Đối với các tác nhân trong chuỗi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 86 - 107)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE

3.4.3. Đối với các tác nhân trong chuỗi

* Đối với nông hộ:

Cần dành ít thời gian cho họ học hỏi kiến thức qua các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với những nông hộ có nhiều kinh nghiệm; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với các nông hộ khác và cán bộ nông nhiệp, để từ đó đúc kết kinh nghiệm và phổ biến kiến thức mới cho toàn vùng khi họ thấy hiệu quả.

Kết hợp những kinh nghiệm có sẵn lồng ghép vào sản xuất theo tiêu chuẩn, xem tiêu chuẩn như một thử thách mà mình cần vượt qua để từ đó thấy nó gần gũi và nhẹ nhàn hơn khi vận dụng.

Sau mỗi vụ nên hoạch toán các chi phí, doanh thu và lợi nhuận, để từ đó đúc kết kinh nghiệm vận dụng cho những vụ sau giảm chi phí.

* Đối với nhà cung cấp giống cây trồng:

Nên áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để đạt những cây giống tốt cho người dân, cây đó phải ít bệnh, hay kháng bệnh, năng suất cao, đặt biệt là chôm Thái, và chống mẫn cảm với nước biển.

* Đối với nhà cung cấp vật liệu cho sản xuất:

Cung cấp những vật liệu có ích phục vụ tốt cho sản xuất cây trái, phải nghiên cứu về tiêu chuẩn và thủ tục kinh doanh của nông dân để hướng dẫn người nông dân trồng trọt ngày càng hiệu quả hơn tạo mối gắn kết bền vững.

* Đối với thương lái:

Phải tuân thủ công nghệ sau thu hoạch nhằm làm giảm hao hụt và nhiễm khuẩn, phải phối hợp quảng bá thương hiệu hình ảnh chôm chôm tỉnh Bến Tre, không được phun xịt thuốc bảo quản và làm theo qui định của Nhà nước.

Liên kết với các tác nhân trong chuỗi nhằm hỗ trợ nhau và liên kết với nhau làm tăng thêm tinh thần đoàn kết và tăng giá trị cho chuỗi và chống những thủ đoạn của thương lái Trung Quốc kinh doanh bẩn ảnh hưởng đến uy tín của các mặt hàng nông sản Việt Nam (được đăng trên một số báo như Việt Báo 36/3/2014, VNexpress 2/3/2014…) và hỗ trợ người dân trước những nguy cơ khi nông hộ hoặc thương lái khác bán sản phẩm cho thương lái Trung Quốc nếu cảm thấy được, để từ đó nâng cao cảnh giác trước những chiêu kinh doanh bẩn của thương lái Trung Quốc, góp phần làm cho sản phẩm cây trái của Bến Tre ngày càng phát triển bền vững.

Tóm tắt Chương 3

Từ các mục tiêu chiến lược như đảm bảo phát triển bền vững vùng trồng chôm chôm, nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng, nâng cao thương hiệu chôm chôm tỉnh Bến Tre, khắc phục những khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, nâng cao tính kinh tế, nâng cao tính thương mại của chôm chôm tỉnh Bến Tre với căn cứ vào tình hình thực tiễn nhận thấy những ưu nhược điểm, cơ hội và nguy cơ từ đó đề xuất các chiến lược như đã trình bày.

KẾT LUẬN 1. Kết luận:

Nâng cao chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre là mong muốn của tác giả cũng như hầu hết người dân nông thôn trồng cây chôm chôm. Trong quá trình nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị chôm chôm, tác giả nhận thấy có quá nhiều vấn đề cần khắc phục trong từng khâu, từng tác nhân trong chuỗi. Từ phân tích thực trạng chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre ở Chương 2 để có cơ sở đề ra các chiến lược và giải pháp ở chương 3. Dựa trên cơ sở thực tiễn những điểm mạnh, yếu, cơ hội và những nguy cơ từ phân tích chuỗi giá trị chôm chôm, tác giả đề ra một số chiến lược và đưa ra 4 giải pháp chủ yếu để giải quyết những vấn đề còn tồn tại và những thiếu sót, nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân để người dân vùng trồng chôm chôm có cuộc sống ổn định và từng bước hiện đại hóa nông thôn; để người dân hội nhập sâu vào nền nông nghiệp của thế giới, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của tỉnh khác hay nước khác, từ đó góp phần cho địa phương ngày càng phát triển, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, liên kết các tác nhân trong chuỗi để chuỗi giá trị ngày càng bền hơn, thông qua hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở pháp lí, thông qua tuyên truyền của chính quyền địa phương tác động lên từng tác nhân để cho bộ máy hoạt động mạnh mẽ và bền vững, đó cũng chính là mong muốn nâng cao chuỗi giá trị.

