Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Đông Hưng

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động

Tình hình dân số và Lao động huyện Đông Hưng được thể hiện tại bảng 2.2

Bảng 2.2: Tình hình dân số và Lao động Huyện Đông Hưng năm 2016

TT Tên xã D n số Lao động

1 Xã Đông Dương 2.629 2.431

2 Xã Đông Hoàng 5.100 4.727

3 Xã Đông Á 6.982 6.597

4 Xã Đông Phong 2.415 2.272

5 Xã Đông Huy 2.615 2.497

6 Xã Đông Lĩnh 3.515 3.216

7 Xã Đông Kinh 6.050 5.868

8 Xã Đông Tân 6.035 5.552

9 Xã Đông Động 4.980 4.581

10 Xã Đông Các 8.015 7.373

11 Xã Đông Hợp 4.450 4.169

12 Xã Đông Hà 5.125 4.802

13 Xã Đông Giang 3.850 3.607

14 Xã Đông Vinh 7.300 6.840

15 Xã Đông Xuân 6.230 5.837

16 Xã Đông Quang 5.359 5.144

17 Xã Đông Phương 8.220 7.891

18 Xã Đông Cường 6.515 6.254

19 Xã Đông Xá 5.166 4.959

20 Xã Đông Sơn 9.560 9.177

21 Xã Đông La 10.032 9.951

22 Xã An Châu 5.010 4.659

23 Xã Đô Lương 4.026 3.744

24 Xã Liên Giang 6.625 6.161

25 Xã Lô Giang 4.720 4.389

26 Xã Phú Lương 7.255 6.747

27 Xã Mê Linh 7.552 7.098

28 Xã Bạch Đằng 3.289 3.091

29 Xã Hông Châu 3.523 3.311

30 Xã Hồng Việt 6.050 5.687

31 Xã Hồng Giang 5.005 4.704

32 Xã Hoa Lư 3.025 2.843

33 Xã Hoa Nam 3.009 2.828

34 Xã Thăng Long 4.180 2.752

35 Xã Minh Tân 4.909 4.771

36 Xã Chương Dương 4.555 4.190

37 Xã Hợp Tiến 4.012 3.811

38 Xã Đồng Phú 4.220 4.009

39 Xã Trọng Quan 6.810 6.469

40 Xã Minh Châu 3.120 2.964

41 Xã Phú Châu 5.730 5.214

42 Xã Phong Châu 6.005 5.464

43 Xã Nguyên Xá 6.417 6.372

44 Thị Trấn 4.001 3.980

Cộng toàn hu ện 233.191 219.003

Nguồn: Phòng Lao động TB&XH Huyện Đông Hưng Dân số Đông Hưng là 233.191 người, nam giới 137.627 người, chiếm tỷ lệ 59,02%, nữ giới 95.564 người, chiếm tỷ lệ 40,98%, thuần nhất là dân tộc kinh.

* Toàn huyện hiện có 74.027 hộ. Trong đó:

- Hộ Nông, thủy sản: 28.169 hộ, chiếm 38,1%.

- Hộ Công nghiệp và xây dựng: 21.091 hộ, chiếm 28,5%.

- Hộ Dịch vụ: 16.491 hộ, chiếm 22,3%.

- Hộ khác: 8.276 hộ, chiếm 11,2%.

Bình quân mỗi xã có 5.299 người; xã có dân số đông nhất là Đông La 10.032 người, xã có dân số ít nhất là Đông Phong 2.415 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên mỗi năm giảm khoảng 0,1‰. Huyện có 43 xã và 01 thị trấn; 227 thôn và 10 tổ dân phố.

Số liệu tại bảng 2.2 cho thấy đến 2016, tất cả các xã của huyện có tỷ lệ lao động có việc làm trên 90%, bình quân năm 2016 đạt 93,6%. Điển hình có một số xã có tỷ lệ cao như: Nguyên Xá: 99,3%; Đông La: 99,2%; Minh Tân: 97,2%...đây là những xã có truyền thống làng nghề, trồng cây cảnh và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Kết quả trên là tiền đề góp phần hỗ trợ các địa phương nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí khó như: hộ nghèo, thu nhập, văn hóa… Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra và khiến cho các địa phương không khỏi lo lắng đó chính là việc duy trì và giữ vững kết quả đã đạt được, bởi đây luôn được xem là một nội dung “động” và “khó đạt và khó giữ”.

2.1.2.3. Tình hình phát triển Văn hóa, Y tế, Giáo dục - Công tác văn hoá thông tin, thể thao, truyền thanh

Trong những năm qua, công tác Văn hóa, Thể thao của huyện đã được quan tâm và có bước phát triển tốt: Công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn, các nhiệm vụ chính trị của huyện, đặc biệt là tuyên truyền về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp... Các kế hoạch, đề án trong Chương trình hành động của Ban Thường vụ Huyện uỷ thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khoá XI) về phát triển văn hoá, con người Việt Nam tiếp tục được chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

phát triển sâu rộng gắn với xây dựng nông thôn mới. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá được chú trọng; đã làm hồ sơ đề nghị xét công nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia cho 2 loại hình: múa rối nước Nguyên Xá, Đông Các; giáo cờ, giáo quạt xã Đông Tân.. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hoá, nhất là hoạt động lễ hội được tăng cường. Phong trào thể thao quần chúng phát triển sâu rộng. Đã hoàn thành gắn biển tên đường phố, số nhà trên địa bàn Thị Trấn.

