Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình
3.1.2. Quản lý hoạt động cho vay Quỹ hỗ trợ
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, căn cứ điều lệ quỹ hỗ trợ nông dân, đã xác định các đối tượng được hỗ trợ vốn từ Quỹ gồm: Hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án; nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội nông dân.
- Tổ hợp tác của hội viên nông dân, hợp tác xã nông nghiệp có ký hợp đồng hoặc thoả thuận với hội nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.
- Một số đối tượng khác khi có những quy định riêng của Hội nông dân.
3.1.2.2. Điều kiện để được vay vốn tại Quỹ
Người vay phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ hộ gia đình hoặc người đại diện là hội viên Hội Nông dân Việt Nam có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi Quỹ cho vay vốn;
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả; được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của chủ hộ, chủ dự án được các cấp Hội có thẩm quyền phê duyệt.
Từ khi được thành lập đến nay, Quỹ Hỗ trợ Nông dân Hòa Bình đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nông
nghiệp - nông thôn góp phần làm gia tăng số hộ giàu và giảm đáng kể hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
3.1.2.3. Kết quả cho vay vốn của Quỹ
* Xây dựng kế hoạch cho vay
Căn cứ trên tổng nguồn vận động của năm trước và tình hình thu hồi các dự án trong năm tới, cùng kế hoạch bổ sung nguồn vốn hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình quyết định phương hướng, kế hoạch sử dụng vốn Quỹ HTND cấp tỉnh, quyết định phân bổ, phê duyệt các dự án cho vay nguồn tỉnh và nguồn uỷ thác từ Trung ương Hội cho Hội Nông dân cấp huyện trong toàn tỉnh.
Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện dựa trên kế hoạch phân bổ của Hội Nông dân tỉnh và kết quả vận động Quỹ HTND cũng như tình hình triển khai các dự án Quỹ trên địa bàn để lập kế hoạch cho vay nguồn Quỹ tại cấp mình.
Ngay từ đầu năm, Quỹ HTND tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo Quỹ HTND cấp huyện lập kế hoạch nhu cầu vay vốn để Quỹ HTND tỉnh căn cứ trình Ban Thường vụ phê duyệt kế hoạch cho vay trong năm. Kế hoạch cho vay với các dự án cụ thể, có tính khả thi.
* Tổ chức triển khai việc cho vay vốn Quỹ HTND - Quản lý việc xây dựng dự án:
Chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố thực hiện triển khai chính sách tín dụng, triển khai một số văn bản mới về chính sách cho vay vốn, rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn, hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh giải ngân chỉ tiêu kế hoạch. Hội Nông dân cấp xã trong tỉnh là đơn vị trực tiếp đề xuất và xây dựng các dự án để vay vốn Quỹ HTND.
Chi hội nông dân là đơn vị trực tiếp tổ chức họp chi, tổ Hội nông dân, thông qua đó bầu chọn hộ tham gia dự án, những hộ được bầu chọn là những hộ điển hình có năng lực sản xuất cũng như khả năng hoàn trả vốn vay khi
đến hạn... Danh sách hộ này không những được sự đồng ý của cả chi Hội mà còn phải được UBND cấp xã xác nhận.
Hội Nông dân xã là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với hộ được lựa chọn, tư vấn, hướng dẫn các hộ làm các thủ tục, tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn từ các hộ và hoàn thiện hồ sơ dự án để trình Hội Nông dân cấp huyện.
- Quản lý thẩm định dự án: Được thực hiện qua hai bước như sau:
Thứ nhất: quyền thẩm định dự án.
Sau khi Hội Nông dân cấp xã gửi hồ sơ về Hội Nông dân cấp huyện, nếu là đề xuất vay nguồn của Quỹ HTND cấp huyện thì Hội Nông dân huyện trực tiếp thẩm định dự án. Nếu đề nghị vay từ nguồn Quỹ HTND cấp tỉnh và Trung ương thì Hội Nông dân cấp huyện có trách nhiệm làm tờ trình kèm hồ sơ dự án của xã, gửi về Hội Nông dân tỉnh.
Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay các nguồn uỷ thác của Trung ương và nguồn của tỉnh sẽ trực tiếp tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của các hộ tham gia dự án.
Thứ hai: Tổ chức thẩm định dự án
Ban điều hành Quỹ HTND các cấp cử cán bộ phụ trách trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, Ban điều hành và cán bộ phụ trách này hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định nêu trong biên bản thẩm định. Cán bộ được phân công tiến hành thẩm định dự án, trực tiếp đến từng hộ gia đình, gặp gỡ, trao đổi thông tin, làm rõ hơn các nội dung về phương án sản xuất, kinh doanh, qua đó đánh giá tính khả thi, hiệu quả và hợp pháp của dự án. Khi dự án đủ điều kiện thẩm định, Quỹ HTND cấp thẩm định lập tờ trình đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp phê duyệt. Trong 3 năm, từ 2017 - 2019, tại Hoà Bình chưa có dự án nào không đạt điều kiện thẩm định, chỉ có một số ít hộ không đủ điều kiện tham gia dự án vì lý do khách quan.
- Phê duyệt dự án: Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp có quyền phê duyệt dự án khi nhận được hồ sơ từ Ban điều hành quỹ cùng cấp.
- Quản lý giải ngân: Được thực hiện đối với nguồn cho vay theo từng cấp cụ thể:
Với nguồn cho vay được uỷ thác từ Trung ương và nguồn tỉnh:
Khi có Quyết định phê duyệt dự án, Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình không trực tiếp giải ngân tới người vay vốn mà uỷ thác cho Hội Nông dân cấp huyện với hợp đồng uỷ thác rõ ràng.
Căn cứ vào số tiền được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt dự án, bộ phận kế toán Quỹ HTND tỉnh chuyển khoản tới tài khoản của Quỹ HTND cấp huyện trước thời điểm giải ngân trực tiếp tới hộ vay vốn.
Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình thống nhất với Hội Nông dân cấp huyện lập kế hoạch giải ngân gồm: Ngày, giờ, thành phần, địa điểm... và cử cán bộ chứng kiến việc giải ngân.
Với nguồn cho vay là nguồn huyện: Hội Nông dân cấp huyện trực tiếp giải ngân tới từng hộ vay vốn. Người vay vốn là người đứng tên trong giấy đề nghị vay vốn, khi nhận tiền phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của địa phương, phải ký nhận tiền đúng với chữ ký trong hồ sơ vay vốn.
* Kết quả cho vay đối với nguồn vốn do tỉnh quản lý
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng nguồn vốn Quỹ HTND cấp tỉnh cho vay tại 11 huyện, thành phố là 31.069 triệu đồng (đạt 96,18%). hỗ trợ cho 1.230 hộ hội viên nông dân tham gia 164 dự án vay vốn Quỹ HTND để phát triển sản xuất kinh doanh.
Phương thức cho vay 100% theo dự án theo nhóm hộ và xây dựng mô hình điểm. Nghiệp vụ cho vay theo hướng dẫn của BĐH Quỹ HTND Trung ương và Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân. Thời hạn cho vay áp dụng cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng.
Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn đến 36 tháng. Trong đó dự án chăn nuôi chiếm trên 50%, dự án trồng trọt chiếm trên 40%, thủy sản chiếm gần 4%.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, năm 2019 BĐH Quỹ HTND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai mỗi huyện, thành Hội 01 mô hình vay vốn 300 triệu đồng, mức vay tối đa 25 - 30 triệu đồng/hộ, bước đầu cho kết quả như mô hình trồng rau hữu cơ xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Mô hình trồng Bí xanh huyện Tân Lạc, trồng và chăm sóc cam tại xã Tây Phong, xã Nam Phong (Cao Phong), trồng bưởi diễn xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, chăn nuôi bò sinh sản xã Liên Hòa, chăn nuôi bò sinh sản xã Mai Hịch, nuôi cá dầm xanh xã Vạn Mai (huyện Mai Châu)... Một số huyện, thành phố lồng ghép xây dựng mô hình kinh tế tập thể với việc xây dựng mô hình vay vốn Quỹ HTND như mô hình làm miến rong xã Hợp Thành, Kỳ Sơn, mô hình trồng cây ăn quả phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình.