Mặt khác, cũng cần mổ xẻ những chiến lược trên để có những giải pháp phù hợp trong tình hình biến đổi khi hậu ngày càng phức tạp, sự hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam còn bở ngỡ và chưa thích nghi, người dân chưa sẵn sàng cho những thay đổi, còn ngại khó và quản trị sự thay đổi chính quyền địa phương cần nỗ lực hơn nữa để định hướng cho người dân nâng cao tính thích nghi, tham gia vào sản xuất VietGAP và GlobalGAP. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống trước những biến đổi khí hậu, cảnh giác đối với những chiêu trò của các thương lái nước ngoài, từ đó nângcao hình ảnh thương hiệu của trái cây Bến Tre lên một tầm cao mới.

2. Đóng góp của nghiên cứu:

Với mong muốn nâng cao chuỗi giá trị chôm chôm chôm tỉnh Bến Tre thông qua việc phân tích thực trạng chuỗi giá trị, từ đó đề xuất những giải pháp cải thiện

chuỗi giá trị trong thời điểm hiện nay, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường, sắp tới đủ sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao thương hiệu của chôm chôm tỉnh Bến Tre. Cũng thông qua đề tài này kêu gọi sự quan tâm của các tổ chức hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị chôm chôm phát triển ổn định và chặt chẽ hơn.

3. Hạn chế của nghiên cứu:

Do thời gian có hạn nên thu thập thông tin cho đề tài gặp khó khăn.

Những ngày cuối năm nên từ tổ chức đến cá nhân ai cũng bận nên số liệu đôi khi còn chưa chính xác.

Thu thập mẫu còn thấp (100 mẫu ý kiến người tiêu dùng, 30 hộ nông dân, 10 hộ thương lái, 1 hộ bán sỉ và 2 hộ bán lẻ) nên chưa đại diện cho đám đông, tính tổng quát hóa của đề tài chưa cao.

1. Cẩm nang Valuelinks, 2007. Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi xuất bản lần thứ nhất GTZ <valuelinks Manual-v_v.071023> [ngày truy cập 21/11/2014].

2. Cục thống kê tỉnh Bến Tre,2014. Niên giám thống kê 2013.

3. Dự án “ Hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh ĐBSCL –Mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang, 2012. Cẩm nang phương pháp phân tích giá trị hàng nông sản

<free.laurus.vn/.../Cấu%20phần%204%20.../Tiền%20Giang%20-%20Tien..>

[ngày truy cập 20/2/2015]

4. Đình Huệ, 2014. Lợi ích từ quả chôm chôm. <http://phunuonline.com.vn/dinh- duong/an-de-khoe/loi-ich-tu-qua-chom chom/a112143.html > ngày truy cập 21/1/2015]

5. Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

6. Nguyễn Thị Kim Quyên, 2013. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa tươi tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Porter .M.E, 1985. Lợi thế cạnh tranh, Người dịch Nguyễn Hoàng Phúc, 2008.

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

8. Raphael Kaplinsky và Mike Moris, (2001). Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị chương trình giảng dạy kinh tế Fullbringt niên khóa 2011-2013 Biên dịch Kim Chi

.<fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=6692 > [ngày truy cập 26/11/2014].

9. Sài Gòn Giải phóng online, 2014. Chuỗi cung ứng giúp nâng cao giá trị nông sản

<sggp.org.vn/nongnghieppkt/2014/10/365279> [ngày truy cập 10/3/2015].

