Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 111 - 114)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông Hưng

3.5.3. Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực

Đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực cán bộ, đây là một trong những vấn đề có tính quyết định đến thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới, vì vậy cùng với việc quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện tại, đồng thời có chính sách tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy và có năng lực để công tác tại cấp huyện và xã với việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, rà soát bổ sung chức năng, nhiệm vụ các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Bổ sung Quy chế hoạt động của các tổ chức, gắn việc đánh giá phân loại cán bộ và công tác thi đua khen thưởng với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao để nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức.

3.5.3.2. Nguồn lực Tài chính - Về nguồn vốn tín dụng

Đề xuất với các ngân hàng các cơ chế, chính sách cần tiếp tục hướng vào việc khuyến khích các tổ chức tín dụng cạnh tranh mạnh mẽ ở khu vực nông nghiệp - nông thôn. Bởi vậy, các biện pháp điều hành cụ thể của Ngân hàng Nhà nước về cấp giấy phép mở phòng giao dịch, mở chi nhánh tổ chức tín dụng, cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho vay lãi cấp vốn, lãi suất,… cũng cần tiếp tục được linh hoạt hơn nữa theo mục tiêu nói trên. Có chính sách tín dụng ưu đãi hơn cho các chương trình về phát triển nông nghiệp - nông thôn, cải thiện sự phối hợp đồng bộ, việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn về giải ngân vốn vay cho phát triển nông nghiệp. tiếp tục chủ động, bám sát, tham gia tích cực, mở

rộng vốn tín dụng an toàn, hiệu quả, thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Chính phủ.

Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là hiện nay, các chính sách tín dụng và giải pháp tín dụng có tác động mạnh nhất, hiệu quả nhất đến phát triển nông nghiệp - nông thôn và hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giải pháp tín dụng ngân hàng vẫn có vị trí hàng đầu, đòi hỏi phải có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, hoàn thiện chính sách và sự phối hợp đồng bộ hơn nữa của toàn bộ nền kinh tế, của các cấp, các ngành.

- Về cơ chế quản lý và đầu tư xây dựng, và huy động nguồn lực xã hội

+ Cần rà soát lại cơ chế quản lý và đầu tư xây dựng và huy động nguồn lực xã hội theo hướng bền vững, tránh nóng vội, xây dựng lại kế hoạch, xác định cụ thể mục tiêu từng năm, lộ trình triển khai của các tiêu chí phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của huyện và các xã. Đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội được triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm theo hướng ưu tiên nguồn lực cho việc nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng đồng ruộng theo quy hoạch, các công trình hạ tầng khu dân cư theo phương châm “làm từ đồng về làng, làm từ thôn, làng lên xã”. Tạo chuyển biến tích cực, nhất là trên lĩnh vực giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường.

+ Hướng dẫn quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới phù hợp tình hình địa phương, thống nhất quy trình cụ thể và phân cấp quản lý cho các xã, thị trấn và thôn, làng. Đã xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích, huy động, quản lý nguồn vốn và quản lý các công trình xây dựng nông thôn mới cho từng cấp.

+ Các thôn, làng đã tích cực huy động các nguồn vốn đóng góp tự nguyện của nhân dân (bằng tiền, ngày công lao động, vật tư, tháo dỡ công trình, hiến đất làm đường giao thông…) Tuy nhiên phải tính toán lại theo hướng phù hợp với sức dân, bên cạnh đó, kết hợp với sự tham gia đóng góp, ủng hộ của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, doanh nhân, chức sắc tôn giáo và con em quê hương làm việc, công tác ở mọi miền đất nước vào xây dựng nông thôn mới. Kết hợp hài hoà giữa nguồn vốn góp và nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Bên cạnh những nhóm giải pháp cơ bản nêu trên, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, thiết nghĩ huyện đông hưng cần nhìn nhận lại những mặt tồn tại trong công tác phát triển giáo dục – đào tạo; Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng đời sống văn hoá; vệ sinh môi trường; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội; công tác Quốc phòng An ninh. Từ đó có những định hướng, kế hoạch thực hiện cụ thể thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên mảnh đất Đông Hưng anh hùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)