Quản lý việc huy động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hòa bình (Trang 48 - 53)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình

3.1.1. Quản lý việc huy động nguồn vốn

Trong những năm qua, hoạt động Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao và tạo điều kiện phát triển.

Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình đều xây dựng kế hoạch vận động tăng trưởng nguồn Quỹ HTND:

- Giao chỉ tiêu vận động Quỹ HTND cụ thể cho từng Hội Nông dân các huyện, thành phố;

- Trực tiếp xây dựng các mô hình, dự án cụ thể đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan quan tâm, tạo điều kiện, hàng năm cân đối bổ sung vốn từ Ngân sách cho Quỹ HTND tỉnh.

Tương tự, Hội Nông dân cấp huyện cũng giao chỉ tiêu vận động tới xã và xây dựng các dự án, đề án trình UBND cấp huyện xem xét bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND cấp huyện.

Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Hoà Bình chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình, là bộ phận tiếp nhận nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ HTND từ Ngân sách tỉnh, tiếp nhận và quản lý trực tiếp nguồn vốn uỷ thác từ Quỹ HTND Trung ương. Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Hoà Bình trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch vận động, tăng trưởng nguồn vốn, kế hoạch sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND của tỉnh, chịu trách nhiệm lên các phương án, chương trình hoạt động cụ thể để triển khai đảm bảo kế hoạch đã đề ra.

Để hoạt động và thực hiện tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình đối với mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vốn luôn là một trong các yếu tố quan trọng. Đối với Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình cũng vậy, để có thể

hỗ trợ nông dân trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển đổi mô hình thì yếu tố trước hết là nguồn vốn của quỹ. Hiện nay, Quỹ Hỗ trợ Nông dân Hòa Bình được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:

- Vốn được cấp từ ngân sách nhà nước;

- Vận động cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ công nhân viên chức, cán bộ, sỹ quan, các hộ phi nông nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp;

- Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam;

- Vốn ủy thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quỹ không được huy động vốn và cho vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vay thương mại... như các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ.

Bảng 3.1. Kết quả huy động vốn của Quỹ HTND Hòa Bình 2017 - 2019

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn huy động Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tỉnh Huyện Tổng Tỉnh Huyện Tổng Tỉnh Huyện Tổng Ủng hộ từ cán bộ, hội viên

nông dân 9,2 913,43 992,63 6,9 1069 1075,9 9,2 911,74 920,94

Ngân sách địa phương 1300 900 2200 1000 900 1900 1000 1000 2000

Vận động khác (vốn mượn)

190 140 140

Tổng 1309,2 1813,4 3192,6 1006,9 2159 3165,9 1009,2 2051,74 3060,9

(Nguồn: Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình [1])

Qua bảng trên cho ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình qua 3 năm có xu hướng giảm đi. Trong 3 năm nghiên cứu, số vốn huy động được từ các nguồn năm 2017 đạt giá trị cao nhất với hơn 3192,6 triệu đồng, năm 2018 giảm xuống 3165,9 triệu đồng và năm 2019 giảm còn 3060,9 triệu đồng.

Để thấy rõ hơn nguyên nhân sự sụt giảm này, ta đi phân tích cơ cấu các nguồn huy động. Trong 3 nguồn huy động chính vốn cho Quỹ, nguồn ngân sách địa phương cấp vẫn là nguồn vốn chủ yếu với tỷ lệ 79%. Nguồn vốn hỗ trợ từ hội viên, nguồn vốn khác chiếm 21%.

Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác vận động huy động vốn cho Quỹ gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

Thứ nhất: Nguồn vốn Ngân sách ủy thác cho Quỹ không đều, năm 2018 và 2019, do tình hình thu ngân sách khó khăn, Ngân sách tỉnh chuyển bổ sung cho Quỹ là thấp hơn so với năm 2017.

Ở cấp huyện nguồn vốn ngân sách ủy thác cho quỹ tăng. Năm 2017 và 2018 tổng ngân sách các huyện cấp là 900 triệu ; năm 2019 là 1 tỷ đồng.

Vốn của cấp huyện được tăng trưởng chủ yếu từ nguồn vận động ủng hộ của các hội viên, nông dân từ cấp xã. Trong khi hiện nay, có nhiều cuộc vận động ủng hộ, nông dân phải tham gia đóng góp rất nhiều các khoản thu, khoản phí thì việc vận động nông dân ủng hộ Quỹ Hỗ trợ Nông dân vô tình làm tăng thêm gánh nặng của người nông dân trong việc phải đóng góp với xã hội.

Thứ hai: Vốn tự bổ sung hàng năm từ nguồn thu phí là không đáng kể do phí Quỹ Hỗ trợ Nông dân thấp (0,7%).

Thứ ba: Công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Quỹ Hỗ trợ Nông dân chưa tốt dẫn đến nhận thức của các tổ chức, cá nhân về Quỹ Hỗ trợ Nông dân chưa đầy đủ nên chưa thu hút được sự ủng hộ tích cực cho Quỹ.

Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ HTND của tỉnh cũng có sự thay đổi qua các năm, cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Hoà Bình

Đơn vị:Triệu đồng T

T Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tiền % Tiền % Tiền % 1 Ủng hộ từ cán bộ,

hội viên nông dân 992,63 31 1075,9 33,98 920,94 30,1 2 Ngân sách địa phương 2200 69 1900 60 2000 65,3 4 Vận động khác

(Vốn mượn) 190 6,02 140 4,6

Tổng cộng 3192,6 100 3165,9 100 3060,9 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Quỹ HTND của Hội Nông dân

tỉnh Hoà Bình 2017 - 2019) Năm 2017, với sự tích cực triển khai kế hoạch vận động tăng trưởng nguồn Quỹ, Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo UBND các cấp cân đối ngân sách hỗ trợ cho Quỹ HTND, chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố chủ động tích cực tham mưu cho UBND cấp huyện, xem xét cân đối Ngân sách địa phương bổ sung cho Quỹ HTND. Năm 2017 nguồn ngân sách địa phương cấp là 2,2 tỷ đồng nguồn ngân sách đạt 69%.

Trong năm 2018, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp bổ sung ngân sách cho Quỹ HTND các cấp được 1,9 tỷ đồng đạt 60%.

Năm 2019, nguồn ủng hộ thấp trong tổng nguồn vốn của Quỹ là 30,1%, nguồn ngân sách khá cao.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn giai đoạn 2017 - 2019 tăng không đồng đều, trong đó có nguồn ngân sách địa phương và nguồn vận động ủng hộ

động tăng là chủ yếu (nguồn ngân sách địa phương cao nhất là 69% sau đến nguồn ủng hộ là 33,98%, vận động khác (vốn mượn) đạt 4,6%.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hòa bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)