Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hòa bình (Trang 30 - 35)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân

1.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương trong quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân 1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đang dư nợ cho vay tại các dự án là 41.771,5 triệu đồng, cho 212 dự án với 1.129 hộ vay.

Để nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, xây dựng được các mô hình điểm về phát triển kinh tế, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác khảo sát địa bàn, hướng dẫn lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, lập hồ sơ dự án, thẩm định trước và sau giải ngân, kiểm tra đôn đốc kết hợp với tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho hội viên, nông dân được vay vốn.

Đa số các hộ vay vốn sản xuất - kinh doanh lãi từ 30 - 100 triệu đồng/hộ/năm so với trước khi tham gia dự án. Điển hình như: Dự án "Nuôi gà thịt" của Hợp tác xã chăn nuôi gà Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba cho 23 thành viên vay 2 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND Trung ương. Có vốn các thành viên đã đầu tư sửa chữa, xây dựng chuồng trại, mua con giống, thức ăn, nhờ đó hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Trừ mọi chi phí, bình quân mỗi hộ đạt từ 250 - 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 55 lao động; dự án "Chăn nuôi bò sinh sản" tại xã Thanh Minh (thị xã Phú Thọ); dự án "Nuôi cá thương phẩm" tại xã Chính Công (huyện Hạ Hòa); dự án "Trồng, chăm sóc, chế biến chè xanh chất lượng cao" xã Đồng Lương (huyện Cẩm Khê);

dự án "Chăm sóc nâng cao chất lượng bưởi quả Đoan Hùng" tại xã Chân Mộng (huyện Đoan Hùng); dự án "Chế biến mỳ khô" tại xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì);… Khi kết thúc chu kỳ vay vốn, các dự án đã nộp phí và vốn đúng hạn. Định kỳ hàng quý các tổ vay vốn dự án duy trì sinh hoạt tổ, nội dung phong phú, với sự tham gia của ban quản lý dự án và hộ vay để trao đổi và học tập, truyền đạt các kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống, tìm đầu ra cho sản phẩm…

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đạt 31,1 tỷ đồng, trong đó, nguồn Trung ương Hội ủy thác 14,2 tỷ đồng, được giải ngân tại 33 dự án cho 353 hộ vay; nguồn tỉnh Hội trên 9 tỷ đồng, đã giải ngân 24 dự án cho 136 hộ vay ưu đãi; còn lại 7,5 tỷ đồng nguồn Quỹ do cấp huyện quản lý với trên 921 hội viên vay vốn. Nguồn vốn trên đã được giải ngân theo hai hình thức nguồn Trung ương ủy thác và nguồn của Hội Nông dân tỉnh cho vay theo dự án nhóm hộ, nguồn vốn do Hội Nông dân huyện quản lý cho vay theo hộ.

Thông qua nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân các cấp đã giúp hình thành 224 mô hình liên kết sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa. Một số điển hình như: Mô hình nuôi cá nước ngọt

thâm canh tại các xã Gia Phương, Gia Minh, Gia Hòa (huyện Gia Viễn);

nuôi trâu, bò sinh sản xã Gia Trấn (huyện Gia Viễn), xã Bắc Sơn (thành phố Tam Điệp), xã Văn Phương (huyện Nho Quan)... Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản tại xã Khánh Cư (huyện Yên Khánh); tổ hợp tác nuôi trồng thủy hải sản (huyện Kim Sơn)...

Nhiều hội viên, nông dân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo và vươn lên khá giả. Tiêu biểu như: gia đình ông Phạm Như Bồn (thôn Yên Tế, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) đã mạnh dạn đấu thầu 5 mẫu ruộng trũng của địa phương để xây dựng mô hình nuôi thả cá. Được vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình ông đã đầu tư cải tạo 3 ao đầm để nuôi cá thương phẩm, cá giống và cá trắm ốc. Ông Bồn chia sẻ: "Ngoài được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân tôi còn được tham gia các buổi tập huấn chuyển giao KHKT về nuôi trồng thủy sản do Hội Nông dân huyện và xã tổ chức. Nhờ đó, mỗi năm gia đình tôi thu lãi trên 150 triệu đồng".

