2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Thạch Thất
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Tình hình dân số và lao động của huyện Thạch Thất được tổng kết trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Đặc điểm dân số v ao động huyện Thạ h Thất năm 2018 ĐVT người
TT Chỉ tiêu Số ƣợng T trọng
1 T ng nhân hẩu 185.890 100
1.1 Nhân khẩu nông nghiệp 98.729 53,11
1.2 Nhân khẩu phi nông nghiệp 87.161 46,89
2 T ng ao động 83.727 100
2.1 Lao động nông nghiệp 45.520 54,37
2.2 Lao động phi nông nghiệp 38.207 45,63
3 T ng số hộ 45.311 100
3.1 Hộ nông nghiệp 32.883 72,57
3.2 Hộ phi nông nghiệp 12.428 27,43
4 ình quân nhân hẩu/hộ 4,10 5 ình quân ao động/hộ 1,85
Nguồn N huyện Thạch Thất
Năm 2018, toàn huyện Thạch Thất có 185.890 người, mật độ dân số trung bình 217 người/km2. Toàn huyện có trên 40.000 hộ dân; người dân tộc Kinh chiếm đại đa số; ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn...
Huyện Thạch Thất có trên 50% nhân khẩu sống bằng nghề nông nghiệp, trong đó lao động trong độ tuổi trong nông nghiệp là 54,37%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm t lệ không nhỏ thể hiện dân số trẻ, lao động nông nghiệp có kinh nghiệm sản xuất, cần cù, chịu khó nhưng lượng lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao, số lao động đã và đang đào tạo chiếm t lệ nhỏ dẫn đến việc tiếp thu các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn gặp nhiều hạn chế.
2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế
GTSX và cơ cấu GTSX của huyện Thạch Thất được thể hiện ở Bảng 2.3:
ảng 2.3: Giá trị sản xuất v ơ ấu giá trị sản xuất huyện Thạ h Thất
TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018
TĐ PTBQ
(%) I Gi trị sản xuất t đ 12.564 14.383 16.518 114,66 1 Nông, lâm, thu sản t đồng 1.445 1.516 1.564 104,06 2 Công nghiệp- Tiểu thủ
CN t đồng 8.529 9.831 11.364 115,43
3 Thương mại- Dịch vụ t đồng 2.590 3.036 3.590 117,73 II Cơ ấu gi trị sản xuất % 100 100 100
1 Nông, lâm, thu sản % 11,50 10,54 9,47 2 Công nghiệp- Xây dựng % 67,89 68,35 68,79 3 Thương mại- Dịch vụ % 20,62 21,11 21,74
Nguồn N huyện Thạch Thất Tổng GTSX có xu hướng tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 114,66 . Trong đó:
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản: có giá trị tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt
104,06 và giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm t lệ thấp nhất trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất của huyện với t lệ cả 3 năm từ 9 - 11%.
Về trồng trọt: GTSX ngành trồng trọt năm 2018 đạt 694.514 triệu đồng, bằng 98,5 KH năm, tăng 3,9 so với năm 2017. Toàn huyện đã gieo cấy 4.750 ha lúa xuân đạt I00% diện tích kế hoạch, gieo cấy 4.477,9 ha lúa mùa đạt 97,79% diện tích kế hoạch. Cơ cấu giống lúa gieo cấy đảm bảo theo kế hoạch, diện tích cây rau h thu 513,8ha đạt 102,8 diện tích kế hoạch; tiếp tục chỉ đạo phát triển, mở rộng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có hiệu qua kinh tế cao như: mô hình nuôi giun quế kết hợp với trồng rau hữu cơ dưới tán rừng ở Yên Bình; mô hình trồng ngô nếp hàng hóa, rau an toàn, hoa và trồng nấm các loại ở Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu, Yên Bình, Bình Yên.
Về chăn nuôi: GTSX ngành chăn nuôi năm 2018 đạt 751.736 triệu đồng, bằng 100,3 kế hoạch năm, tăng 2,8 so với năm 2017. Tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì ổn định; đàn trâu bò đạt 9.713 con (tăng 154 con), đàn lợn trên 2 tháng tuổi đạt 116.671 con, đàn gia cầm đạt 1.258.831 con.
