Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng về sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công cấp xã tại huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
3.2.2. Năng lực phục vụ của cán bộ
Được sự quan tâm sâu sát của thành phố và lãnh đạo UBND huyện, việc phát triển cán bộ trẻ được chú trọng quan tâm, công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện thường xuyên, khoa học, hợp lý. Việc áp dụng phương pháp quy hoạch cán bộ theo chức danh, theo vị trí đã tránh phát huy được năng lực công tác của cán bộ, đồng thời tránh được sự lãng phí trong công tác đào tạo tràn lan, cào bằng như trước đây. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, giải quyết đúng quy định đối với các loại đơn thư hành chính, khiếu nại, tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức như: tiếp xúc trực tiếp, hội nghị, tiếp dân định kỳ của lãnh đạo quận và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, 10 phường, trả lời kịp thời ý kiến của người dân trên các hộp
thư điện tử đã được công bố; thực hiện quy chế tổ chức các cuộc họp của Ủy ban nhân dân quận nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, công tác chỉ đạo, điều hành đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC hành chính cấp xã huyện Thạch Thất đã được nâng cao đáng kể. Cao nhất là cán bộ có trình độ đại học chiếm t lệ trên 75 và CB có trình độ đại học có xu hướng tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 104,4 . Có được sự thay đổi trình độ công chức trong giai đoạn 2016 - 2018 như trên là do được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác đào tạo, tuyển dụng theo Quyết định 5821 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội năm 2015. Để ngày càng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, đòi hỏi phải có sự nỗ của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện, sự quan tâm hỗ trợ của thành phố và sự phấn đấu cố gắng của bản thân mỗi CBCC hành chính cấp xã trong việc học tập bồi dưỡng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền hành chính cơ sở, của sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Bảng 3.4: Cán bộ hành chính cấ xã t e trì độ chuyên môn, nghiệp vụ ĐVT người
TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TĐPT Q SL T ệ SL T ệ SL T ệ (%)
1 Trung cấp 34 14,98 32 13,56 31 12,30 95,49 2 Đại học 175 77,09 179 75,85 191 75,79 104,47 3 Sau đại học 18 7,93 25 10,59 30 11,90 129,10
T ng 227 100 236 100 252 100 105,36
Nguồn: UBND huyện Thạch Thất Công chức đạt chuẩn theo trình độ chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học được thể hiện ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Cán bộ đạt chuẩn th o trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ
T
T Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TĐ PTBQ SL % SL % SL % (%)
1 Trình độ hính trị
1.1 Cử nhân 31 13,66 29 12,29 26 10,32 91,58 1.2 Sơ cấp 103 45,37 109 46,19 117 46,43 106,58 1.3 Trung cấp 76 33,48 79 33,47 83 32,94 104,50
1.4 Cao cấp 17 7,49 19 8,05 26 10,32 123,67
3 Tin họ
3.2 Chứng chỉ trình độ 81 35,68 75 31,78 71 28,17 93,62 3.3 Chứng chỉ trình độ B 146 64,32 161 68,22 181 71,83 111,34
4 Ngoại ngữ
4.1 Chứng chỉ tiếng nh
trình độ 128 56,39 121 51,27 112 44,44 93,54 4.2 Chứng chỉ tiếng nh
trình độ B 99 43,61 115 48,73 140 55,56 118,92 T ng 227 100 236 100 252 100 105,36 Nguồn: UBND huyện Thạch Thất Về trình độ lý luận chính trị, tại các xã huyện Thạch Thất về đa số cán bộ có trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên. Trong đó, CB có trình độ lí luận chính trị sơ cấp chiếm t trọng cao nhất với trên 45 , tiếp đó là trình độ trung cấp và cao cấp, vẫn còn một số ít cán bộ là cử nhân. Trình độ của CBCC cũng có xu hướng tăng qua 3 năm. Đối tượng chủ yếu được cử đi đào tạo là những người công chức quan trọng, nằm trong quy hoạch trở thành cán bộ chủ chốt ở địa phương như Trưởng công an xã, tài chính - kế toán, văn phòng - thống kê,....Trong thời gian tới ngoài những người này cần phải có thêm các vị trí CBCM khác tham gia học tập, cố gắng đạt chuẩn về lý luận
chính trị từ sơ cấp để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao trong thời gian tới. Từ đó xây dựng đội ngũ công chức xã có năng lực, được đào tạo đạt chuẩn, đảm bảo kế cận trong thời gian tới.
Số lượng CBCC hành chính cấp xã đạt chuẩn tin học tăng qua các năm. Đa số CBCC đều có chứng chỉ tin học , B trở lên.
