố tên những thương lái tẩm hóa chất hay những nhà vườn làm ăn bất chính, nên cấm họ hoạt động trong một thời gian nhằm mục đích răn đe, nhằm nâng cao chất lượng và uy tín của mặt hàng trái cây Bến Tre.

- Ngoài ra, chính quyền địa phương cần hỗ trợ những người dân gặp khó khăn về kĩ thuật, tài chính hay các hợp đồng buôn bán. Với công nghệ thông tin ngày nay phát triển mạnh mẽ thì hợp đồng điện tử cũng là một giải pháp nhanh nhất, đồng bộ nhất nhưng cũng nhiều rủi ro, để tránh những điều đó cần nghiên cứu kĩ từng khả năng xảy ra rủi ro, cách khắc chế nó và phòng ngừa.

- Cũng tận dụng công nghệ thông tin chúng ta nên thành lập trung tâm xúc tiến thương mại, hiệp hội hay lập trung tâm mua bán trên mạng với sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước và các cơ quan, nhằm tránh lừa đảo qua mạng, do đó cần có chuyên gia kiểm soát vấn đề này…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)