* Nguồn vốn do Hội nông dân địa phương quản lý
Nguồn vốn Quỹ do Hội nông dân các huyện và cơ sở vận động được đã kịp thời giải ngân cho hội viên nông dân vay để phát triển sản xuất. Một số đơn vị Quỹ cấp huyện cho vay theo hướng dẫn nghiệp vụ của TW và tỉnh cho vay theo dự án (nhóm hộ). Hội Nông dân tỉnh đang chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai kiện toàn BĐH Quỹ HTND theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ HTND.
Vốn có vai trò quan trọng trong sản xuất của hộ nông dân. Quy mô vốn là điều kiện tiên quyết để hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, khai thác tốt các nguồn lực như lao động, đất đai… Thông thường, các hộ nông dân có lượng vốn thấp nhưng những hộ biết tận dụng các nguồn vốn bên ngoài sẽ nâng cao được nguồn vốn của hộ và có nhiều cơ hội phát triển sản xuất hơn.
Vì vậy, cơ cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
Trong những năm qua, thực hiện tốt những chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Quỹ HTND đã phối hợp cùng với các ngân hàng, các tổ chức kinh tế cho hội viên vay vốn bằng nhiều phương thức khác nhau mang lại hiệu quả.
3.1.2.3. Quản lý thu hồi vốn Quỹ HTND
* Kế hoạch thu hồi vốn
Ngay từ đầu năm, Ban Điều hành Quỹ HTND đã xây dựng kế hoạch thu hồi vốn và sử dụng vốn vay Quỹ HTND tỉnh. Kế hoạch thu hồi vốn rất cụ thể, rõ ràng, song song với kế hoạch thu hồi vốn Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh cũng xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu hồi đó bằng cách xin quay vòng đối với nguồn Trung ương ủy thác hoặc chỉ đạo xây dựng dự án để thẩm định giải ngân ngay sau khi có thu hồi vốn.Ví dụ năm 2019, Kế hoạch thu hồi các dự án trong năm gồm 06 dự án với tổng số vốn là 1.850 triệu đồng, cụ thể như sau:
Huyện Tân Lạc: Dự án “Chăm sóc bưởi đỏ” tại xã Mãn Đức với số tiền 300 triệu đồng, thời gian thu hồi 27/6/2019.
Huyện Lạc Sơn: Dự án “Chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Văn Sơn với số tiền 300 triệu đồng, thời gian thu hồi 23/5/2019.
Thành phố Hòa Bình: Dự án “Trồng rau an toàn” tại xã Dân Chủ với số tiền 350 triệu đồng, thời gian thu hồi 31/7/2019.
Huyện Cao Phong: Dự án “Trồng và chăm sóc cam” tại Thị trấn Cao Phong với số tiền 300 triệu đồng, thời gian thu hồi 05/6/2019.
Huyện Mai Châu: Dự án “Chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Mai Hạ với số tiền 300 triệu đồng, thời gian thu hồi 23/5/2019.
Huyện Yên Thủy: Dự án “Trồng và chăm sóc bưởi đỏ” tại xã Thị trấn Hàng trạm với số tiền 300 triệu đồng, thời gian thu hồi 22/6/2019.
Đây là các dự án do nguồn Trung ương Hội ủy thác, do đó Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Hoà Bình đã đề nghị Trung ương Hội cho quay vòng 1.850 triệu đồng các dự án thu hồi năm 2019, dự kiến xây dựng dự án mới tại các huyện:
Huyện Tân Lạc: Dự án “Chăm sóc bưởi đỏ” với số tiền 300 triệu đồng.
