Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình
3.5.1. Định hướng hoàn thiện Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình
Nâng cao nhận thức về tính chất, mục đích của Quỹ Hỗ trợ Nông dân trong toàn tỉnh, tiếp tục phát huy những thành tựu đã có, đẩy mạnh và tạo bước phát triển mới trong công tác xây dựng, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình. Vận dụng linh hoạt các hình thức tạo vốn từ các tổ chức, cá nhân để tăng nguồn vốn bền vững, phát triển kinh tế hàng hóa trong xu thế mới, nâng cao trình độ của các hội viên, áp dụng khoa học công nghệ, quản lý hiện đại vào phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho các hội viên góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Để đáp ứng nhu cầu của nền nông nghiệp hiện đại. Hội Nông dân đã đưa ra Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của QHTND giai đoạn 2011 - 2020”. Với mục tiêu là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống Hội đối với công tác xây dựng, quản lý, điều hành quỹ HTND và hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho nông dân. Trong đó, xây dựng quỹ HTND phát triển bền vững, trở thành công cụ, điều kiện quan trọng để Hội trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên nông dân, xây dựng thành công các mô hình phát triển kinh tế hàng hóa, xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân, tham gia thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Để tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý quỹ HTND tỉnh Hòa Bình cần tiếp tục thực hiện một số quan điểm phát triển sau:
Tăng cường bộ máy quản lý, nâng cao vai trò và trách nhiệm của cán bộ các cấp trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa kết hợp đa dạng hóa nông sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Quỹ HTND cần tiếp tục mở rộng quy mô, đa dạng về hình thức hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác trong việc hỗ trợ hộ gia đình nông dân song tránh trùng lắp hỗ trợ tín dụng, tập trung vào hỗ trợ cho các dự án sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp theo nhóm, chị, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Mở mang ngành nghề mới, nâng cao tỷ trọng ngành nghề, dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành nghề dịch vụ góp phần hiện đại hóa nông thôn.
- Tăng cường hỗ trợ vốn cho sản xuất, ổn định thị trường đầu ra, giảm giá vật tư nông nghiệp ở mức hợp lý hơn.
- Tăng cường tập huấn hỗ trợ nông dân, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
3.5.1.2. Mục tiêu
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác xây dựng, quản lý, điều hành Quỹ. Đẩy mạnh công tác vận động tặng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND theo phương châm xã hội hoá, tranh thủ tối đa nguồn vốn vận động từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, nhằm tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ nông dân, đồng thời đề nghị Ngân sách Nhà nước hỗ trợ hàng năm. 100% Hội Nông dân cấp xã vận động Quỹ HTND. Tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ Nông dân từ 10 - 15%/năm.
- Thực hiện hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí. Đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, mang lại hiệu quả kinh tế và có ý nghĩa xã hội. Hàng năm Quỹ HTND cấp huyện xây dựng ít nhất 01 mô hình điểm để nhân rộng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Quỹ HTND các cấp có trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây
dựng, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ. 100% cán bộ Hội tham gia quản lý Quỹ HTND các cấp được tham dự tập huấn nghiệp vụ Quỹ HTND hàng năm.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Quỹ HTND, nhằm phát triển Qũy HTND, tạo thành công cụ, phương tiện để thúc đẩy công tác xây dựng tổ chức Hội. Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, “nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao”.
Từ đó khẳng định vai trò, vị thế và làm trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân, làm cho hoạt động Hội và phong trào nông dân có nội dung phong phú hơn, có lợi ích cụ thể, thu hút được đông đảo hội viên, nông dân tham gia sinh hoạt, chất lượng hoạt động được nâng lên.
3.5.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Hoà Bình. Quỹ HTND đã trở thành một phần nguồn lực giúp nông dân mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy tốt hiệu quả của nguồn vốn, tạo động lực phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao, nhất là xây dựng các chi, tổ hội nghề nghiệp, mô hình Tổ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh… phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương, được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề. Từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hoá nông sản, sản xuất theo chuỗi giá trị. Xây dựng thành công và nhân rộng nhiều mô hình phát
triển kinh tế nông nghiệp khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Kết quả hoạt động Quỹ HTND góp phần khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của Hội trong hệ thống chính trị, trong các phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 61 - KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673/QĐ- TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình xây dựng, quản lý Quỹ HTND, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã thể hiện được năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, việc quản lý tài chính Quỹ HTND được cán bộ Hội đảm nhiệm tốt, nguồn vốn được bảo toàn, công tác thu hồi nợ đến hạn và phí vay thực hiện theo đúng quy định. Việc quản lý điều hành Quỹ HTND giúp các cấp Hội tập hợp, thu hút được nông dân vào Hội, hoạt động của Hội ngày càng thực chất, đáp ứng được quyền và lợi ích của hội viên nông dân.