10. Sở Công thương tỉnh Bến Tre, 2014. Tổng quan về Bến Tre

<www.congthuongbentre.gov.vn/home/tong-quan-ve-ben-tre-W29.htm> [ngày truy cập 2/2/2015].

11. Trần Tiến Khai, 2012. Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh:

Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

12. Trần Tiến Khai, 2012. Bài giảng 18 Phân tích chuỗi giá trị & ngành hàng chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh <

www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=2508> [ngày truy cập 17/12/2014]

giảng dạy kinh tế Fulbright Trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

< www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=24682 > [ngày truy cập 17/12/2014].

14. Trần Tiến Khai, 2014. Bài giảng số 6 phương pháp phân tích giá trị gia tăng áp dụng cho chuỗi giá trị chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [ngày truy cập 24/02/2015].

15. Đo Minh Hien and Nguyen Thanh Tung, 2006. Analysis of pomelo value chain in BenTre province sourthn fruit research institute <www.sme- gtz.org.vn/ChangePages.aspx?IDKey...c=2> [31/12/2014].

16. Vietnam Trade promotion Agency, 2014. Value chain of the south regious fruit sector www.vietrade.gov.vn/.../index.php?...value-chain-of-the-s... [ngày truy cập 31/11/2014].

BẢNG PHỎNG VẤN

NHU CẦU SỬ DỤNG SẢN PHẨM TRÁI CHÔM CHÔM

(Bảng câu hỏi khảo sát dựa vào bảng khảo sát của Nguyễn Thị Kim Nguyên, 2013, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre tác giả

sửa chữa cho phù hợp với đề tài) I. GIỚI THIỆU

Xin chào Anh (Chị)

Tôi tên Trần Văn Thanh, hiện là học viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Quản trị Kinh Doanh. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu khảo sát ý kiến người tiêu dùng về một số vấn đề có liên quan đến thói quen sử dụng nhu cầu và các yếu tố quan tâm khi quyết định mua sản phẩm trái chôm chôm của người tiêu dùng nhằm tìm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Anh (Chị ) vui lòng dành ít thời gian để giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của các Anh (Chị).

II. PHẦN NỘI DUNG

Giới tính □ Nam □ Nữ

Độ tuổi □ < 25 □25 -35 □35-45 □>45 1. Nghề nghiệp của Anh (Chị ) là gì

□ Công nhân viên chức □ Học sinh - sinh viên

□ Nội trợ □ Khác

2. Anh (Chị ) có hay dùng trái chôm chôm không ?

□ Thường xuyên (1 tuần 2 lần ) □ Hàng Tuần

□ Thỉnh thoảng □ Rất ít khi

3. Anh (Chị) thường mua loại chôm chôm gì ?

□ chôm chôm nhãn □ chôm chôm thái (Rong riêng) □ chôm chôm java □ loại khác

4. Anh (Chị) có tin rằng ăn trái chôm chôm thường xuyên sẽ mang lại cho Anh (Chị) sức khỏe ?

□ có : ……… □ không

5. Khi nói đến trái chôm chôm Anh (Chị ) nghĩ đến trái chôm chôm địa phương nào của tỉnh Bến Tre đầu tiên :

□ Châu Thành □ Chợ Lách □ Mỏ Cày □ khác

ở việt nam :

□ Vĩnh Long □ Vĩnh Kim □ Long Khánh □ Khác 7. Anh (Chị) biết chôm chôm của các địa phương qua phương tiện nào?

□ Người thân, bạn bè □ Báo □ Trên T.V □ Khác 8. Anh (Chị) thường mua trái chôm chôm ở đâu?

□ chợ □ siêu thị □ người bán lẻ bán lề đường □ khác 9. Chi phí mua cho 1kg chôm chôm java là bao nhiêu ?

□ giá bình dân khoảng ………….. □ giá trung bình …..….

□ giá cao nhất ………… □ giá thấp nhất …..……….

10. Chi phí mua cho 1 kg chôm nhãn là bao nhiêu ?

□ giá bình dân khoảng... □ giá trung bình …...

□ giá cao nhất ………… □ giá thấp nhất ..………….