Huyện Lạc Sơn: Dự án “Chăn nuôi bò sinh sản” với số tiền 300 triệu đồng.
Thành phố Hòa Bình: Dự án “Nuôi cá ao kết hợp nuôi vịt đẻ trứng” với số tiền 350 triệu đồng.
Huyện Cao Phong: Dự án “Nuôi trâu sinh sản” với số tiền 500 triệu đồng.
Huyện Yên Thủy: Dự án “Nuôi bò sinh sản” với số tiền 400 triệu đồng.
* Quản lý thu gốc
* Lập kế hoạch thu hồi
Các cấp Hội Nông dân đầu quý đều thống kê các dự án đến hạn thu hồi từ các nguồn cho vay để gửi thông báo tới Hội cấp dưới chuẩn bị công tác thu hồi.
* Trách nhiệm thu gốc
Hội Nông dân cấp xã không được quyền thu tiền gốc của dự án khi đến hạn để tránh những rủi ro.
Hội Nông dân cấp huyện trực tiếp thu hồi tiền gốc từ các hộ vay, nếu là nguồn Tỉnh và nguồn Trung ương thì chuyển số tiền thu hồi ngay về Hội Nông dân tỉnh.
* Thu phí
Qua điều tra mức phí của Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình từ năm 2017 đến năm 2019 không có biến động. Mức phí của Quỹ HTND là phù hợp nên rất thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn nhằm phát triển sản xuất.
Bảng 3.3. Mức phí vay từ Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017 - 2019
STT Nội dung Đơn vị 2017 2018 2019
1 Quỹ cấp tỉnh %/tháng 0,7 0,7 0,7
2 Quỹ cấp huyện %/tháng 0,7 0,7 0,7
(Nguồn: Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình, 2020) Kết quả chi tiết hoạt động cho vay vốn của Quỹ đối với các hộ gia đình thể hiện trong bảng 3. 4 dưới đây:
Bảng 3.4. Tình hình cho vay vốn của Quỹ HTND từ 2017 - 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Nguồn vốn TW
Nguồn vốn cấp tỉnh
Nguồn vốn cấp huyện
Tổng Nguồn vốn TW
Nguồn vốn cấp tỉnh
Nguồn vốn cấp huyện
Tổng Nguồn vốn TW
Nguồn vốn cấp tỉnh
Nguồn vốn cấp huyện
Tổng
Số hộ (hộ) 367 276 892 1.535 372 284 984 1.640 397 313 520 1.230
Số tiền (trđ) 12.550 6.255 6.274 25.079 12.550 7.255 8.312 28.117 13.850 8.235 8.984 31.069
Số tiền/số hộ 34,19 22,66 7,03 16,33 33,73 25,54 8,44 17,14 34,88 26,30 17,27 25,25
(Nguồn: Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình [1])
Bảng trên cho ta thấy tình hình cho vay vốn của Quỹ HTND qua 3 năm từ 2017 đến 2019 tăng về số tiền vay. Năm 2018 số hộ được vay là 1.640 tăng 105 hộ so với năm 2017 (1.535 hộ), năm 2019 số hộ vay 1.230 hộ, giảm 410 hộ so với năm 2018. Số tiền cho vay cũng tăng khá nhanh năm 2017 là 25.079 triệu đồng, năm 2018 là 28.117 triệu đồng, năm 2019 là 31.069 triệu đồng.
Số tiền/hộ được vay thì năm 2019 là cao nhất trung bình 25,25 triệu đồng/hộ, năm 2018 trung bình 17,14 triệu đồng/hộ, năm 2017 trung bình 16,33 triệu đồng/hộ.
Từ đó cho thấy sự hoạt động tích cực và có hiệu quả của Quỹ HND trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
* Một số quy định hiện hành
Cho vay dự án nhóm hộ: Tối thiểu 10 hộ/dự án vay vốn.
