Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý QHTND tỉnh Hòa Bình 65 1. Bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hòa bình (Trang 74 - 80)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý QHTND tỉnh Hòa Bình 65 1. Bộ máy quản lý

Mỗi một cơ quan hay tổ chức thì bộ máy quản lý luôn giữ vai trò quyết định tới hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Bộ máy quản lý hợp lý là nền tảng để tạo động lực phát triển cũng như hoạt động có hiệu quả nhằm mục đích cải thiện đời sống cho nông dân.

Bộ máy quản lý được quy định cụ thể tại Điều 27, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân Việt Nam. Trong đó, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương): ban điều hành Quỹ HTND cấp tỉnh gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc; cán bộ nghiệp vụ, kế toán, kiểm soát nội bộ, thủ quỹ. Ban điều hành cấp huyện gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ nghiệp vụ, kế toán, thủ quỹ. Trong thực tế QHTND các cấp tỉnh Hòa Bình hiện nay chưa kiện toàn Ban điều hành. Một số cán bộ sợ nếu kiện toàn Ban điều hành Quỹ như vậy thì không được hưởng mức phụ cấp của công chức khối Đảng, Đoàn thể (30%) vì như vậy Quỹ là đơn vị sự nghiệp, cán bộ của Quỹ là viên chức.

Về phân cấp quản lý vốn: Theo Hướng dẫn số 841 ngày 11/9/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về vận động và quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân do Hội Nông dân cấp xã vận động được: Hội Nông dân cấp xã chịu trách nhiệm vận động tạo nguồn vốn đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao (vận động ngân sách cấp, vận động các tổ chức cá nhân trên địa bàn, hội viên nông dân ủng hộ, cho vay, mượn với lãi suất thấp, ưu đãi…). Việc ký hợp đồng mượn vốn, vay vốn (với lãi suất thấp, ưu đãi) do Hội Nông dân cấp huyện trở lên thực hiện; Quỹ Hỗ trợ Nông dân cấp huyện trực tiếp quản lý, điều hành nguồn vốn do Hội Nông dân cấp xã vận động được; tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Bộ Tài chính và Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Song trên thực tế tại Hòa Bình, nguồn vốn của xã vận động tâm lý của các xă không muốn chuyển vốn về huyện do đó việc chuyển nguồn quản lý có nhiều khó khăn.

Cán bộ Hội do hội viên bầu theo nhiệm kỳ của Hội (5 năm), khi làm công tác quản lý Quỹ thường xuyên thay đổi, hơn nữa rất ít cán bộ Hội (bao gồm cả cấp tỉnh, huyện và xã) có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài chính, ngân hàng do vậy năng lực quản lý quỹ còn hạn chế. Cấp xã công tác quản lý hồ sơ, ghi chép sổ sách có nhiều khó khăn, bất cập.

Bảng 3.12. Đánh giá về bộ máy quản lý Quỹ HTND của cán bộ Quỹ

STT Đối tượng điều tra

Số cán bộ điều

tra

Kết quả

Hợp lý Chưa hợp lý SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ tỉnh 6 5 83,3 1 16,7

2 Cán bộ huyện 6 4 66,7 2 33,3

3 Cán bộ xã 18 10 55,5 8 45,5

Cộng 30 19 63,3 11 36,7

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2020)

Qua kết quả điều tra cho thấy bộ máy hoạt động của Quỹ HTND tương đối phù hợp. Phần lớn cán bộ các cấp từ cấp tỉnh cho đến cấp cở sở chiếm 63,3% đánh giá bộ máy quản lý Quỹ hiện nay là hợp lý. Song bên cạnh đó có 36,7% ý kiến cán bộ cho rằng bộ máy quản lý vẫn còn một số hạn chế.

3.3.2. Các hoạt động chỉ đạo của Quỹ HTND

Qua điều tra khảo sát đội ngũ cán bộ các cấp về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Hội Nông dân trên một số nội dung hoạt động.

Cùng nội dung hỏi về vấn đề này, với đa số cán bộ các cấp được hỏi đều cho rằng các yếu tố như sự hoàn thiện tổ chức bộ máy Ban chấp hành Hội (chỉ có 3,3% đánh giá không quan trọng, 96,7% đánh giá là rất quan trọng).

Bảng 3.13. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình

Các yếu tố

Rất quan

trọng Quan trọng Ít quan trọng Số

lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%) 1. Sự hoàn thiện tổ chức bộ

máy BCH Hội 32 64 16 32 2 4

2. Sự quan tâm chỉ đạo của

cấp ủy Đảng 50 100,0 0 0,0 0 0,0

3. Sự phối hợp và tạo điều

kiện của chính quyền 50 100,0 0 0,0 0 0,0

4. Sự quan tâm chỉ đạo của

HND cấp trên 50 100,0 0 0,0 0 0,0

5. Năng lực của cán bộ Hội 34 68 16 32 0 0,0

Các yếu tố

Rất quan

trọng Quan trọng Ít quan trọng Số

lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%) 6. Ý thức trách nhiệm của cán

