Đánh giá chung về công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hòa bình (Trang 80 - 84)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Hàng năm, Quỹ đã hỗ trợ cho nông dân được vay vốn kịp thời, giải quyết việc làm thường xuyên và tạo việc làm thời vụ, giúp nhiều hội viên khó khăn không có thế chấp được tín chấp để vay vốn, giảm tình trạng vay nặng

lãi, hội viên có điều kiện để phát triển sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở các địa phương.

- Việc thành lập tổ, nhóm giúp hội viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm; hỗ trợ nhau về cây con giống; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm; phát huy được nội lực của các thành viên trong việc huy động vốn, đất đai, lao động, phục vụ sản xuất; qua đó, hiệu quả từ các mô hình được nâng lên, thu nhập bình quân của các hộ vay vốn tăng.

- Thu hút nhiều nông dân tham gia vào tổ chức Hội, chất lượng sinh hoạt ở các chi, tổ hội được nâng lên, phong trào thi đua có nhiều đổi mới, đội ngũ cán bộ các cấp hội, nhất là cán bộ ở cơ sở khi tham gia quản lý Quỹ, kinh nghiệm quản lý tài chính tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tạo môi trường thuận lợi để cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến hoạt động của Hội, đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực cán bộ hội các cấp, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội, từ đó, có điều kiện chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên nhiều hơn.

- Công tác phối hợp giữa Hội Nông dân và các Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, công tác chỉ đạo quản lý chặt chẽ, việc sử dụng nguồn vốn vay đối với hội viên nông dân đạt hiệu quả thiết thực, giúp cho hội viên nông dân có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập đời sống của nông dân được cải thiện hơn, con em nông dân có điều kiện cơ hội học hành tốt hơn.

- Nguồn vốn đầu tư đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo hướng CNH - HĐH, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng năng suất và sản lượng, thúc đẩy sản

xuất hàng hóa phát triển, hình thành được các vùng dự án cây ăn quả, vùng nguyên liệu mía, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm...

- Thông qua tổ vay vốn, thu hút được nhiều hội viên tham gia, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động ở nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm các tai tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự ở địa bàn nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để hội viên nông dân được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư sản xuất; đối tượng đầu tư được mở rộng, thông qua hình thức cho vay theo tổ, nhóm, giảm chi phí đi lại và các thủ tục cho hội viên nông dân, có điều kiện tốt hơn củng cố kiện toàn chi, tổ hội.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.4.2.1. Hạn chế

- Công tác tuyên truyền, vận động về Quỹ Hỗ trợ Nông dân ở một số cơ sở còn yếu, cán bộ và hội viên nông dân chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của Quỹ Hỗ trợ Nông dân và các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Một số đơn vị, cơ sở còn hạn chế trong công tác tham mưu, đề xuất nên chưa nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ xây dựng Quỹ.

- Tăng trưởng nguồn vốn chậm, nhất là nguồn ngân sách còn hạn chế ở cấp huyện, nguồn vốn vận động khác chưa thực hiện được, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của hội viên nông dân, nhiều dự án có tính khả thi cao nhưng chưa có nguồn vốn hỗ trợ.

Tổ chức hoạt động và bộ máy cán bộ quản lý điều hành Quỹ theo đặc thù trong hệ thống Hội. Công tác cán bộ phụ thuộc cấp ủy cùng cấp, cán bộ địa phương thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý Quỹ.

- Công tác kiểm tra rà soát nguồn vận động ở cơ sở từ năm 2011 trở về trước theo hướng dẫn số 841-HD/HNDTW ngày 11/9/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Hội còn số ít huyện chưa thực hiện đúng quy định, số liệu báo cáo không rõ ràng.

- Công tác thông tin báo cáo ở một số huyện chưa kịp thời, số liệu báo cáo có thời điểm chưa chính xác, một số đơn vị chưa thực hiện chế độ báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Công tác tổ chức cán bộ từ cấp huyện tới cơ sở có nhiều biến động dẫn tới tình trạng một số cán bộ Hội nhận thức chưa sâu sắc về Kết luận 61 và Quyết định 673, chưa nắm vững các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu nguyện vọng của hội viên, nông dân do vậy còn hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân.

Do là tỉnh miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng các xã vùng cao còn khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, không đồng đều giữa các vùng, sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

* Nguyên nhân chủ quan

- Một số cán bộ Hội ở các cấp chưa nhận thức đầy đủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ vận động xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân. Trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện chưa quyết tâm, còn ngại khó; bên cạnh đó, một số huyện chưa có được sự quan tâm trong công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, sự tạo điều kiện của chính quyền trong công tác xây dựng và vận động tăng trưởng nguồn vốn.

- Ở một số huyện và cơ sở, cán bộ làm việc kiêm nhiệm, chủ yếu là không có chuyên môn, năng lực của cán bộ được phân công điều hành và quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân còn hạn chế; cán bộ Hội ở cơ sở thường biến động, nhất là sau mỗi kỳ Đại hội, ảnh hưởng đến công tác theo dõi quản lý.

- Nguồn vốn hiện vẫn chủ yếu là xin cấp từ nguồn ngân sách địa phương và sự đóng góp của cán bộ, hội viên nông dân.

- Một số huyện chưa thực sự quan tâm chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát đôn đốc cán bộ thực hiện và báo cáo nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hòa bình (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)