Về thủy sản: duy trì chăn nuôi trên diện tích 620 ha nuôi trồng thủy sản; giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 50.492 triệu đồng, bằng 100 kế hoạch năm, tăng 3,2 so với năm 2017.
- Về công nghiệp và TTCN: có xu hướng tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 115,43 và chiếm t lệ cao nhất trong tổng cơ cấu GTSX của toàn huyện.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp – TTCN được tăng cường, phối hợp với Sở công thương hoàn thành các thủ tục báo cáo và được UBND thành phố quyết định thành lập 7 cụm công nghiệp hình thành trước khi quy chế quản lý cụm công nghiệp có hiệu lực. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp và ngành điện lực đầu tư 7 trạm biến áp, cải tạo một số tuyến dây ở các xã: Phùng Xá, Canh Nậu, Thạch Hòa đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
- Về thương mại – dịch vụ: cũng có tốc độ tăng khá nhanh qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 114,73 . Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 18.600 t đồng, tăng 20,6 so với năm 2017. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm chỉ đạo, các hoạt động du lịch làng nghề, du lịch di tích lịch sử, du lịch sinh thái tiếp tục phát triển. Năm 2018 thu hút trên 105.000 lượt khách, tăng 5000 lượt khách so với năm 2017.
2.1.2.2. Đặc điểm về văn hóa - xã hội
* Giáo dục – đào tạo
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị các trường học theo hướng đạt chuẩn được quan tâm; đã cải tạo sửa chữa, đầu tư mới bàn giao đưa vào sử dụng 184 phòng học, phòng chức năng, 94 công trình phụ trợ với tổng kinh phí là 164,7 t đồng.
Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, đầu năm 2018 – 2019 tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ trên 1,7 t đồng để mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học trong các trường.
Năm 2018 có thêm 10 trường học đã được Sở giáo dục và đào tạo thẩm định đủ điều kiện đạt chuẩn, nâng số trường học đạt chuẩn của hiện đạt 45/77 trường học đạt chuẩn.
* Văn hóa
- Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch, công tác gia đình, công nghệ thông tin…được tăng cường. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, đôn đốc các xã tổ chức tu sửa 12 di tích đã được bố trí vốn;
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn và thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện. Năm 2018 toàn huyện đã căng treo 40.505 lượt cờ các loại, 1.033 băng rôn, 832 pa-nô, 66 cổng chào, tổ chức
120 buổi biểu diễn văn nghệ và 145 giải thi đấu thể dục thể thao; duy trì hoạt động tốt cổng giao tiếp điện tử huyện thu hút 600.500 lượt người truy cập, duy trì hoạt động tốt website đài huyện, quản lý, khai thác tốt, đảm bảo an toàn hệ thống kỹ thuật đài huyện và đài xã, thị trấn.
- Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục phát triển; tổ chức các giải thể thao cấp huyện đáp ứng nhu cầu tập luyện, tham gia thi đấu của cán bộ công chức, viên chức và nhân dân; hoàn thành công tác tổ chức lễ khai mạc và chương trình thi đấu các môn trong chương trình Đại hội TDTT huyện lần thứ VIII,….
* tế
Chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tiếp tục được nâng lên, 23/23 xã, thị trấn duy trì tốt các tiêu chí quốc gia về y tế. Công tác quản lý nhà nước về y tế dược tư nhân được tăng cường, tiến hành kiểm tra 84 lượt cơ sở, yêu cầu dừng hoạt động đối với 19 cơ sở không phép. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác, xử lý các trường hợp vi phạm về đảm bảo an toàn thực phẩm; trên địa bàn huyện không xảy ra ngộ độc thức phẩm đông người.
2.1.2.3. Đặc điểm phát triển hệ thống cơ sở hạ t ng
Trên địa bàn huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A và quốc lộ 32. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 419, tỉnh lộ 420 và các tuyến đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện, với tổng chiều dài là 224km, ngoài ra còn có khoảng 900km đường giao thông nội đồng.
Nhìn chung hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi trong lưu thông, phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo ra nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên các tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, vào mùa mưa khó đi lại. Đặc biệt đường giao thông từ trung tâm huyện lên ba xã miền núi mới sáp nhập còn nhiều đoạn là đường đất, mùa mưa lầy lội, mùa hè bụi bẩn cần được đầu tư làm mới.