bộ Hội 43 86 7 14 0 0,0

7. Phẩm chất, đạo đức của cán

bộ Hội 43 86 7 14 0 0,0

8. Yếu tố về CSVC và kinh

phí hoạt động 28 56 20 40 2 4

9. Phương pháp, hình thức tổ chức, nội dung công tác của Hội

25 50,0 20 40 5 10

10. Tác động của việc ĐM cơ

chế CS 28 56 20 40 2 4

11. Sự phối hợp với các bên

liên quan 20 33,3 25 50 5 10

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2020) Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp vào tạo điều kiện của chính quyền, sự quan tâm chỉ đạo của Hội nông dân các cấp, năng lực của cán bộ Hội, ý thức trách nhiệm của cán bộ Hội, phẩm chất đạo đức của cán bộ Hội đều được đánh giá 100% là rất quan trọng. Yếu tố về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động có 3,3% ý kiến cho rằng không quan trọng. Phương pháp, hình thức, nội dung công tác của Hội có 5% đánh giá không quan trọng; tác động của việc đổi mới cơ chế chính sách trong thời gian qua là rất quan trọng nhưng vẫn có 13,3% cho rằng không quan trọng, sự phối hợp với các bên liên quan có 8,3% cho là không quan trọng còn lại đánh giá là quan trọng.

3.3.3. Cơ chế - chính sách hoạt động

Cơ chế chính là cách thức để thực hiện những hoạt động trong tổ chức.

Muốn thực hiện các hoạt động đạt kết quả cao thì đồng nghĩa với việc phải có một cơ chế thống nhất và phù hợp.

Bảng 3.14. Đánh giá về cơ chế hoạt động Quỹ của cán bộ Quỹ

STT Đối tượng điều tra

Số cán bộ điều

tra

Kết quả

Hợp lý Chưa hợp lý SL

(người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ tỉnh 6 4 66,7 2 33,33

2 Cán bộ huyện 6 3 50 3 50

3 Cán bộ xã 18 13 72,2 5 27,8

Tổng 30 20 66,7 10 33,3

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2020) Qua điều tra khảo sát cán bộ hoạt động Quỹ 66,7% cán bộ các cấp cho rằng cơ chế hoạt động của Quỹ đã hợp lý, song bên cạnh đó vẫn có tới 33,3%

ý kiến cho rằng còn nhiều hạn chế và cần khắc phục để đạt hiệu quả hoạt động cao hơn như:

- Cần có sự thống nhất trong văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh;

- Tăng cường phí quản lý cho cấp huyện, nhất là tỷ lệ % trong tính phí quản lý;

- Bộ máy QHTND cấp huyện một số đơn vị còn thiếu cán bộ do cán bộ Hội nông dân huyện kiêm nhiệm nhiều công việc.

3.3.4. Sự phối hợp hoạt động với các bên liên quan

Để thực hiện công tác hỗ trợ và giúp đỡ nông dân trong phát triển sản xuất, sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan là hết sức

quan trọng. Sự kết hợp này càng chặt chẽ thì hiệu quả hoạt động của tất cả các bên liên quan đều đạt kết quả cao.

Qua điều tra cho thấy các tổ chức liên quan đến hoạt động của Quỹ HTND bao gồm: các phòng ban (phòng kinh tế, phòng tài nguyên môi trường…), các đoàn thể ban ngành của địa phương, UBND và HĐND các cấp, các doanh nghiệp trên địa bàn… ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND tỉnh.

Bảng 3.15. Đánh giá về sự phối hợp với các bên liên quan với Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hòa Bình

STT Đối tượng điều tra

Số cán bộ điều

tra

Sự kết hợp với các bên liên quan Chặt chẽ Lỏng lẻo SL

(người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ tỉnh 6 5 83,3 1 16,7

2 Cán bộ huyện 6 4 66,7 2 33,3

3 Cán bộ xã 18 14 77,8 4 22,2

Tổng 30 23 76,7 7 23,3

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2020) Qua bảng điều tra trên cho thấy 76,7% ý kiến của cán bộ cho rằng các cơ quan và doanh nghiệp liên quan chưa có sự kết hợp đồng bộ và tích cực. Sự phối hợp này vẫn còn lỏng lẻo và thiếu chặt chẽ. Vì vậy, Quỹ HTND tỉnh nói riêng cũng như cán bộ Hội các cấp nói chung cần có những chế tài và chính sách hợp lý để thu hút được sự phối hợp với các bên. Đồng thời tích cực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn để sự phối hợp này đạt hiệu quả cao hơn.

Các tổ chức có liên quan những năm qua đã góp phần đáng kể trong việc tăng cường hoạt động của Quỹ HTND. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường hơn sự liên kết, phối hợp này để Quỹ HTND ngày càng phát triển.

3.3.5. Trình độ nhận thức của hội viên nông dân

Trình độ nhận thức của nông dân có tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Bởi vì, nếu nông dân có trình độ dân trí nhất định, sẽ có sự hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, giống cây, con… sẽ sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; ngược lại, nếu nông dân không được nâng cao về trình độ dân trí, sự hiểu biết sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn, như không đúng mục đích, sử dụng không hợp lý.

Hội Nông dân các cấp đã tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn nghiệp vụ Quỹ HTND và phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân.

Bảng 3.16. Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân

Nội dung

Ngọc Lương

(hộ)

Vạn Mai (hộ)

Hào Lý

(hộ) Tổng số

Có Không Có Không Có Không Có Tỷ lệ

(%) Không Tỷ lệ (%) Tập huấn

KHKT 50 0 50 0 48 2 148 98,66 2 1,37

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hòa bình (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)