Tình hình và kết quả xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới

1.2.1. Tình hình và kết quả xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

- Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương có 24 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát làm Phó trưởng ban thường trực.

Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành Quy chế hoạt động tại quyết định 437/QĐ-BCĐXDNông thôn mới, ngày 20/9/2010 và Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 tại quyết định 435/QĐ-BCĐXDNông thôn mới, ngày 20/9/2010.

Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Văn phòng điều phối Chương trình với 24 cán bộ chuyên trách (4 chuyên trách, 9 kiêm nhiệm từ các Bộ, ngành, 11 kiêm nhiệm từ các đơn vị trong Bộ).

Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, trong năm 2010, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chương trình nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư).

Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản.

Ban chỉ đạo Trung ương đã chọn 5 tỉnh là Thái Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh,

Bình Phước, An Giang và 05 huyện là Nam Đàn – Nghệ An, Hải Hậu – tỉnh Nam Định, Phước Long – tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam, K’Bang – tỉnh Gia Lai làm điểm chỉ đạo.

Theo Cục kinh tế hợp tác Phát triển nông thôn (công bố tại hội nghị ngày 15/2/2011), đến tháng 2 năm 2011, có 60 tỉnh chọn xã làm điểm chỉ đạo trước khi nhân ra diện rộng (766 xã/119 huyện), trong đó đa số lựa chọn 4-10 xã (chiếm 3- 4%). Một số tỉnh chọn số xã làm điểm lớn như Phú Yên 22%, Đồng Tháp 25%, Hà Giang 23%, Lào Cai 31%... Có tỉnh đề ra kế hoạch hoàn thành xây dựng nông thôn mới sớm hơn kế hoạch của Trung ương như Quảng Ninh phấn đầu 70% xã đạt nông thôn mới vào năm 2015.

Theo sự chỉ đạo của Chính Phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009, về “Hướng dẫn dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và Thông tư 07/2010/TT- BNNPTNT, ngày 08/02/2010 về “Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã”.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 21/2009/TT-BXD, ngày 30/6/2009 về “Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 về “Ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn” và Thông tư số 32/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 về “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tư 09/2010/TT- BXD ngày 4/8/2010 và Sổ tay Hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn mới.

Liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT- BKHDT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 để hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

Các Bộ, ngành khác đều đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đến hết năm 2011, cả nước cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Để đảm bảo cho công tác quy hoạch có chất lượng, các địa phương (cấp xã) đã tiến hành rà soát thực trạng. Việc xây dựng quy hoạch dự kiến đến cuối năm 2011 đã hoàn tất trên phạm vi cả nước.

Song song với việc quy hoạch, các địa phương đang từng bước thực hiện các nội dung như xây dựng đường giao thông, thủy lợi, chuyển dịch kinh tế... Một số tỉnh triển khai tích cực như Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, An Giang, Nam Định, Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình, Quảng Nam...

Tỉnh Thái Bình có cơ chế hỗ trợ 100% xi măng, ống cống qua đường, công vận chuyển, kinh phí quản lý cho xây dựng giao thông nông thôn, Hải Phòng hỗ trợ 15- 20% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng...

- Kết quả xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam + Về mức độ đạt chuẩn nông thôn mới

Tính đến ngày 15/9/2016, cả nước đã có 2.045 xã (chiếm 23%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 515 xã (5,9%) so với cuối năm 2015; chỉ còn 300 xã dưới 5 tiêu chí (chiếm 3,36%), giảm 26 xã so với so với cuối năm 2015. Dự kiến đến hết năm 2016 sẽ có khoảng 25% số xã đạt chuẩn. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của cả nước là 13,1 tiêu chí/xã.

Đến tháng 9/2016, có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 9 đơn vị so với cuối năm 2015. Dự kiến đến hết năm 2016, cả nước sẽ có khoảng 30 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

+ Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Trong giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình là 851.380 tỷ đồng, trong đó: ngân sách nhà nước bố trí được 98.664 tỷ đồng,

chiếm 11,6% (bao gồm ngân sách trung ương bố trí trực tiếp cho Chương trình là 16.400 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 82.264 tỷ đồng); 88,4% số vốn đã huy động được từ nhiều nguồn lực khác nhau, bao gồm từ người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, tín dụng... tham gia thực hiện Chương trình (trong đó: vốn tín dụng:

434.950 tỷ đồng; doanh nghiệp: 42.198 tỷ đồng; cộng đồng dân cư và các nguồn khác: 107.447; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn khoảng 168.121 tỷ đồng). Năm 2016, theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, cả nước đã huy động được 332.475 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương là 7.374 tỷ đồng (2,2%), ngân sách địa phương 23.193 tỷ đồng (7%) và các nguồn vốn huy động khác (lồng ghép từ chương trình, dự án khác: 4,7%; tín dụng:

78,3%; từ doanh nghiệp: 3,1%; người dân đóng góp: 4,7%).

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)