Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU26 2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để điều tra nội dung quản lý Quỹ, luận văn dự kiến điều tra mẫu ở các địa phương, trong đó chọn 3 địa bàn có tình hình thực hiện quản lý quỹ ở mức tốt, trung bình và kém, cụ thể:
- Huyện Yên Thủy: Là địa phương có tình hình quản lý quỹ tương đối tốt và có nhiều điều kiện cho triển khai các hoạt động của Quỹ;
- Huyện Mai Châu: Là địa bàn có tình hình quản lý quỹ ở mức trung bình;
- Huyện Đà Bắc: Là địa bàn có nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, việc triển khai các hoạt động của Quỹ còn nhiều hạn chế.
Ngọc Lương, Vạn Mai, Hào Lý.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, số liệu về kết quả hoạt động của quỹ, số liệu về tình hình thực hiện các hoạt động của các địa bàn nghiên cứu, số liệu so sánh các địa phương. Những số liệu này được kế thừa từ văn phòng thống kê Tỉnh, huyện;
số liệu cũng được kế thừa từ các báo cáo nghiên cứu có liên quan, các ấn
phẩm, tài liệu hội thảo, báo cáo tổng kết hoạt động của Quỹ và chương trình phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh, nguồn internet...
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu về đánh giá của người dân, của các cấp quản lý Quỹ về tình hình hoạt động của quỹ, tính hiệu quả và hạn chế trong tổ chức điều hành Quỹ.
Những đánh giá của người dân về quản lý quỹ được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn.
Những ý kiến nhà quản lý được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Ý kiến của chuyên gia sẽ được tổng hợp và phân tích lồng ghép.
Tiến hành thu thập thông tin như sau:
- Phỏng vấn định hướng: Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phỏng vấn hộ nông dân đã được sử dụng quỹ hỗ trợ này để phát triển kinh tế gia đình với 150 hội viên là những hộ nông dân huyện Yên Thủy, Mai Châu, Đà Bắc. Mỗi huyện phỏng vấn 50 hội viên;
Mỗi huyện lựa chọn 1 xã như: xã Ngọc Lương, huyện Yên Thuỷ, xã Vạn Mai huyện Mai Châu, xã Hào Lý huyện Đà Bắc. Mỗi xã chọn 50 hội viên ở 3 xóm.
- Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu 6 cán bộ cấp tỉnh, 24 cán bộ quản lý quỹ cấp huyện và cơ sở.
Bảng 2.1. Cơ cấu, dung lượng mẫu và phương pháp thu thập số liệu
Đối tượng Dung lượng
mẫu
Phương pháp
1. Cán bộ quản lý 30
- Cán bộ quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình
6 người (5 đại diện các đơn vị trực thuộc và 01
lãnh đạo Hội Phỏng vấn sâu - Cán bộ quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân các
huyện Yên Thủy, Mai Châu, Đà Bắc
6 người (2 người/huyện) - Cán bộ quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân các
xã Ngọc Lương, Vạn Mai, Hào Lý
18 người (6 cán bộ/xã)
2. Hộ nông dân là hội viên 150
- Hộ nông dân xã Ngọc Lương 50 - Phỏng vấn
định hướng (sử dụng bảng hỏi)
- Hộ nông dân xã Mai Hịch 50
- Hộ nông dân xã Hào Lý 50
Tổng số 180
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi khảo sát được tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ…
Cụ thể: Với các thông tin tổng hợp từ bảng hỏi, chúng tôi tiến hành mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.3.3.2. Phương pháp phân tích
(1) Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu phân tích số tuyệt đối, số bình quân, số tương đối để mô tả mức độ quản lý quỹ hỗ trợ nông dân, các ý kiến về khó khăn, thuận lợi.
(2) Phương pháp thống kê so sánh
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng điều tra để làm cơ sở cho việc nhận xét các tiêu chí khác nhau.
(3) Phương pháp chuyên gia
Tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan thuộc nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý ngành nông nghiệp và PTNT.
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lượng vốn huy động của Quỹ qua thời thời gian, qua các nguồn huy động vốn.
- Dư nợ cho vay của Quỹ qua thời gian, theo các đối tượng.
- Tỷ lệ hộ dân trên địa bàn được vay vốn từ quỹ.
- Số liệu về nợ đọng, không thu hồi được vốn vay qua thời gian.
- Chỉ tiêu đánh giá về trình độ quản lý, duy trì quản lý quỹ của người dân và cán bộ địa phương.
Chương 3