Địa bàn thực hiện 01 dự án vay vốn: Tối đa 3 thôn (xóm, bản, làng…).
- Quy định về mức vay của Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh thấp (hiện nay tối đa là 100 triệu đồng/hộ; mức cho vay một dự án tối thiểu 300 triệu đồng/mô hình, tối đa 2 tỷ đồng). Với quy định này hiện nay chủ yếu cho vay ở mức trên 16 triệu đến 30 triệu đồng/hộ để giải quyết cho nhiều hộ được vay.
- Trong quá trình triển khai cho vay, quy trình cho vay còn có nhiều bất cập. Theo Hướng dẫn số 82-HD/QHTTW ngày 22/12/2014, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân trong toàn hệ thống Hội. Căn cứ vào danh sách người vay được phê duyệt, Quỹ HTND trực tiếp cho vay lập Hợp đồng vay vốn đối với từng người vay và thực hiện phát tiền vay đến từng người vay theo đúng quy trình chi tiền mặt. Quỹ HTND không được ủy nhiệm cho Chủ dự án nhóm hộ hoặc Hội Nông dân cấp xã phát tiền vay đến người vay. Đối với thu nợ gốc: Quỹ HTND cho vay tiến hành thu trực tiếp từ người vay, không ủy quyền cho Hội Nông dân cấp xã thu nợ gốc. Trong trường hợp người vay trả nợ trước hạn Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã phải báo ngay cho Quỹ HTND cho vay biết để thu tiền và
tất toán khoản vay theo đúng quy định. Ngay sau khi thu nợ gốc Quỹ HTND phải nộp tiền vào tài khoản (hoặc chuyển trả Quỹ cấp trên, nếu là nguồn ủy thác) và kịp thời triển khai lập dự án cho vay chu kỳ mới, không để vốn tồn đọng. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cán bộ cấp huyện của Hội nông dân không đủ để đáp ứng với việc trực tiếp giải ngân tới người vay và thu gốc của từng người vay khi đến hạn.
Để thấy rõ hơn kết quả việc vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân cho sản xuất, nghiên cứu tổng kết các mô hình sản xuất phát triển từ nguồn quỹ này (bảng 3.5).
Kết quả hỗ trợ nông dân sản xuất - kinh doanh trong những năm qua được tăng tiền vốn hỗ trợ nông dân. Trong đó lĩnh vực sản xuất chủ yếu của nông dân là chăn nuôi (chiếm hơn 55% tổng giá trị cho vay), trồng trọt 43%.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, nghiên cứu tiến hành phân tích tình hình trả nợ của hội viên. Từ năm 2017 đến năm 2019 không phát sinh nợ quá hạn. Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình không có nợ xấu, cho thấy công tác quản lý tài chính của Quỹ là rất tốt.
3.1.2.5. Kết quả hoạt động thu - chi của Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình a) Kết quả hoạt động thu
Nguồn thu của Quỹ Hỗ trợ Nông dân có được từ 4 nguồn: Thu phí QHTND, Thu phí ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội, Thu phí ủy thác Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn, từ tiền gửi ngân hàng. Qua kết quả tổng hợp các nguồn thu từ 2017 - 2019 ở bảng trên cho thấy khoản thu của Quỹ tăng dần tất cả các nguồn thu qua các năm với tổng thu năm 2017 là trên 230,2 triệu đồng, tăng mạnh năm 2019 là 441,3 triệu đồng. Mặc dù tăng mạnh năm 2019, tuy 3 năm qua, tốc độ tăng nguồn thu chỉ đạt trên 91,7% và tổng số thu vẫn còn khá khiêm tốn. Trong các nguồn thu, thu phí QHTND tăng mạnh vào năm 2018 tăng hơn 1 lần so với năm 2017, tăng hơn 2 lần so với 2019.
Thu phí ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội, Thu phí ủy thác Ngân hàng