CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng kết quả thực hiện chương trình XD NTM của Huyện Đông Hưng
3.1.2. Tình hình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Hưng
3.1.2.1. Kết quả triển khai các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới a- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực hiện 3 nội dung: Quy hoạch chung triển khai từ cuối năm 2009 đến tháng 12/2011; Quy hoạch chi tiết giao thông thuỷ lợi triển khai từ đầu năm 2010 đến tháng 12/2011; Quy hoạch chi tiết trung tâm xã triển khai từ năm 2010 đến 2012. UBND huyện đã ban hành các quyết định phê duyệt các quy hoạch theo thẩm quyền. Các quy hoạch sau khi được thẩm định và phê duyệt được giao cho các xã làm tài liệu để xây dựng đề án, công bố rộng rãi ở địa phương.
Nhìn chung, các quy hoạch đã bám sát điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở hướng dẫn của các sở, ngành của tỉnh. Tuy nhiên, một số xã
khi các đơn vị tư vấn tiến hành lập quy hoạch chưa được Ban chỉ đạo xã quan tâm đúng mức, do đó một số nội dung phải điều chỉnh, bổ sung sau khi ban hành quyết định phê duyệt.
Ban chỉ đạo của đã ban hành đề cương Đề án xây dựng NTM, tổ chức tập huấn cho các xã. Thẩm định và ban hành Quyết định phê duyệt đề án cho 43/43 xã. Tuy nhiên, Đề án xây dựng Nông thôn mới ở một số xã chưa tập trung công sức, trí tuệ và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, giai đoạn đầu triển khai do cơ chế chưa rõ, các xã còn thiếu kinh nghiệm và chưa xác định được nguồn vốn huy động do đó một số nội dung chưa đạt yêu cầu phải chỉnh sửa nhiều lần.
Huyện đã phê duyệt 43/43 xã xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã phê duyệt 43/43, vùng sản xuất và hệ thống giao thông, thủy lợi phê duyệt 43/43 xã. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch có 20/42 xã điều chỉnh quy hoạch chung, 23/43 xã điều chỉnh quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên công tác quản lý quy hoạch một số xã thực hiện chưa tốt, còn tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, hành lang sông.
Tính đến năm 2013, Đông Hưng đã hoàn thành xong công tác quy hoạch.
b- Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội
Tổng nguồn vốn huy động xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới từ năm 2010 đến 2016 là 2.055,8 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 988,2 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp đầu tư 445,6 tỷ đồng, vốn xã hội hoá (huy động của nhân dân và vốn tài trợ) 480 tỷ đồng, vốn tín dụng 142 tỷ đồng, nhiều xã được tài trợ công trình: xã Đông Sơn được tài trợ 3 ngôi trường trị giá 13,5 tỷ đồng, xã Đông Cường được tài trợ trụ sở, Trường Tiểu học, nhà văn hoá xã và thôn trị giá 17 tỷ đồng.
Trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ xi măng cho các xã và đầu tư ngân sách cho một số công trình (theo suất đầu tư) cho các xã phấn đấu về đích NTM, trong đó đầu tư bằng tiền cho 13 xã năm 2014 là 37,77 tỷ đồng, cho 10 xã là 29,95 tỷ đồng để xây dựng các công trình; huyện đầu tư thêm 400 triệu đồng/ xã (năm 2014), 500 triệu đồng/xã (năm 2015) để xây dựng đường GTNĐ, kênh cấp 1 loại 3), đồng thời căn cứ điều kiện cụ thể từng xã để hỗ trợ: Xây khu xử lý rác thải tập trung, trường học, trạm y tế... Nhân dân đã hiến 750.210 m2 đất làm đường giao thông (chủ yếu là giao thông nội đồng), tự tháo rỡ 10.500 m tường để mở rộng đường giao thông nông thôn.
* Kết quả xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới đã thực hiện.
Từ 2010-2016 toàn huyện đầu tư nâng cấp và xây dựng mới đạt chuẩn 1.685 km đường giao thông các loại. trong đó có 243 Km đường trục xã, liên xã, 397 Km đường trục thôn, xóm, 584 Km đường ngõ xóm, 461 Km đường trục chính nội đồng. Bằng các nguồn vốn Nhà nước đầu tư đã kè đá 8,5 km mái đê xung yếu, đổ bê tông 7 km mặt đê, xây mới và nâng cấp 5 cống dưới đê, nạo vét 57 km sông trục, nâng cấp 41 trạm bơm, đặc biệt trạm bơm Hậu Thượng, xây mới 142 km kênh cấp I loại 3. Đến nay toàn huyện có 1.053 máy cày tay, 340 máy cày đa năng; 185 máy gặt đập liên hợp, 285 trạm bơm điện.
