Tiến độ huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tiến độ thực hiện chương trình XD NTM của huyện Đông Hưng

3.2.1. Tiến độ huy động nguồn lực

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới huyện Đông Hưng được thể hiện tại bảng 3.5

Bảng 3.5: Kết quả huy động và thực hiện nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Nội dung Kế hoạch Thực hiện

Thực hiện so với Kế hoạch

(%)

Ghi chú

TỔNG SỐ

2.770,00 2.441,96 88,16

I VỐN NGÂN SÁCH

1.600,00 1.259,18 78,70 Chậm tiến độ

1 Ngân sách TW

200,00 120,46 60,23 Chậm tiến độ 2 Ng n s ch địa phương 1.138,72 81,34

1.400,00 Chậm tiến độ

- Tỉnh

450,00 346,96

- Huyện

400,00 361,04

- Xã

550,00 430,72

II VỐN LỒNG GHÉP

20,00 13,88 69,40 Chậm tiến độ

III VỐN TÍN DỤNG

450,00 162,60 36,13 Chậm tiến độ

IV VỐN DOANH NGHIỆP

350,00 485,60 138,74 Đúng tiến độ

V CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ

350,00 520,70 148,77 Đúng tiến độ Theo Chương trình xây dựng nông thôn mới, để thực hiện được 19 tiêu chí theo quy định

thì “đụng” vào đâu cũng đều cần vốn, trong đó, có những tiêu chí sẽ được Nhà nước đầu tư vốn 100% như: công tác quy hoạch, làm đường giao thông đến trung tâm các xã, xây dựng trụ sở xã, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn, công tác đào tạo kiến thức về XDNTM cho cán bộ thôn, xóm; có những tiêu chí Nhà nước chỉ đầu tư một phần như:

đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, nhà văn hoá thôn, xóm, bản; có những tiêu chí người dân tự thực hiện như chỉnh trang nhà cửa, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp... Vì vậy, nhu cầu vốn cho thực hiện các tiêu chí rất lớn như, nhất là những tiêu chí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng cần có sự đối ứng của nhân dân...

Huyện Đông hưng, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, sau khi thực hiện công tác quy hoạch, ban chỉ đạo NTM của huyện rà soát, lập kế hoạch vốn thực hiện chương trình trên toàn huyện theo giai đoạn. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều bất cập, việc lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế, chưa tiên lượng hết được các khả năng huy động của

từng nguồn vốn thực hiện.

Cụ thể:

- Đối với nguồn vốn ngân sách: Việc trông chờ vào nguồn ngân sách ( ngân sách trung ương, tỉnh) cấp trong khi nguồn ngân sách trung ương, của tỉnh dành cho chương trình còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, công tác thẩm định nguồn lực của mỗi địa phương trong huyện chưa sát với thực tế dẫn đến việc lập kế hoạch cho nguồn vốn này cao theo quy định của chính phủ về cơ cấu huy động vốn và cao so với thực hiện.

Nguồn ngân sách nhà nước cấp xã chủ yếu dựa vào việc chuyển mục đích sử dụng đất nhưng công tác này còn nhiều bất cập về cơ chế phê duyệt, phân phối và chỉ thực hiện thuận lợi đối với những diện tích đất có vị trí thuận lợi. Tất cả những nội dung nêu trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ huy động vốn thực hiện chương trình nông thôn mới của Huyện Đông Hưng. Do vậy thực hiện nguồn vốn này chưa bảo đảm tiến độ đề ra (78,7%).

- Đối với nguồn vốn tín dụng

Nhà nước có nhiều chính sách cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó nổi bật là Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 và Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng các tổ chức tín dụng (TCTD) phải ưu đãi hơn cho nông dân để hưởng được ưu đãi của Nhà nước. Cụ thể, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời được đánh giá là chính sách quan trọng giúp khơi thông nguồn vốn, cho phép khách hàng nông nghiệp, nông thôn tiếp cận vốn vay dễ dàng, theo cơ chế ưu đãi, đưa nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng cao, thúc đẩy ngành phát triển theo định hướng chung và giúp người dân yên tâm sản xuất.

Hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã chủ động bố trí nguồn vốn, mở rộng cho vay các lĩnh vực phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Các tổ chức tín dụng chính thức thường yêu cầu người đi vay phải thế chấp tài sản, phổ biến nhất là đất hay nhà có kèm theo giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất hoặc ít nhất phải có giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất do huyện cấp, và đôi khi yêu cầu cả bảo lãnh của chính quyền địa phương. Tuy hầu hết các nông hộ đều có đất, nhiều hộ không thể đem đất thế chấp cho ngân hàng để vay tiền vì chưa có “sổ đỏ” hoặc để xin được một giấy chứng nhận thì mất rất nhiều thời gian.

Thủ tục phiền hà và quy định rắc rối là một cản trở lớn về vốn, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện đông hưng và chỉ đạt 36,13% kế hoạch.

- Vốn lồng ghép

Các nguồn vốn lồng ghép đầu tư trên địa bàn huyện đồng hưng, bao gồm: Vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo gồm: Chương trình giảm nghèo; Chương trình quốc gia về việc làm; Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình MTQG phòng, chống tội phạm; Chương trình MTQG Dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình MTQG phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS; Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương trình MTQG về văn hóa; Chương trình MTQG giáo dục và đào tạo;... Tuy nhiên nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp, chưa đạt kế hoạch đề ra (69,4%).

- Vốn Doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đóng góp

Đây là dòng vốn khó tiên lượng nhất. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đông hưng có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đa phần đều là những doanh nghiệp siêu nhỏ, lượng vốn đóng góp vào lĩnh vực này rất thấp. Trong 485,6 tỷ đồng vốn doanh nghiệp đóng góp vào xây dựng nông thôn mới ( đạt 138,74% kế hoạch) giai đoạn 2011- 2016) thì phần lớn là vốn mà các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thật nông thôn. Tuy dòng vốn này trong quá trình thực hiện đã bảo đảm tiến độ, kế hoạch đề ra nhưng cũng vì vấn đề này làm nảy sinh nợ đọng không nhỏ trong xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Hưng.

Theo quy định của Chính phủ, cơ cấu vốn đóng góp từ dân khoảng 10%. Nhưng trong những năm qua, do có sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của người dân nên công tác xã hội hóa nguồn vốn thực hiện các tiêu chí khá tốt, người dân đồng thuận góp sức, góp của cùng chính quyền xây dựng NTM, đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông nông thôn.

Có thể nói đây là thành công lớn của của Huyện Đông hưng trong việc huy động nguồn lực cho chương trình nông thôn mới. Theo bảng 3.5, tổng số vốn huy động nhân dân đóng góp là 520,7 tỷ đồng, đạt 148,77% kế hoạch. Nội dung huy động dòng vốn này vượt kế hoạch đề ra, một mặt thể hiện kết quả tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên tại một số địa phương trong huyện có tình trạng huy động quá sức người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, điều này đi ngược với chủ trương, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)