11. Chi phí mua cho 1 kg chôm thái là bao nhiêu ?

□ giá bình dân khoảng □ giá trung bình ………….

□ giá cao nhất ………… □ giá thấp nhất ……….

12. Anh (Chị) vui lòng có biết Vietgap là gì ?

□ có □ không

13. Anh (Chị) vui lòng cho biết đánh giá theo mức độ hài lòng của Anh (Chị) về sản phẩm trái chôm chôm Bến tre theo các tiêu chí sau (rất không hài lòng, không hài lòng, bình thường, hài lòng, rất hài lòng):

Đặc tính sản phẩm

Rất không hài lòng

(1)

Không hài lòng

(2)

Bình thường

(3)

Hài lòng

(4)

Rất hài lòng

(5)

Ngọt thanh Dòn Bổ dưỡng Thơm Nhiều nước

Các tiêu chí Không cần quan tâm

Không quan tâm

Bình thường

Quan tâm Rất quan tâm

Giá cả

An toàn vệ sinh

Chất lượng Thương hiệu Thuận tiện Chủng loại Bắt mắt Quảng cáo

15. Anh (Chị) có thấy lo lắng về chất lượng trái chôm chôm khi mua :

□ Có □ Không

16. Anh (Chị) có thể cho biết điều gì làm Anh /Chị có thấy bất tiện / đắn đo trước khi quyết định mua trái chôm chôm :

□ Có ………...……… □ Không

17. Theo Anh (Chị) chất lượng sản phẩm trái chôm chôm của Bến Tre có thể được đánh giá ở mức độ nào ?

□ Rất tốt □ Tốt □ Bình thường

□ Chưa tốt □ Không tốt

18. Anh (Chị) vui lòng cho biết chôm chôm có thể chế biến thành những sản phẩm nào ………...

19. Anh (Chị) vui lòng cho biết ý kiến của Anh (Chị) để cải thiện sản phẩm trái chôm chôm :

□ Không □ Có …...………

Xin chân thành cảm ơn Anh (Chị)

Bảng phỏng vấn Nông hộ

Đề tài phân tích Chuỗi giá trị trái chôm chôm tỉnh Bến Tre

(Bảng câu hỏi khảo sát dựa vào Bảng khảo sát của Nguyễn Thị Kim Nguyên, 2013, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre tác giả sửa

chữa cho phù hợp với đề tài) Xin chào Ông/Bà

Tôi tên Trần Văn Thanh, hiện là học viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Quản trị Kinh doanh. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu khảo sát ý kiến của người trồng cây chôm chôm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cây trồng và cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn, mong Ông /Bà giúp đỡ.

Ngày …..tháng ……. năm ………… phiếu khảo sát số:

Họ tên người tiến hành điều tra : ………

I. Thông tin chung nông hộ:

Huyện…………..………….xã……….ấp………

1. Họ và tên Chủ hộ ………

2. Số điện thoại ……….………...

3. Tuổi ………

4. Trình độ học vấn :……….………

5. Số năm kinh nghiệm : ……….……….

6. Số nhân khẩu ………..………..

7. Số lao động tham gia trồng và thu hoạch ………

8. Diện tích đất canh tác ……….

II. Thông tin về tình hình sản xuất của nông hộ :

Các yếu tố chi phí đầu vào Đơn giá

I. Chi phí vật chất (VNĐ/ha) 1.Thuế nông nghiệp

2.Giống cây trồng 3. Phân bón

4. Thuốc bảo vệ thực vật 5. Chi phí khác

1. Chăm sóc cây trồng Lao động nhà

Lao động thuê 2. Thu hoạch Lao động nhà Lao động thuê

III. Lãi suất tín dụng (% tháng) IV. Tổng chi phí

1. Sản lượng chôm chôm java /ha Giá thành / tấn chôm chôm java 2. Sản lượng chôm chôm nhãn /ha Giá thành / tấn chôm chôm nhãn 3. Sản lượng chôm chôm thái Giá thành / tấn chôm chôm thái B. Tình hình tiêu thụ :

1.Hình thức tiêu thụ sản phẩm :

□ Bán cho thương lái □ Bán cho đại lý thu mua

□ Khác ………..

