2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Thạch Thất
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thạch Thất là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km. Tọa độ địa lý từ 20 độ 58 phút 23 đến 21 độ 06 phút 10 vĩ độ bắc từ 105 độ 27 phút 54 đến 105 độ 38 phút 22 kinh độ đông Đường ranh giới:
Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.
Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai.
Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình).
Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây
Từ ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó, Thạch Thất là một huyện thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 01/8/2008, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 19/QĐ-UBND về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Thạch Thất quản lý.
Sau khi xác lập địa giới hành chính huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn và 22 xã.
Nguồn: UBND huyện Thạch Thất Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất
2.1.1.2. Địa h nh
Huyện Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và có các dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình đồng bằng: phân bố trên địa bàn 11 xã, tập trung bên bờ trái sông Tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến l0m so với mặt biển. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên lm, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâu. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.
- Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: có trên địa bàn 9 xã, độ cao trung bình so với mặt biển từ l0m đến hơn 15m. Có nhiều đồi độc lập, thấp, thoải, độ dốc trung bình 3-8 độ, đã hình thành nhiều hồ thu lợi nhỏ và vừa, tiêu biểu là hồ Tân Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hoá, nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20-50cm.
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* hí hậu
Huyện Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều.
- Nhiệt độ: nhiệt trung bình trong năm khoảng 23,40C, trong đó cao nhất lên tới trên 37,50C và thấp nhất là 50C. Số giờ nắng: trong năm trung bình là 1.680 giờ, năm cao nhất là 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ.
- Lượng mưa: bình quân năm là 1.628mm, cao nhất là 2.163mm và thấp nhất là 1.519mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đồng đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể lên tới 336mm.
* Thủy văn
- Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực được cung cấp bởi sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngải Sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu giữ trọng các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ.
- Nước ngầm: Được chia làm hai khu vực. Vùng gò đồi phía phải sông Tích có mực nước ngầm khá sâu, kết quả khoan thăm dò ở Hòa Lạc thấy nước ngầm ở độ sâu 70 - 80m, lượng nước này không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng phía trái sông Tích có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Huyện Thạch Thất là khu vực khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản chính chỉ có sét để sản xuất gạch ngói, đá ong. Sét có nhiều ở Đại Đồng; đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi những tập trung nhiều ở Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng; đất, đá, đá Bazan tại các xã Tiến
Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 420, chủ yếu tập trung ở xã Bình Yên, Thạch Hoà. Diện tích rừng lớn với 2.607,24ha đất rừng, chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên nhưng tính đa dạng sinh học không cao.
Phần lớn là rừng trồng tập trung tại các xã mới sáp nhập về Thạch thất (72%) là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình, một phần là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Ba Vì.
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trước đây dồi dào nhưng những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm và suy giảm, đặc biệt là các nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiện.
* Tài nguyên nhân văn
Thạch Thất là huyện có nhiều di tích lịch sử - tôn giáo, với 98 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng. Chùa Tây Phương là công trình di tích lịch sử được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia. Gắn liền với các di tích là lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
* Tài nguyên khoáng sản
Thạch Thất nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính chỉ có: sét để sản xuất gạch ngói, đá ong. Sét có nhiều ở xã Đại Đồng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở các xã:
Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 420, chủ yếu tập trung ở xã Bình Yên.
* Tài nguyên rừng
Diện tích rừng trên địa bàn huyện Thạch Thất là 2.753,94ha, trong đó tập trung chủ yếu ở 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình với 2.471,09 ha (bằng 89,7%). Những năm gần đây diện tích rừng trên địa bàn huyện bị thu hẹp khá nhanh do việc thực hiện các công trình, dự án lớn.
2.1.1.5. Về đất đai
Cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Thất được nêu trên Bảng 2.1.
Qua Bảng 2.1 ta thấy được toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện Thạch Thất là 18.744,18 ha. Trong đó được chia ra làm 3 nhóm đất chính:
nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Việc phân bố sử dụng vào các mục đích khác nhau của mỗi nhóm đất là không giống nhau và được chia ra cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Cơ ấu sử dụng đất huyện Thạ h Thất năm 2018 TT Chỉ tiêu sử ụng đất Diện tí h ha T ệ
1 Đất n ng nghiệp 10.131,36 54,05
1.1 Đất trồng lúa 5.427,27 53,57
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 702,5 6,93
1.3 Đất trồng cây lâu năm 1.121,67 11,07
1.4 Đất rừng phòng hộ 10,59 0,10
1.5 Đất rừng đặc dụng 822,19 8,12
1.6 Đất rừng sản xuất 1.526,98 15,07
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 321,97 3,18
1,9 Đất nông nghiệp khác 198,19 1,96
2 Đất phi n ng nghiệp 8.545,43 45,59
2.1 Đât quôc phòng 1.185,09 13,87
2.2 Đất an ninh 81,33 0,95
2.3 Đât khu công nghiệp 1.171,15 13,70
2.4 Đất thương mại dịch vụ 240,1 2,81
2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 297,8 3,48 2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã 2.684,59 31,42
2.7 Đất có di tích lich sử - văn hóa 9,28 0,11
TT Chỉ tiêu sử ụng đất Diện tí h ha T ệ
2.8 Đất danh lam thắng cảnh 67,84 0,79
2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải 13,2 0,15
2.10 Đất ở tại nông thôn 1.908,18 22,33
2.11 Đất ở tai đô thi 37,27 0,44
2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 44,63 0,52
2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp 8 0,09
2.14 Đất cơ sở tôn giáo 14,49 0,17
2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng 147,82 1,73
2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng là đồ gốm 35 0,41
2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng 11,49 0,13
2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 0,75 0,01
2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng 9,89 0,12
2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 365,22 4,27
2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng 183,48 2,15
2.22 Đất công trình công cộng khác 22,36 0,26
2.23 Đất phi nông nghiệp khác 6,47 0,08
3 Đất hƣa sử ụng 67,39 0,36
T ng 18.744,18 100
Nguồn N huyện Thạch Thất Nhóm đất nông nghiệp: có diện tích lớn nhất 10.131,36 ha chiếm 54,05%
trong tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất trồng lúa chiếm t trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 53,57%. Tiếp đó là đất rừng sản xuất chiếm t lệ 15,07%. Còn lại các là đất trồng cây lâu năm 11,07 ;….
Nhóm đất phi nông nghiệp là 8.545,43 ha chiếm 45,59% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó: Đất phát triển hạ tầng cấp quốc
gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chiếm t trọng lớn nhất với t lệ 31,42%.
Tiếp đó là đất ở tại nông thôn chiếm 22,33% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài ra là các lại đất khác như: đất quốc phòng chiếm t lệ 13,87%;
đất khu công nghiệp 13,7% và một số loại đất chiểm t lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp như: Đất có di tích lich sử - văn hóa chiếm tỉ lệ 0,11%; Đất sinh hoạt cộng đồng 0,13 ;…
Nhóm đất chưa sử dụng chiếm t lệ rất nhỏ trong tổng đất tự nhiên của huyện với t lệ là 0,36%.