Đã đầu tư cải tạo và xây dựng mới 458 phòng học của 62 trường; cải tạo và xây mới 29 trạm y tế; đầu tư xây mới 20 trụ sở làm việc của Đảng, chính quyền và 08 nhà văn hóa xã; cải tạo và nâng cấp 24 chợ nông thôn bằng các nguồn vốn, trong đó co 2 chợ đầu tư bằng hình thức BOT.
Duy trì 146 tổ thu gom rác thải ở các xã, thị trấn. Đã xây dựng 06 lò đốt rác tại 06 xã, có kế hoạch tiếp tục xây dựng 07 lò đốt rác. Đã hoàn thành thi công và đưa vào sử dụng 7 nhà máy nước (đã cấp nước cho 33 xã), đang triển khai (cả công trình nhà máy và lắp đặt đường ống) xây dựng 2 nhà máy nước để cung cấp nước sạch cho 100% xã, thị trấn.
+ Kết quả tiếp nhận xi măng hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới: Đến hết năm 2016 huyện Đông Hưng được tỉnh quyết định phê duyệt tổng khối lượng xi măng là 170.779,1 tấn, gồm:
- Khối lượng cấp là 124.293,3 tấn.
- Khối lượng xi măng được phê duyệt chưa có chủ trương cấp là: 46.485,8 tấn.
+ Công tác giải ngân nguồn vốn, thanh quyết toán trong đầu tư xây dựng nông thôn mới đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
+ Tình hình nợ xây dựng cơ bản trong quá trình xây dựng nông thôn mới đến thời điểm 31/12/2016:
Cấp xã: 42 xã là: 302,7 tỷ đồng.
Cấp huyện: nợ xây dựng cơ bản là: 37,3 tỷ đồng.
c- Kết quả phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân
Năm 2013 tập trung chỉ đạo các xã, các thôn còn lại hoàn thành việc dồn điền đổi thửa. Sau khi dồn điền đổi thửa số thửa của các xã giảm bình quân 50,3%; số hộ 1 thửa chiếm 25,6%; số hộ 2 thửa chiếm 55,7%. Trong quá trình dồn điền đổi thửa các xã đã tách được đất 5% công ích, đất không giao lâu dài thành vùng theo quy hoạch.
+ Về phát triển kinh tế
Hạ tầng nông nghiệp và nông thôn được đầu tư xây dựng, vùng sản xuất hàng hóa được quy hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện, liên kết 4 nhà được quan tâm, do đó đã tác động nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm giai đoạn (2010 - 2015) đạt 8,91%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 thực hiện 9.013 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2016 thực hiện 2.891 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 50,7 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,09 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2015.
- Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phát triển dần theo hướng sản xuất hàng hóa (đặc biệt ngành chăn nuôi), giá trị sản xuất năm 2016 thực hiện 2.954 tỷ đồng, tăng 3,4%. Diện tích gieo trồng hằng năm đạt trên 31.000 ha, năng suất lúa bình quân đạt 133-134 tạ/ha/năm; sản xuất vụ đông phát triển, năm 2016 đạt 4.750 ha bằng 40% diện tích canh tác. Chỉ đạo xây dựng cánh đồng mẫu ở 21 xã; xây dựng cánh đồng 4 vụ/năm ở 4 xã.
Chăn nuôi được duy trì và phát triển, năm 2016 chăn nuôi chiếm 44,4 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Toàn huyện có 113 trang trại chăn nuôi (theo tiêu chí mới), 1.256 gia trại. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 870 ha, sản lượng khai thác hằng năm đạt trên 3.705 tấn.
+ Phát triển nghề và làng nghề: toàn huyện hiện có 27 làng nghề phát triển theo chiều hướng đa ngành nghề thu hút được lượng lớn lao động của nông dân lúc nông nhàn.