2.Tên thương lái hoặc đại lý:………..

Địa chỉ :……….

Điện thoại : ……….

3. Số lượng chôm bán được hàng tháng (mùa thuận ) :………..

4. Số lượng chôm bán được hàng tháng (mùa nghịch ) :………..

5. Giá bán chôm chôm :

Mùa thuận ………../tấn Mùa nghịch ………../tấn 6. Lý do Ông/Bà bán cho thương lái là

□ Giá bán ổn định □ Tiêu chuẩn mua dễ dàng

□ Không có công thu hái (người mua hái trái chôm chôm)

□ Có nhận tiền cọc (ứng trước ) □ Bán vì giá cao

□ Thanh toán tiền ngay □ Lý do khác ………....………

□ Thương lái quen biết □ Thương lái mua giá cao

□ Mối quen có ứng trước

8. Việc thu hoạch do ai đảm trách :

□ Tự gia đình đảm trách □ Thuê người hái và trả công

□ Thương lái hái

9. Ông /Bà có ký hợp mua bán với thương lái không ?

□ Có □ Không

10. Theo Ông/Bà việc định giá trái cây do ai quyết định

□ Sự thỏa thuận giữa người bán và thương lái

□ Thương lái định giá

□ Do nhà vườn quyết định giá

□ Theo bản tin giá cả thị trường

□ Khác

11. Doanh thu mỗi vụ ……… VNĐ

12. Mỗi vụ kéo dài bao nhiêu tháng : ………..

13. Một năm trồng được mấy vụ :………

14. Lợi nhận mỗi vụ :……….VNĐ/ha 15. Lợi nhuận một năm là:………..VNĐ/ha 16. Chi phí vận chuyển sản phẩm

□ Có. Bao nhiêu……… □ Không 17. Ông/ Bà có biết Vietgap là gì không ?

□ Có □ không

18. Theo Ông /Bà thuận lợi trong việc ứng dụng Vietgap là gì ?

………

19. Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn khi áp dụng VietGAP

……….

20. Lợi nhuận của việc ứng dụng VietGAP cao hơn hay thấp hơn khi không áp dụng VietGAP. Bao nhiêu %………..

21. Ông /Bà có biết GlobalGAP là gì không?

□ Có □ Không

………

23. Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn khi áp dụng GlobalGAP

……….

24. Lợi nhuận của việc ứng dụng GlobalGAP cao hơn hay thấp hơn khi không áp dụng GlobalGAP………...………

Bao nhiêu %………...……….

IV. Các thông tin khác : 1. Nguồn vốn :

□ Tự có □ Mượn

□ Vay ngân hàng ……….lãi suất…….. % tháng ………..% tháng

□ Vay không chính thức (tư nhân ) ………….. lãi suất ………. % tháng 2. Nguyện vọng của Ông/ Bà :

□ Mở rộng diện tích □ Tập huấn kĩ thuật canh tác mới

□ Được vay vốn □ Cung cấp thông tin thị trường □ Khác 3. Rủi ro nào Ông /Bà cho là quan trọng nhất :

□ Thời tiết □ Sâu bệnh □ Chất lượng giống □ Thay đổi giá □ khác 4. Theo Ông/Bà thuận lợi và khó khăn trong qui trình trồng chôm chôm là gì : A. Thuận lợi ………

B . Khó khăn

□ Thiếu vốn □ Thiếu kĩ thuật □ Thiếu cơ chế □ Thiếu lao động

□ Chất lượng giống □ Chất lượng đất □ Sâu bệnh □ Khác 5. Hướng phát triển sản xuất của gia đình :

□ Tăng diện tích trồng □ Trồng chuyên một loại chôm chôm

□ Thay giống □ Khác

6. Theo Ông/Bà nếu bắt buộc áp dụng Vietgap toàn tỉnh Ông/Bà có đồng ý không

□ Có. Lý do ………. □ Không. Lý do……….…

7. Kiến nghị: □ giống □ vốn □ kĩ thuật

□ Khác………..

Xin chân thành cảm ơn Ông /Bà.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 86 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)