Phân tích thực trạng về khách hàng tiêu thụ chôm chôm tại địa bàn tỉnh Bến Tre và khả năng cạnh tranh của chôm chôm của Bến Tre trên thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE

2.3. Phân tích thực trạng về khách hàng tiêu thụ chôm chôm tại địa bàn tỉnh Bến Tre và khả năng cạnh tranh của chôm chôm của Bến Tre trên thị trường

Để biết được nhu cầu của người tiêu dùng về chôm chôm và sản lượng chôm chôm làm ra có đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng không, chúng ta phải tiến hành khảo sát. Sau đây là kết quả khảo sát.

2.3.1. Kết quả đạt được qua khảo sát khách hàng:

- Mục tiêu khảo sát: Qua khảo sát để có cái nhìn tổng quan về nhu cầu của khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, hệ thống phân phối, giá trên thị trường để từ đó nắm được các số liệu về chi phí, giá giúp cho việc phân tích tác nhân tiêu dùng trong phân tích chuỗi giá trị.

- Mẫu và phương pháp chọn mẫu:

+ Cỡ mẫu: 100.

+ Ngành nghề: học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp và nhân viên văn phòng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong đó có 40% công nhân từ nơi khác đến.

+ Độ tuổi: từ 35 trở xuống.

+ Giới tính: 60 nữ (60%) và 40 nam (40%) + Phạm vi lấy mẫu: tại thị trường Bến Tre.

+ Thời gian lấy mẫu: 1/2015.

+ Phương pháp chọn mẫu: phi xác suất.

+ Phương pháp phân tích: thống kê mô tả thông qua số liệu sơ cấp thu thập được qua bảng phỏng vấn.(xem bảng phụ lục 1).

- Kết quả khảo sát:

+ Về nhu cầu sử dụng chôm chôm:

Qua khảo sát, có 90% người tiêu dùng thỉnh thoảng mới dùng, chỉ 10 % người tiêu dùng ăn chôm chôm mỗi tuần 1 lần. Trong đó 59% tin rằng ăn chôm chôm thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe và 41% không tin vào điều đó. Từ kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng không cao vì cho rằng ăn chôm chôm nhiều sẽ làm cơ thể “nóng” và có tới 41% không tin rằng ăn chôm chôm sẽ có lợi cho sức khỏe. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là sự hiểu biết về chôm chôm của người tiêu dùng và sự quảng cáo cho sản phẩm của chúng ta trên thị trường tiêu thụ khác ở trong và ngoài nước được bao nhiêu mà chỉ có 10% người tiêu dùng ăn chôm chôm hàng tuần và 41% không tin rằng ăn chôm chôm có lợi cho sức khỏe. Cũng qua khảo sát cho thấy có đến 53% người tiêu dùng thích chôm chôm Nhãn hơn, vì giá thành hợp lí không quá cao như chôm Thái nhưng độ dòn, độ ngọt thanh và lượng nước vừa phải, người tiêu dùng rất hài lòng và 36% thích chôm chôm Thái tuy giá thành luôn cao hơn 2 loại kia nhưng độ dòn, độ ngọt tương đương chôm chôm Nhãn, chỉ có 11% là thích chôm chôm Java. Sở dĩ người tiêu dùng không thích chôm chôm Java vì chôm chôm có quá nhiều nước rất bất tiện khi ăn ở chỗ đông người, kế đến là độ dòn và độ ngọt không bằng chôm chôm Nhãn và chôm chôm Thái.

+ Về mức độ nhận biết sản phẩm chôm chôm:

Qua khảo sát, có khoảng 80% người tiêu dùng khi nói đến chôm chôm trên địa bàn Bến Tre thì họ nghĩ đến Chợ Lách, chỉ có 16 % là nghĩ đến Châu Thành và 4% là Mỏ Cày và khi nhắc đến các vùng chôm chôm, có 40% cho là Chợ Lách-Bến Tre nhiều nhất, 35 % cho là Vĩnh Kim, 20% cho là Vĩnh Long và 5% là Long Khánh.

Điều này cho thấy người tiêu dùng đánh giá thương hiệu chôm chôm Chợ Lách rất cao, trong khi đó Châu Thành trồng với một diện tích lớn không kém nhưng chỉ có 16

% người tiêu dùng là biết đến và người tiêu dùng biết đến sản phẩm qua nhiều kênh nhưng qua bạn bè và người thân chiếm 55%. Trong khi đó, qua báo, đài, internet chỉ 15% và khoảng 30% được giới thiệu từ các người bán ngoài chợ hay lề đường. Do đó cho dù sản phẩm sản xuất đạt chất lượng đi nữa, sản phẩm rất có lợi cho sức khỏe nhưng chúng ta chưa có hướng dẫn hay giới thiệu một cách chính thức và thường

xuyên với phương tiện truyền thông hiện đại đến người tiêu dùng thì sản phẩm chúng ta làm ra tiêu thụ chậm chạp và vòng luẩn quẩn của người dân nông thôn trúng mùa thì rớt giá vẫn còn.