1.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND) do Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang quản lý hiện có gần 24.022 triệu đồng giúp cho 587 hộ hội viên vay thực hiện 46 dự án phát triển sản xuất. Trong đó có 28 dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm;

16 dự án trồng trọt và 02 dự án nuôi thủy sản. Các dự án đều phát huy hiệu quả tốt, các hộ tham gia dự án vay vốn đúng mục đích, có thu nhập ổn định.

Các địa phương có nhiều dự án là huyện Yên Sơn 10 dự án, thành phố Tuyên Quang và Sơn Dương có 8 dự án, Hàm Yên 7 dự án… Mỗi dự án đều mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với vùng chuyên canh, phát huy thế mạnh của từng địa phương. Tiêu biểu như các dự án: Trồng và chăm sóc bưởi ở các xã Phúc Ninh, Thắng Quân, Xuân Vân (Yên Sơn); nuôi trâu sinh sản kết hợp cày kéo ở các xã Phúc Sơn, Trung Hòa, Hòa Phú (Chiêm

Hóa), nuôi cá đặc sản trên Sông Lô ở phường Nông Tiến… hộ hội viên nông dân đã được quỹ cho vay để đầu tư mở rộng phát triển sản xuất. Việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn Quỹ HTND được tiến hành thường xuyên, từ cấp tỉnh xuống tận cơ sở. Để phát huy hiệu quả Quỹ HTND, các cấp Hội Nông dân ở Tuyên Quang đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn lồng ghép việc sử dụng vốn vay với hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, dạy nghề cho các nhóm hộ. Giữa các hộ trong nhóm còn thường xuyên tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hòa Bình

Qua nghiên cứu, học tập kinh nghiệm Quỹ HTND của Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình, Tuyên Quang, xét theo đặc điểm của mỗi địa phương có những thuận lợi, khó khăn, khác biệt riêng mà Ban điều hành Quỹ HTND các tỉnh trong cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng cần nghiên cứu học tập để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ HTND, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân chủ yếu là do các tổ chức tín dụng của Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội trực thuộc nhà nước đảm nhiệm.

Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế chính sách để nông dân có thể tiếp cận trực tiếp để vay vốn với thủ tục nhanh gọn nhất.

Hai là, đối tượng vay vốn không phải thế chấp tài sản mà được các đơn vị, tổ, nhóm nơi họ tham gia liên kết hoặc chính quyền địa phương tín chấp.

Quy trình vay vốn có sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành có liên quan.

Ba là, xác định nguồn vốn hỗ trợ theo phương châm cho nông dân cần câu và dạy họ cách câu cá, nên cần phải tổ chức giúp họ phát triển sản xuất, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm để giúp họ xóa nghèo bền vững.

Bốn là, khi cho nông dân vay vốn để xóa đói giảm nghèo, chú trọng đến lợi ích kinh tế - xã hội chứ không nặng về lợi ích kinh tế thuần túy.

Năm là, không ngừng nâng cao năng lực cho cả người được vay vốn và cơ quan quản lý nguồn vốn để bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

Có thể nói, qua nhiều năm vận động xây dựng và phát triển, nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân của các địa phương đã thực sự có tác dụng thiết thực đối với các hộ nông dân nghèo, góp phần cải thiện đời sống, thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, tạo niềm tin trong hội viên đối với vai trò, vị trí của tổ chức Hội Nông dân. Đây là chủ trương có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội và đã phát huy tích cực các nguồn lực hỗ trợ cho các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Tuy chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn rộng khắp trong tổ chức Hội ở cơ sở, nhưng Quỹ Hỗ trợ Nông dân đã giải quyết một phần về vốn cho người nông dân giải quyết được khó khăn trong sản xuất.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hòa bình (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)