Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá về công tác quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân
3.2.2. Kết quả công tác kiểm tra - giám sát của Quỹ
Quỹ Hỗ trợ Nông dân thực hiện quản lý thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Mọi hoạt động của quỹ đều phải tuân thủ pháp luật và những quy định về chế độ quản lý Quỹ.
Cơ chế quản lý Quỹ xuất phát từ lợi ích chung. Trên cơ sở những quy chế về quản lý của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn. Các cấp quỹ xây dựng phù hợp với tình hình thực tế.
Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ về quản lí, kiểm tra và giám sát Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình
Nội dung
Cán bộ HND tỉnh
(6 người)
Cán bộ HND 3 huyện (6 người)
Cán bộ quản lý 3
xã (18 người)
Tổng số
Có Không Có Không Có Không Có Tỷ lệ (%) Không
Tỷ lệ (%) Có khảo sát
trước khi vay vốn
6 0 6 0 16 2 28 93,3 2 6,7
Có kiểm tra định kỳ (6 tháng 1 lần)
6 0 5 1 14 4 26 86.7 4 13,3
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2020)
Ngoài những nguyên tắc quản lý theo quy định chung, các cấp Hội (cơ quan được giao quản lý Quỹ) đã tuân thủ đúng quy trình cho vay vốn theo quy định của liên ngành Tài chính - Ngân hàng - Hội Nông dân Việt Nam như:
- Đối tượng vay được bình xét từ chi, tổ Hội, chủ yếu là các hộ gia đình hội viên nông dân có lao động, có ý thức làm ăn nhưng thiếu vốn và các hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp;
- Hội Nông dân cơ sở tập hợp danh sách các hộ vay, mục đích vay và có xác nhận của UBND xã, huyện, thành phố;
- Hội Nông dân tỉnh, huyện, xã tiến hành thẩm định các đối tượng xin vay vốn trước khi ra quyết định cho vay;
- Việc giải ngân được thực hiện tại cơ sở cho từng hộ vay có sự giám sát của Hội Nông dân tỉnh, huyện. Vì vậy việc giải ngân rất nhanh chóng, tiện lợi và đúng đối tượng;
- Để hiệu quả sử dụng vốn vay được thiết thực và đáp ứng nguyện vọng của nông dân, Hội Nông dân các cấp thường kết hợp cho vay vốn gắn với chuyển giao, tập huấn kỹ thuật cho hộ vay theo kế hoạch sản xuất và mục đích vay của chủ hộ;
- Hàng năm, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh chỉ đạo Ban điều hành Quỹ HTND các cấp tiến hành công tác kiểm tra định kỳ (6 tháng, cuối năm) và đột xuất; Nội dung kiểm tra: Số hộ được vay vốn, hiệu quả SXKD, trả tiền gốc và phí đúng thời hạn và số tiền được vay; kiểm tra sổ sách, việc quản lý, chi tiêu nguồn phí thu được từ quỹ...
Bảng 3.11. Đánh giá của cán bộ Quỹ về hoạt động kiểm tra - giám sát
Nội dung
Quỹ cấp tỉnh
Quỹ cấp huyện
Quỹ cấp cơ sở
Tổng số mẫu (người)
Tổng số n = 6
(người)
n = 6 (người)
n = 18 (người)
Có Không Có Không Có Không Có Tỷ
lệ (%) Không Tỷ lệ (%) Hội viên có
sử dụng vốn đúng mục đích không
6 0 6 0 18 0 30 30 100,0 0 0,0
Nông dân có trả phí và gốc đúng hạn không
6 0 5 1 15 3 30 26 86,7 4 13,3
Việc kiểm tra sổ sách có diễn ra
thường xuyên không
6 0 6 0 16 2 30 28 93,3 2 6,7
Kiểm tra thu - chi tài chính Quỹ
có diễn ra thường xuyên và minh bạch
không
6 0 5 1 17 1 30 28 93,3 2 6,7
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2020)
Mặc dù có những quy định và qui chế rõ ràng trong quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân, tuy nhiên để quá trình triển khai không có những sai sót hoặc rủi ro lớn thì công tác kiểm tra trước và kiểm tra trong quá trình là những nhiệm vụ quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, trong chỉ đạo hoạt động chung của Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình, các hoạt động khảo sát trước và kiểm tra định kỳ được triển khai khá nghiêm túc ở các địa phương. Điều này góp phần quan trọng trong kết quả quản lý Quỹ của Tỉnh.
Qua bảng 3.11 cho thấy, hoạt động kiểm tra - giám sát của Quỹ hoạt động rất hiệu quả. 100% số cán bộ được hỏi ghi nhận không có trường hợp cho vay vốn sử dụng sai mục đích; 12% cho rằng vẫn có hiện tượng trả nợ gốc và phí chưa đúng thời hạn.
Với công tác kiểm tra sổ sách thường xuyên và định kỳ mặc dù được quy định rõ ràng, nhưng thực tế vẫn xảy ra hiện tượng lơ là trong kiểm tra sổ sách.