Dựa vào các khung lý thuyết khung phân tích GTZ, M4P vận dụng vào chuỗi giá trị trái chôm chôm ở Bến Tre với các điểm chính là tập trung vào những quan hệ kĩ thuật, định lượng và vật chất, sơ đồ hóa các dòng chảy hàng hóa vật chất. Xác định các tác nhân và hoạt động của họ. Phân tích các quan hệ quản trị và điều phối chuỗi và kết hợp khung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng (CCA) phân tích về sự đóng góp kinh tế (giá trị gia tăng ), xã hội (việc làm, lao động) tại địa phương của tỉnh Bến Tre.
Trong phân tích tài chính và kinh tế của chuỗi chỉ tập trung vào phân tích lợi ích và phân phối lợi ích mang tính cá nhân, tính toán trong phạm vi nội địa. Trong phân tích chiến lược của chuỗi, chỉ phân tích tương tác giữa các tác nhân, các chiến lược cá nhân và tập thể. Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập sơ đồ chuỗi giá trị, là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh và các nhà vận hành chuỗi với những mối liên kết giữa các tác nhân cũng như các nhà hỗ trợ nằm trong chuỗi giá trị này.
Các bản đồ là cốt lõi của phân tích, nó giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về toàn bộ chuỗi giá trị. Vì bản đồ chuỗi làm giảm tính phức tạp của các thực tiễn kinh tế - vốn có nhiều chức năng và nhiều bên tham gia.
Thiết kế bản đồ tổng thể về chuỗi giá trị, các chức năng và các nhà vận hành thực hiện theo các bước sau:
Đầu tiên xác định thị trường sản phẩm sẽ phục vụ, nó là nơi đến của sản phẩm và kết thúc của bản đồ hay tại trung tâm bản đồ là dây chuyền sản xuất hoặc chế biến và phân phối sản phẩm, mô tả các hoạt động kinh doanh. Các chuỗi hoạt động này được mô tả dưới dạng có thể nhìn thấy thông qua các mũi tên rỗng (hình 1.8), mô tả các loại phân đoạn chung trong một chuỗi tuyến tính, bắt đầu từ mua các đầu vào đến sản xuất, qua các khâu chế biến, marketing đến tay người tiêu dùng. Mũi tên chỉ các giai đoạn trong chuỗi ám chỉ một quy trình các hoạt động sản xuất ở cột kế bên. Tiếp theo là mô tả chức năng của các nhóm doanh nghiệp, việc phân tách các chức năng và các nhà vận hành là rất quan trọng. Bước kế tiếp là lập danh sách các hoạt động/chức năng hiện đang thực hiện để sản phẩm cuối cùng ra thị trường, danh sách /chức năng cần 7 đến 8 đường liên kết từ cung cấp các đầu vào.
Bước 2: Lượng hóa và phân tích chi tiết chuỗi giá trị. Bản đồ chuỗi cần bổ sung thêm các thông tin cho phép so sánh trình trạng hiện tại và những tiềm năng, để đánh giá tác động có thể xảy ra đối với quá trình nâng cấp chuỗi khi các biến số này thay đổi theo thời gian, bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở …
Bước 3: Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị, để đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi. Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành và chi phí giao dịch, chính là chi phí triển khai hoạt động kinh doanh, thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng.
Các phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là một đầu vào quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp. Ngoài ra, các chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng để xác định năng lực cạnh tranh và đánh giá cấu trúc chi phí cho phép xác định các điểm cốt lõi cần giải quyết. Bên cạnh đó, dữ liệu kinh tế cũng cung cấp nền tảng để giám sát các tiến bộ đạt được trong quá trình nâng cấp đối với cả nhà vận hành lẫn những người chịu trách nhiệm thúc đẩy chuỗi và các phân tích chi phí cung cấp dữ liệu giúp xây dựng nhận thức về tiềm năng của giá trị gia tăng.
Phân tích kinh tế gồm đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng được sinh ra bởi tỉ trọng của các giai đoạn khác nhau. Kế tiếp là đánh giá chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc chi phí trong các giai đoạn của chuỗi, cuối cùng là đánh giá năng lực của nhà vận hành (năng lực, sản lượng, lợi nhuận).
Phân tích giá trị gia tăng để tính được chi phí mua nguyên vật liệu, các bộ phận và dịch vụ phải được khấu trừ từ giá trị bán các thành phần của tổng giá trị tạo ra do chuỗi giá trị.
