Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân
1.1.4. Nội dung công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân
Ban Nguyên tắc
Quỹ Hỗ trợ Nông dân thành lập và hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, hoạt động của Quỹ HTND không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn, phát triển vốn và bù đắp chi phí;
- Thứ hai, Thường vụ Hội Nông dân các cấp có trách nhiệm đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và tổ chức các hình thức vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ Nông dân hàng năm. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau đây:
+ Vốn do ngân sách nhà nước cấp (Vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân cấp nào do ngân sách cấp đó cấp);
+ Vốn huy động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này có được do vận động cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ công nhân viên chức, cán bộ, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang, các hộ phi nông nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, cho mượn không lãi hoặc cho vay với lãi suất thấp;
+ Vốn tự bổ sung hàng năm (lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc hoặc phần quỹ đảm bảo rủi ro được chuyển thành nguồn vốn);
+ Vốn nhận ủy thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn;
+ Nguồn vốn hợp pháp khác theo qui định của pháp luật.
Quỹ Hỗ trợ Nông dân không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân như hoạt động của các tổ chức tín dụng.
2) Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND
Người vay vốn, tham gia dự án phải thuộc đối tượng được vay vốn Quỹ HTND (theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam).
Quỹ Hỗ trợ Nông dân cho người vay là các gia đình hội viên nông dân, các hộ nông dân tự nguyện tham gia tổ hợp tác, nhóm nông dân, câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chi hội nghề nghiệp có cùng mục đích sản xuất kinh doanh...
Vốn vay phải được người vay triển khai trong các hoạt động phát triển sản xuất, cụ thể: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp; Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản, ngành nghề và đời sống nông dân.
Quỹ Hỗ trợ Nông dân được sử dụng để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo; nâng cao qui mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề;
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Vốn giúp nông dân được thực hiện dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi, có thu phí.
Quỹ Hỗ trợ Nông dân có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, thu hồi kịp thời đầy đủ các khoản vốn cho vay, trợ giúp nông dân để bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân tài trợ vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Quỹ Hỗ trợ Nông dân không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.
Ban Thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam hướng dẫn cơ chế Quỹ Hỗ trợ Nông dân cho vay trợ giúp có hoàn trả đối với nông dân, trong đó xác định rõ đối tượng, điều kiện vay, thời hạn, mức vốn vay, hoàn trả vốn vay.
3) Quản lý việc thu hồi nguồn vốn QHTND Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam có nêu:
* Thu phí: do Hội Nông dân cấp xã thực hiện, tại đây lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu phí để theo dõi việc thu nợ cho đến khi dự án kết thúc.
Sổ theo dõi cần được điền đầy đủ, chính xác các thông tin như số tiền vay, hạn trả nợ cuối cùng, nợ gốc còn lại, số phí trả trong kỳ...
Khi thu phí, người trực tiếp thu phí cần phải ghi đầy đủ nội dung thu, số tiền thu theo quy định và ký nhận vào phụ lục Hợp đồng vay vốn được lưu giữ kèm Hợp đồng vay vốn tại nhà người vay vốn.
Phí thu tối đa 3 tháng/lần. Mức phí cụ thể do Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quyết định tuỳ theo tình hình thực tế từng thời kỳ, hiện nay là 0,7%/tháng, 8,4%/năm.
* Thu gốc: Việc thu nợ gốc phải đảm bảo thu đúng đủ kịp thời, chính xác theo thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn. Ngay sau khi thu nợ gốc, nếu là nguồn do ủy thác thì Quỹ HTND phải chuyển trả Quỹ HTND cấp trên, đồng thời triển khai dự án mới để thực hiện chu kỳ mới, tránh tồn đọng vốn lâu ngày.
- Quỹ HTND cấp nào cho vay thì phải thu trực tiếp từ người vay, không được ủy quyền cho Hội Nông dân các xã thu hộ.
- Trường hợp người vay trả nợ gốc trước khi đến hạn thì Hội Nông dân cấp đó phải báo cáo cho Quỹ cấp trên biết để thu tiền và tất toán khoản vay theo đúng quy định.
- Trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày, Quỹ HTND trực tiếp cho vay gửi thông báo đến hạn cho Chủ tịch Hội Nông dân (HND) cấp xã. Chủ tịch HND cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo đến từng người vay để chủ động cho việc trả nợ.
* Trường hợp được gia hạn nợ: Với các khoản vay đến hạn nhưng người vay chưa có khả năng tài chính để trả nợ, do gặp một số nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch... Lúc này người vay cần làm giấy đề nghị gia hạn nợ, trong đó nêu rõ nguyên nhân và cách khắc phục gửi Quỹ HTND trực tiếp quản lý trước 20 ngày để được xem xét giải quyết.
+ Quỹ HTND tiến hành kiểm tra thực tế, nếu đúng quy định thì giải quyết gia hạn nợ, nguồn vốn cho vay thuộc quyền quản lý của cấp nào thì cấp đó quyết định cho gia hạn nợ. Thời gian giải quyết tối đa là 5 ngày làm việc sau khi nhận được Giấy đề nghị từ người vay. Với khoản vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng, với những khoản vay trung hạn thì không quá nửa chu kỳ và mỗi khoản vay chỉ được gia hạn một lần.
* Chuyển nợ quá hạn:
+ Người vay sử dụng vốn sai mục đích đã có quyết định thu hồi nhưng chưa trả nợ.
+ Khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng người vay không trả đầy đủ nợ mà cũng không được cho gia hạn nợ.
- Trong mọi trường hợp nợ quá hạn, Quỹ HTND gửi thông báo chuyển nợ quá hạn tới từng người vay và phối hợp với chính quyền địa phương để có biện pháp tích cực thu hồi nợ.
- Sau 3 tháng chuyển nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ nhưng người vay vẫn cố tình không trả nợ thì Quỹ HTND xem xét đề nghị các cơ quan thi hành pháp luật giải quyết theo quy định.
* Xử lý nợ bị rủi ro: Nếu trong quá trình vay vốn, phát sinh các nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của người vay như:
thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh... Tùy mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của người vay mà Quỹ HTND trực tiếp cho vay ra quyết định xem xét xử lý nợ rủi ro.
4) Quản lý tài chính Quỹ HTND
Việc quản lý nguồn vốn, cho vay vốn, thu, chi, hạch toán và quyết toán thu chi tài chính Quỹ HTND đảm bảo đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 69/2013/TT-BTC ngày 21/5/2013 về “Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam”.
5) Công tác kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND
Quỹ HTND các cấp đều phải thành lập Ban Kiểm soát. Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam: Ban Kiểm soát Quỹ có tối đa 03 thành viên. Thành viên Ban Kiểm soát là các cán bộ, chuyên viên am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiểu biết pháp luật.
Kiểm tra sử dụng vốn: Công tác kiểm tra, giám sát Quỹ Hỗ trợ Nông dân thực hiện theo quy chế về hoạt động kiểm tra, kiểm soát và có trách
nhiệm kiểm tra người vay về việc sử dụng vốn. Chậm nhất sau khi giải ngân 30 ngày, thực hiện kiểm tra lần đầu và sau đó định kỳ kiểm tra và kiểm tra đột xuất khi cần. Khi kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay. Trong trường hợp phát hiện người vay vốn sử dụng không đúng mục đích, lập biên bản yêu cầu hộ vay trả nợ vay trước hạn, tránh rủi ro, thất thoát. Do đặc thù QHTND nên việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua Hội Nông dân cùng cấp.