Tuy nhiên, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của hội viên nông dân, nhiều dự án có tính khả thi cao nhưng chưa có nguồn vốn hỗ trợ. Chưa có cơ chế tạm ứng nguồn vốn từ ngân sách địa phương bổ sung vốn điều lệ hằng năm để Ban điều hành chủ động lập kế hoạch, xác định đầu tư cho vay; nguồn ủy thác của Quỹ HTND Trung ương còn hạn chế; nguồn xã hội hóa tự vận động còn rất khó khăn.
Công tác tuyên truyền về mục đích ý nghĩa hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa làm cho các ngành, hội viên, nông dân, các tổ chức, cá nhân hiểu rõ. Một số đơn vị, cơ sở còn hạn chế trong công tác tham mưu, đề xuất nên chưa nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ xây dựng Quỹ. Sự phối hợp, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản giúp nông dân hầu như các cấp Hội còn yếu, nhất là khâu liên kết 4 nhà; Chưa
làm tốt khâu dịch vụ cho nông dân. Công tác cán bộ phụ thuộc cấp ủy cùng cấp, cán bộ địa phương thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý Quỹ.
3.5.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình thuộc thẩm quyền để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ
- Xây dựng điều lệ, quy chế sử dụng các Quỹ (quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ đầu tư, Quỹ phúc lợi, khen thưởng) thuộc Quỹ HTND huyện.
- Sửa đổi bổ sung văn bản hướng dẫn quy trình cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân huyện đúng với tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, đúng với quy định Điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân.
- Bổ sung hoàn thiện mẫu hồ sơ cho vay vốn, hệ thống sổ sách kế toán, Quỹ... đầy đủ đáp ứng công tác tài chính hiện hành
- Các văn bản liên quan khác.
3.5.2.2. Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Cần làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hoạt động và hiệu quả của quỹ hỗ trợ nông dân, dịch vụ hỗ trợ vốn giúp nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh.
Quỹ tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin thuộc hệ thống Hội Nông dân, thăm quan các mô hình điển hình… Chính vì vậy, việc tuyên truyền, vận động đến các cấp, các ngành, các đối tượng được vay và cho vay là vô cùng quan trọng.
Thực tế cho thấy, người nông dân còn rất thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng một số hộ còn chưa biết cách tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ quỹ.
Theo quy định thì phải là Hội viên Hội Nông dân thì mới được vay vốn.
Điều kiện này không hề khó khăn đối với các hộ nông dân, do đó Hội nông
dân cần tuyên truyền để các hộ nông dân tham gia hội, đáp ứng điều kiện được vay vốn.
Đối với các hộ đã được vay vốn, nên tuyên truyền, hướng dẫn họ sử dụng đúng mục đích, vì chỉ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả mới bảo tồn được nguồn vốn để hoàn trả và phát triển kinh tế hộ. Nếu người dân vay vốn mà không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, chỉ để tiêu dùng thì Quỹ sẽ không thu hồi được vốn và cũng không giúp người nông dân thoát nghèo.
Về phương pháp tuyên truyền, có thể kết hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền bằng văn bản đến các thôn, xóm; tuyên truyền qua các cuộc họp thôn hoặc cán bộ chi tổ Hội trực tiếp tuyên truyền đến các hộ gia đình.
Biên soạn và phát hành tài liệu hỏi - đáp về hoạt động của Quỹ, đặc biệt là đối tượng, điều kiện, thủ tục vay vốn nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động của các Ban Đảng, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông đến hộ nông dân.
Hội Nông dân cần phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khác như Hội Phụ nữ, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Hội Cựu chiến binh và các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng kế hoạch hoạt động tuyên truyền và đang triển khai thực hiện với nhiều hoạt động phong phú, nội dung thiết thực, đồng thời tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lãnh đạo, cán bộ các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở, tạo thành lực lượng nòng cốt ở cơ sở để triển khai ra diện rộng.