Giá trị gia tăng (VA) = Tổng giá trị bán (Y) – Giá trị các hàng hóa trung gian (II)
Hình 1.11. Biểu đồ giá trị gia tăng
Nguồn: Trần Tiến Khai, 2014, Bài giảng 6 trang 11
Biểu đồ này mô tả xem giá trị gia tăng được phân phối như thế nào giữa các giai đoạn trong chuỗi và giữa các nhà vận hành chuỗi và các nhà cung cấp bên ngoài.
Tính chi phí sản xuất trong chuỗi giá trị: tính toán chi phí đơn vị cho mỗi hoạt động bao gồm các chi phí trực tiếp (ví dụ như chi phí mua nguyên liệu và dịch vụ, chi phí tiêu thụ năng lượng …); chi phí cố định (ví dụ như lãi suất hoặc các chi phí hành chính). Các tính toán chi phí được thực hiện trong suốt chuỗi giá trị. Các phân tích chi phí có thể được sử dụng để xác định yếu tố quyết định chi phí tại các giai đoạn khác nhau trong chuỗi và do vậy xác định tiềm năng giảm chi phí của các doanh nghiệp tiêu biểu trong cùng một giai đoạn. Kế tiếp là đánh giá vị thế của chuỗi giá trị đối với các đối thủ cạnh tranh, so sánh chi phí đơn vị với chi phí này của các đối thủ cạnh tranh (so sánh đối chuẩn), tính toán chi phí sản xuất và chi phí chế biến một cách rõ ràng cũng mang lại lợi ích trực tiếp cho nâng cấp chuỗi, vì chúng giúp xây dựng lòng tin giữa các đối tác trong chuỗi giá trị và cung cấp số liệu tham khảo cho các cuộc đàm phán.
Xác định các yếu tố quyết định chi phí: Các thành tố chi phí có thể được xác định bằng cách tính phân bổ chi phí theo phần trăm, thông qua phân tích chi tiết các thành phần chi phí quan trọng có thể xác định được các yếu tố quyết định chi phí.
Xác định các chi phí giao dịch: Một loại chi phí thường liên quan tới chuỗi giá trị là “các chi phí giao dịch”. Các chi phí này xuất phát từ các hoạt động để tìm kiếm thông tin thị trường và xác định cơ hội thị trường hay đàm phán các hợp đồng.
Tổng giá trị từ chuỗi giá trị (Y)
=
Giá (P)*(Q) khối lượng sản phẩm cuối cùng đã bán
Giá trị gia tăng gồm: Chi trả lao động, dịch vụ Lãi suất ngân hàng Thuế/ phí
Lãi gộp (GP) Hàng hóa trung gian:
Cây giống, hóa chất, xăng dầu, điện, máy móc – công cụ Chi phí mua hàng hóa đầu vào của các tác nhân trước
Chuyển cho nhà cung cấp dùng để trả cho người sở hữu các nhân tố sản xuất
Hàng hóa trung gian
So sánh đối chuẩn năng lực cạnh tranh: nhằm so sánh các chỉ số quan trọng trong năng lực kinh tế của chuỗi giá trị
Phân tích thuận lợi và khó khăn: dựa trên kết quả phân tích chuỗi giá trị, từ đó xác định những thuận lợi và những lý do gây nguy cơ và khó khăn tiềm ẩn.
Phân tích Swot:
Ma trận swot Cơ hội (O) Nguy cơ (T) Mặt mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T Mặt yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T
S: Strengths (các mặt mạnh): T: Threats (các nguy cơ) O : Opportunities (các cơ hội) W: Weaknesses (các mặt yếu) S : Liệt kê các mặt mạnh của vùng trồng chôm chôm
W: Nêu ra các mặt yếu còn tồn tại trong chuỗi giá trị chôm chôm T: Các nguy cơ từ bên ngoài tác động đến chuỗi giá trị
O : Cơ hội phát triển chuỗi
Tóm tắt Chương 1
Qua Chương 1 chúng ta hiểu rõ về chuỗi giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thông qua các khái niệm, sơ đồ và các phương pháp phân tích chuỗi giá trị, từ khung phân tích này giúp tác giả vận dụng khung phân tích GTZ, M4P và kết hợp một phần khung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng (CCA) vào phân tích thực tiễn chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre. Từ phân tích trên xác định các cơ hội và những thách thức, nhằm mục đích nâng cấp chuỗi để chuỗi phát triển bền vững, giúp người nông dân tăng thu nhập, giúp nhà quản lí, nhà đầu tư có cơ sở hoạch định chính sách.
CHƯƠNG 2