Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nông thôn mới

Tuyên truyền vận động là giai đoạn tiếp nối của công tác nghiên cứu lý luận nhằm mục đích hướng dẫn, cổ vũ hành động của quần chúng phù hợp với chủ đích của chủ thể tư tưởng. Công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi và có vị trí quan trọng đặc biệt trong nội dung chương trình nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương mang tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc. Kết quả của công tác tuyên truyền chương trình nông thôn mới có cổ vũ, động viên nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng từ đó xác định trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Người nông dân và cộng đồng dân cư là chủ thể thực hiện của chương trình cho nên họ phải được biết, họ phải được bàn, họ phải được quyết định, họ phải được giám sát và họ phải được hưởng thụ. Công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là cực kỳ quan trọng giúp người dân hiểu đúng, hiểu đủ về chương trình mục tiêu quốc gia này, để làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa, cách làm và rõ vai trò chủ thể của người dân. Tránh tình trạng mơ hồ về nhận thức, lúng túng về cách làm, nửa vời trong chỉ đạo, có tâm lý nôn nóng, chông chờ, ỷ lại, chủ quan. Để công tác tuyên truyền đạt chất lượng cần phải lựa chọn thời điểm, đối tượng, nội dung và thực hiện dưới nhiều hình thức:

báo chí, truyền thanh, truyền hình, hội họp, sinh hoạt câu lạc bộ, thăm quan mô hình điểm, xây dựng hệ thống các cụm pano, áp phích, bảng tin, căng cờ khẩu hiệu gắn với các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.

- Chất lượng công tác tổ chức quản lý thực thi

Tổ chức thực thi là khâu quan trọng của của một chương trình, dự án, nó quyết định việc hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.Tổ chức thực thi là quá

trình hoạt động và thi hành các công việc theo kế hoạch để đạt được mục tiêu.

Tuỳ theo kế hoạch dài - trung - ngắn hạn và qui mô của kế hoạch, nguồn lực huy động, mức khẩn thiết của kế hoạch v.v... mà tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Quá trình thực hiện là tổ chức, triển khai giám sát, hỗ trợ, điều chỉnh, kiểm tra và có thể đánh giá từng giai đoạn.

Qua thực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương cho thấy, công tác triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh nhanh hay chậm, đúng hướng hay không đúng hướng, phân công nhiệm vụ cụ thể hay không. Công tác chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, giám sát ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành bại của chương trình.

- Khả năng huy động nguồn lực tài chính

Khả năng huy động nguồn lực Tài chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công của mỗi chương trình, dự án nói chung và chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng 30%), vốn từ các DN và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%) và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%).Việc quy định tỷ lệ huy động từ các nguồn vốn như trên cho thấy vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) trong xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông thôn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam đang có nhiều thay đổi.

Vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, các dự án phát triển sản xuất ở địa phương cũng được chú trọng với tỷ lệ vốn đầu tư được xác định khoảng 30%. Nguồn vốn tín dụng được huy động vào xây dựng nông thôn mới thông qua kênh tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và tín dụng thương mại. Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước được thực hiện thông qua Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. Ngoài ra, các DN đầu tư ở khu vực nông thôn có dự án thuộc danh

mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư hoặc có hợp đồng xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu sẽ thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu theo Nghị định 75/2011/

NĐ-CP ngày 30/8/2011 sẽ được hỗ trợ lãi suất.

Về huy động nguồn lực từ DN, nhằm khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2013/ NĐ-CP ngày 19/12/2013. Theo đó, DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước thông qua chính sách về đất đai như miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước;

được hỗ trợ thuê đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, trong đó hỗ trợ chi phí quảng cáo đến 70%, được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ cước phí vận tải…

- Năng lực đội ngũ cán bộ

Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố vật chất, tinh thần đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong điều kiện thích hợp thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một Quốc gia, dân tộc. Các nguồn lực khác không có khả năng tự thân mà mà phải thông qua nguồn lực con người mới phát huy được tác dụng.

Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải bíêt kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tại nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết.

Trong công cuộc xây dựng NTM, kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy, sự thành công hay thất bại của chương trình chủ yếu phụ thuộc vào việc hoạch định chính sách, đường lối, chủ trương cũng như tổ chức thực hiện. điều này càng thể hiện vai trò quan trọng của yếu tố con người bởi chính sách, đường lối chủ trương là do con người đề ra và cũng do con người tổ chức thực hiện.

- Sự tham gia của người dân.

Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới thể hiện ở chỗ người dân chính là người tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình. Vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt. Phải phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới vì nguồn lực của Nhà nước rất hạn hẹp trong khi đó nguồn lực từ trong nhân dân rất dồi dào, phải huy động tối đa các nguồn lực mới có thể đem lại thành công của chương trình. Nguồn lực của nhân dân cần huy động ở đây không chỉ là tiền của, công sức mà còn cả trí tuệ. Xây dựng nông thôn mới phải phát huy vai trò chủ thể của người dân còn vì đây là quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các địa phương cho thấy nơi nào huy động được trí tuệ, tâm huyết, tiền của, công sức của mỗi người dân cùng với Nhà nước và địa phương thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới thì sớm đạt đích xã nông thôn mới và ngược lại.

Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của người dân. Muốn vậy trước hết chúng ta phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xây dựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ. Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)