Trình độ ngoại ngữ cũng tăng qua các năm. CBCC đạt chuẩn về ngoại ngữ đạt chứng chỉ Tiếng nh trình độ chiếm đa số và có xu hướng giảm qua các năm với TĐTBQ đạt 93,54%. Việc tăng lên về số lượng CBCC đạt chuẩn về ngoại ngữ và tin học giúp đáp ứng được nhu cầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, giúp đỡ người dân giải quyết các thủ tục hành chính nhanh hơn.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức được thực hiện thường xuyên, theo chỉ đạo của thành phố và các lớp chuyên sâu do quận chủ động tổ chức thực hiện. Tính từ năm 2016 đến nay, đã đưa hơn 532 lượt cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng, cán bộ công chức có trình độ đại học đạt trên 60,34%, một số cán bộ chủ chốt đạt trình độ cao học thuộc các chuyên ngành về quản lý hành chính nhà nước, luật. Thành lập và đưa vào hoạt động các câu lạc bộ chuyên đề về quản lý đô thị, văn hóa và xã hội, nhằm trao đổi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thực hiện công việc, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Tổ chức Hội nghị triển khai bộ tài liệu phân tích công việc của chủ tịch phường và cán bộ công chức hành chính công cấp xã huyện Thạch Thất. Bộ tài liệu được hình thành trên cơ sở khảo sát mô tả chi tiết công việc của chủ tịch và cán bộ công chức UBND các xã. Sau hơn 1 năm khảo sát và nghiên cứu, bộ tài liệu đã ra đời, dày 563 trang, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ đối với từng công việc cụ thể, giúp lãnh đạo và cán bộ phường hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
Có thể nói rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện Thạch Thất trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Trên cơ sở Quyết định số 3617/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2018, hàng năm UBND huyện Thạch Thất đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ cho cán bộ, công chức. Qua đó đã nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ năng lập kế hoạch, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực đảm nhiệm, về kỹ năng giao tiếp trong thực thi công việc.
Bảng 3.6: Hoạt động đ o tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho CBCC hành chính cấp xã huyện Thạch Thất
TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Số ớp đ o tạo ồi ƣ ng
n ộ 28 20 19
1.1 Văn hóa - xã hội 7 6 5
1.2 Tài chính - kế toàn 5 3 4
1.3 Tư pháp - hộ tịch 6 4 2
1.4 Văn phòng - thống kế 5 4 4
2 Kinh phí t hứ đồng 36.380.000 31.732.000 30.932.000 3 Số ƣợt n ộ tham gia
người 192 173 167
4 T ệ n ộ tham gia 60,57 52,42 48,69 Nguồn: UBND huyện Thạch Thất Trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC địa bàn huyện Thạch Thất, UBND huyện đã phối hợp cùng các trường đào tạo cán bộ trên địa bàn duy trì và thực hiện nghiêm túc
chương trình và quy chế học tập đối với các CBCC đảm nhận các chức danh:
Văn hóa - Xã hội; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn phòng - Thống kê; Phó chủ tịch UBND, HĐND. Theo đó, số lớp tổ chức đào tạo năm 2016 là 28 lớp, năm 2017 là 20 lớp và năm 2018 tổ chức được 19 lớp với nguồn kinh phí trung bình của 3 năm, mỗi năm trên 30 triệu đồng, đạt t lệ cán bộ tham gia đào tạo từ 48 trở lên.
Theo kết quả khảo sát 200 người dân tới làm TTHC tại UBND các xã:
Đại Đồng, Canh Nậu, Kim Quan, Tân Xã, Tiến Xuân về năng lực phục vụ của cán bộ được thể hiện ở Bảng 3.7.
Bảng 3.7: T ng hợp ý kiến đ nh gi ủa người dân về năng ực phục vụ của cán bộ
TT Chỉ tiêu
Rất h ng đồng ý
Kh ng đồng ý
ình
thường Đồng ý
Ho n to n đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ có khả năng
giao tiếp tốt 1 0,5 16 8,0 73 36,5 80 40,0 30 15,0
2
Cán bộ có kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc
1 0,5 15 7,5 81 40,5 75 37,5 28 14,0
3
Cán bộ rất thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ
- - 10 5,0 85 42,5 82 41,0 23 11,5
4
Cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao đối với hồ sơ của công dân
- - 9 4,5 49 24,5 101 50,5 41 20,5
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 2019 Đánh giá của người dân tại các xã về năng lực phục vụ của CB thì phần lớn người dân đều đánh giá ở mức tốt chiếm t lệ từ 37% - 50 . Trong đó
được đánh giá cao nhất là tiêu chí “ CB có tinh thần trách nhiệm cao đối với hồ sơ của công dân” với t lệ đồng ý chiếm 50,50 , hoàn toàn đồng ý chiếm t lệ 20,05%. Thấp nhất là tiêu chí “ CB có kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc”, với t lệ đồng ý chỉ 37,5%, mức chấp nhận được là 40,5%, không đồng ý chiếm t lệ 7,5%. Các tiêu chí như cán bộ có rất thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp tốt cũng được đánh giá cao.
Như vậy, mặc dù rất chú trọng đến công tác phối hợp mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng, nâng cao trí lực cho CBCC song hiệu quả từ việc thu hút đào tạo không cao, số lượng cán bộ tham gia đào tạo, nâng cao trí lực không đảm bảo 100 . Điều này ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC hành chính cấp xã của huyện