- Công tác giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được giữ vững và phát triển, 11 năm liên tục dẫn đầu thi đua khối các huyện, thành phố. Đã tập trung thực hiện các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Năm học 2015 - 2016, số lượng học sinh ở các cấp học, ngành học được duy trì; chất lượng phổ cập giáo dục nâng lên; số học sinh của huyện tham gia và đạt thành tích cao ở các cuộc thi cấp

tỉnh, cấp quốc gia luôn cao nhất tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường; đã thành lập thêm 2 trường THCS liên xã: Minh Phú và Thăng Long- Hoa Lư. Công tác quản lý, đào tạo nghề được quan tâm chỉ đạo thực hiện; đã sáp nhập trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài, chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh.

- Công tác y tế, dân số kế hoạch hoá gia đình

Công tác phòng, chống dịch, bệnh, các chương trình y tế mục tiêu được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, không để xảy ra dịch, bệnh lớn, nguy hiểm; công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường.

Hoạt động cấp cứu, khám, điều trị ở các tuyến bảo đảm; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Việc điều trị nghiện bằng thuốc Methadone thay thế được quan tâm thực hiện. Công tác phát triển bảo hiểm y tế được đẩy mạnh; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp;

toàn huyện có 41/44 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác phòng chống HIV/AIDS, dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em được quan tâm thực hiện có hiệu quả.

2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Có 12 km đường Quốc lộ 10, 23 km đường Quốc lộ 39, 06 km đường tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện và có 107 km các tuyến đường huyện và đường liên xã.

- Thuỷ lợi: Có 179 km sông lớn, nhỏ, 278 trạm bơm điện thuận lợi cho việc tưới tiêu.

Đến năm 2016, toàn huyện đã có 82 dự án đầu tư và đăng ký đầu tư tại các cụm công nghiệp, trong đó 74 dự án đã hoạt động, 02 dự án đang xây dựng, 03 dự án đăng ký và 03 dự án tạm dừng hoạt động; sản xuất công nghiệp, TTCN giải quyết việc làm cho 45.500 lao động. Toàn huyện hiện có 27 làng nghề, xã nghề

được tỉnh công nhận, trong đó 20/27 làng nghề, xã nghề giữ ổn định và phát triển;

công tác đào tạo nghề được quan tâm.

2.1.2.5. Tình hình phát triển các ngành kinh tế của huyện giai đoạn 2014 – 2016 Tình hình phát triển các ngành nghề kinh tế Huyện Đông Hưng giai đoạn 2014- 2016 được thể hiện trong bảng 2.3 - Cơ cấu giá trị sản xuất

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Đông Hưng giai đoạn 2014-2016 ST

T C c chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tốc độ PTBQ (%) I Gi trị sản uất Tỷđ 8.215,7 9.128,6 9.967,8 110,14 1 Nông – lâm – thủy sản 2.858,0 2.950,3 3.006,4 125,26 2 Công nghiệp XD cơ bản 3.504,7 4.120,8 4.673,5 115,47 3 Thương mại – dịch vụ 1.853,0 2.057,5 2.287,9 112,41 II Cơ cấu gi trị sản uất % 100 100 100

1 Nông – lâm – thủy sản 36,7 33,7 30,3 2 Công nghiệp XD cơ bản 40,2 42,1 44,9

3 Thương mại – dịch vụ 23,1 24,2 24,8

( Nguồn: Phòng thống kê Huyện Đông Hưng) Kinh tế Huyện Đông Hưng giai đoạn 2014-2016 tiếp tục tăng trưởng vững chắc và chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục giành được thắng lợi. Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích tăng, chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng tuy nhiên tốc độ phát triển bình quân trong ba năm liền kề chưa cao (2,56%). Sản xuất công nghiệp - TTCN, XDCB có bước tiến đáng kể (Bình quân 15,47%), nhanh chóng đưa cơ khí hoá, điện khí hoá vào sản xuất;

Thương mại, dịch vụ có bước phát triển khá (Bình quân 11,11%).

* Đại hội Đảng bộ huyện Đông Hưng lần thứ XV đã đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015 - 2020 bình quân 8,35% trở lên/năm (theo giá so sánh năm 2010); Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2016 - 2020) khoảng 17.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần giai đoạn (2011 - 2015); Tổng thu nội địa từ thuế, phí, lệ phí 5 năm (giai đoạn 2016 – 2020) đạt 410 tỷ đồng, tăng bình quân 10%/năm trở lên. [22]

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)