+ Về hệ thống phân phối và giá:

Qua khảo sát cho thấy 80% người tiêu dùng mua chôm chôm ở chợ, trong khi đó ở siêu thị chỉ có 8%, mua ở lề đường 10%, mua một nơi khác 2%. Và khi hỏi giá mua 1kg chôm chôm Java thì có 60% người tiêu dùng mua ở mức giá từ 6.000VNĐ đến 15.000VNĐ/1 kg, 15% mua với giá là 3.500 – 4.000VNĐ và 25% mua ở mức giá 15.000-20.000VNĐ. Đối với chôm chôm Nhãn có 68% người tiêu dùng mua ở mức giá 15.000-18.000VNĐ, 22% mua ở mức giá 20.000- 26.000VNĐ và 10% mua ở mức giá 8.000–10.000VNĐ. Với chôm chôm Thái 70% mua ở mức giá 20000- 25000VNĐ, khoảng 10% mua ở mức giá 28000-30000 VNĐ và 20% mua ở mức giá từ 15000- 18.000VNĐ. Như vậy, nhìn chung mức giá hợp lý đối với chôm Java vào khoảng 14.000VNĐ, chôm chôm Nhãn là 19000VNĐ, còn chôm Thái khoảng 25.000VNĐ. Có 98% người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn khi biết chắc chắn rằng sản phẩm đó đảm bảo an toàn thực phẩm.

+ Mức độ hài lòng của người tiêu dùng:

Sự hài lòng về độ ngọt: đối với chôm chôm Java là 3.85 điểm, chôm chôm Nhãn 4.5 điểm và chôm chôm Thái 4 điểm; độ thơm cả ba loại gần 3.5 điểm; độ dòn của chôm chôm Java chỉ có 2.9 điểm, cao nhất là chôm chôm Nhãn với 4.75 điểm, còn chôm chôm Thái 4.5 điểm và 2,5 điểm hài lòng về bổ dưỡng của chôm chôm; cuối cùng sự hài lòng thấp nhất là nhiều nước trong đó chôm chôm Java 1.5 điểm, chôm chôm Thái 4.9 điểm, chôm chôm Nhãn 4.95 điểm.

02 46

ngọt thanh

dòn bỗ dưỡng nhiều nước

chôm chôm java chôm chôm nhãn chôm chôm thái

Hình 2.3 Đồ thị mức độ hài lòng của người tiêu dùng

Nguồn: Kết quả và tính toán từ số liệu điều tra của tác giả 2014

+ Những yếu tố khách hàng quan tâm:

Kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng khi mua sản phẩm họ quan tâm nhất là độ an toàn thực phẩm. Trong đó điểm trung bình đạt tối đa là 5 điểm, chiếm vị trí quan tâm thứ hai là chất lượng của sản phẩm, điểm trung bình là 4,5 điểm, chiếm vị trí thứ ba là thuận tiện, điểm trung bình là 3,3 điểm, kế đến phải kể đến sản phẩm đó có bắt mắt hay không. Về thương hiệu chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong mắt người tiêu dùng chỉ có 2,9 điểm. Tiếp theo là giá cả với 2,5 điểm đạt được, cho thấy 50% người tiêu dùng là quan tâm đến giá cả của mặt hàng, số còn lại chỉ cần họ thích là mua.

Đây là vấn đề chúng ta cần khai thác để nhằm gia tăng sức tiêu thụ sản phẩm. Cuối cùng thấp nhất là quảng cáo chỉ có 0,6 điểm.

Một vấn đề đặt ra là tại sao người tiêu dùng không quan tâm đến quảng cáo. Bởi vì có quá nhiều thông tin nhiễu từ quảng cáo và đôi khi không đúng với chất lượng sản phẩm đó, làm cho người dân mất niềm tin. Từ các vấn đề trên cho ta thấy 98%

người tiêu dùng lo sợ rằng họ mua phải sản phẩm bị tẩm hóa chất chống hư hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong sản phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

2.3.2. Tồn tại những hạn chế của sản phẩm chôm chôm ở thị trường Bến Tre:

Qua khảo sát có đến 98% người tiêu dùng đều lo lắng về an toàn thực phẩm khi mua sản phẩm nông sản. Trong khi đó, toàn tỉnh chỉ có 14 hợp tác xã có chứng nhận VietGAP và 2 chứng chỉ GlobalGAP được cấp. Bên cạnh đó, về thương hiệu riêng trên địa bàn Bến Tre có 2 vùng trồng chôm chôm nhiều nhất đó là Châu Thành và Chợ Lách và có đến 95% người tiêu dùng không phân biệt được đâu là chôm chôm của Bến Tre và chôm chôm các tỉnh khác. Nhu cầu sử dụng chôm chôm của người tiêu dùng chưa cao do chưa biết lợi ích của việc dùng chôm chôm có lợi cho sức khỏe. Có tới 41% người tiêu dùng không tin vào việc ăn chôm chôm có lợi cho sức khỏe, dẫn đến chưa thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, các kênh truyền thông quảng bá sản phẩm chưa hiệu quả và sự nhiễu thông tin ngày càng nhiều. Ví dụ: thông tin “ăn bưởi gây ung thư” trên một số báo năm 2007 hay những quảng cáo không đúng chức năng của sản phẩm bị cơ quan y tế phạt (báo Tài chính 27/1/2015)…Điều đó làm cho người tiêu dùng mất niềm tin vào sự quảng bá hình ảnh thương hiệu bằng các kênh truyền thông gián tiếp. Vấn đề cần giải quyết là người tiêu

dùng ngày nay thích chôm chôm Thái 36%, chôm chôm Nhãn tới 53%, trong khi đó chôm chôm Java chỉ 11%, nhưng Bến Tre trồng cây chôm chôm Java với số lượng lớn, nên giá thành đôi khi chỉ còn 1.500 đồng tại nhà vườn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)