Các cơ quan truyền thông cần kịp thời phát hiện và biểu dương những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt, những điển hình tiên tiến trong việc làm giàu bằng nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động thường xuyên cần tổ chức vận động thành đợt cao điểm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14 tháng 10 hàng năm để thu hút nguồn lực của toàn xã hội tham gia thông qua việc ủng hộ Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Tranh thủ vận động các tổ chức quốc tế, cá nhân người nước ngoài tài trợ, ủng hộ tạo nguồn lực cho Quỹ.
Chú trọng nêu gương các tập thể, cá nhân tích cực tham gia đóng góp xây dựng Quỹ HTND, các tập thể, cá nhân sử dụng nguồn vốn đạt kết quả cao.
3.5.2.3. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy
Để nâng cao kết quả hoạt động của mình trong tình hình mới, QHTND tỉnh cần hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức của Quỹ. Việc này sẽ góp phần vào làm cho hiệu quả tổ chức, quản lý của các bộ phận đạt kết quả cao hơn.
Hiện nay, Quỹ vẫn đang hoạt động theo mô hình thu nhỏ của Quỹ TW. Điều này sẽ không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Bởi mỗi địa bàn, vùng lãnh thổ riêng biệt sẽ có những đặc điểm riêng của nó.
Vì lẽ đó, nó cũng sẽ cần một cơ chế, mô hình quản lý, hoạt động phù hợp với từng loại đặc điểm. Tăng cường cán bộ chuyên trách, đúng người đúng việc, hạn chế việc kiêm nhiệm.
Ngoài mục tiêu giảm nghèo, quỹ còn mục tiêu đó là tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, gắn kết các hộ nông dân vào tập thể. Bởi vậy, ngoài các phòng ban nghiệp vụ như tín dụng, kế toán… Quỹ cần có phòng hành chính tổng hợp và phòng marketing. Hai bộ phận này sẽ thực hiện những nhiệm vụ mới của mình như công việc hành chính, tổng hợp, báo cáo.
Phòng marketing sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, đánh giá nhu cầu vốn của các hộ nông dân. Tìm kiếm mô hình kinh tế hiệu quả, xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của Quỹ và của các cấp Hội.
* Hệ thống tổ chức:
+ Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh;
+ Quỹ Hỗ trợ Nông dân cấp huyện.
* Công tác chỉ đạo, quản lý:
- Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ban Thường vụ, BĐH Quỹ HTND TW, UBND Tỉnh Hòa Bình (đối với nguồn Ngân sách tỉnh) và Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh;
- Quỹ Hỗ trợ Nông dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ban Thường vụ, BĐH Quỹ HTND tỉnh, UBND cấp huyện (nguồn NS) và trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện.
* Bộ máy điều hành nghiệp vụ:
- Cấp tỉnh: Kiện toàn Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh, thành lập Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân, Ban quản lý Quỹ HTND cấp tỉnh;
- Cấp huyện: Củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, cán bộ để chỉ đạo, quản lý điều hành và tư cách pháp nhân, Ban Kiểm soát Quỹ.
Cán bộ, nhân viên BĐH Quỹ HTND các cấp làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp chịu trách nhiệm sắp xếp bộ máy tổ chức Ban điều hành Quỹ của cấp mình đảm bảo cho Quỹ hoạt động hiệu quả và bền vững.
* Tư cách pháp nhân:
Quỹ HTND tỉnh và Quỹ HTND cấp huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản giao dịch tại kho bạc Nhà nước hoặc tại Ngân hàng trong nước nơi Quỹ đóng trụ sở.
Với việc củng cố, kiện toàn và hoàn thiện cơ cấu của mình, quỹ sẽ có những điều kiện cần thiết, có đủ các bộ phận chuyên trách sẽ giúp các bộ phận hoàn thiện công việc chuyên môn của mình tốt hơn.
3.5.2.4. Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ
Các cấp Hội cần lựa chọn những cán bộ Hội đáp ứng được các yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng để tham gia công tác xây dựng, quản lý, điều hành Quỹ HTND và các hoạt động dịch vụ tạo vốn giúp nông dân.
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ Quỹ HTND các cấp, nhất là nghiệp vụ tín dụng, kế toán, xây dựng và quản lý dự án, ứng dụng công nghệ thông tin…
Tích cực phối hợp với ngành chức năng lồng ghép cho vay vốn với các hoạt