+ Việc xây dựng các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn theo quy hoạch góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Hiện nay trên địa bàn huyện có 10 cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch với diện tích 380,7 ha, trong đó có 04 cụm công nghiệp hoàn thành quy hoạch chi tiết gồm: Cụm CN Đông La, Cụm CN Đông Phong, Cụm CN Nguyên Xá, Cụm CN Xuân Động với tổng diện tích 230 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 174,303 ha; diện tích đã thu hồi 68,825ha, diện tích cho thuê 52,988 ha. Tổ chức lập quy hoạch chi tiết và GPMB cụm CN Đô Lương quy mô: 43,96 ha; Cụm CN Hồng Châu quy mô: 20 ha, Cụm CN Đông Các quy mô trên 20 ha. Điều chỉnh mở rộng cụm CN Nguyên Xá, quy mô: 30 ha; Quy hoạch chi tiết cụm CN Phong Châu quy mô 30 ha. Hiện trong các cụm công nghiệp thu hút 88 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký là: 2.154 tỷ đồng, trong đó 76 dự án đã đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư là 1.953 tỷ đồng, 12 dự án đã có chấp thuận đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư. Thu hút lao động trong cụm công nghiệp 7.558 người.
+ Về xây dựng các điểm thương mại, dịch vụ và thu hút đầu tư xây dựng.
Hiện tại có 28 chợ đã được nâng cấp, cải tạo đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới, phấn đấu đến hết năm 2020 đầu tư xây mới và cải tạo nâng cấp thêm 10 chợ. Tiếp tục phát triển mạng lưới bán buôn bán lẻ tại thị trấn Đông Hưng và các xã ven Quốc lộ 10,
Quốc lộ 39. Quy hoạch phát triển Thương mại - Dịch vụ tại các xã: Đông Sơn, Đông La, Đông Hợp, Phú Châu, Thăng Long, Đông Động, Đông Các, Đông xuân, Đông Kinh.
Hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm được quan tâm đẩy mạnh. Các dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân phát triển.
Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, vùng sản xuất tập trung và các hình thức tổ chức sản xuất mới bước đầu có chuyển biến tích cực. Đến hết năm 2016 toàn huyện xây dựng được 29 cánh đồng mẫu của 21 xã với tổng diện tích là 1.329,37 ha với công thức luân canh: một vụ lúa 3 vụ màu; hai vụ lúa và hai vụ màu, hai vụ lúa và 1 vụ đông, bước đầu đã có sự liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, các cánh đồng giá trị kinh tế cao.
d-Kết quả phát triển giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường - Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết trung ương 8 (khóa XI), nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ổn định quy mô trường lớp, củng cố và và giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục. Đẩy mạnh việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường THCS liên xã, đến hết năm 2016 đã có 94/122 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 77%, trong đó có 33 trường mầm non, 40 trường tiểu học, 21 trường THCS. Phong trào giáo dục của huyện tiếp tục năm thứ 11 liên tục dẫn đầu khối các huyện, thành phố trong tỉnh.
- Công tác khám, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã có chuyển biến tích cực, duy trì triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, không để xảy ra dịch bệnh, tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Duy trì thực hiện có hiệu quả các chính sách về dân số - KHHGĐ, duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ và trẻ em. 33 /44 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn, 38 xã có tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế trên 70%.
+ Việc thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa.
Phong trào xây dựng GĐVH đã và đang phát triển rộng khắp và đi vào nề nếp. Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” năm 2006 đạt tỷ lệ 54,9%.
+ Xây dựng thiết chế văn hóa: Nhằm nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; việc xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm. Có cơ chế và mức hỗ trợ cụ thể cho việc xây dựng các thiết chế văn hoá, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, chương trình, dự án để xây dựng thiết chế văn hóa, từng bước nâng cấp, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, đáp ứng và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Đến hết năm 2016, toàn huyện có 44/44 xã, thị trấn có nhà văn hóa ( 27/43 xã có nhà văn hóa đạt chuẩn); 42/44 xã, thị trấn có sân thể thao; có 216/237 thôn, tổ dân phố có nơi sinh hoạt (trong đó 204 có NVH, 18 thôn sử dụng đình làm nơi sinh hoạt);
136/237 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn.
+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 95%. Đến nay 43 xã có 146 tổ thu gom rác thải, có quy chế vệ sinh môi trường, có 26/43 khu xử lý rác thải hợp vệ sinh theo quy định (dự kiến hết năm 2017 có 35 xã xây dựng được khu xử lý rác thải hợp vệ sinh theo quy định), tỷ lệ rác thải, nước thải được thu gom và xử lý đạt trên 60 %; xây dựng 06 lò đốt rác tại 06 xã, có kế hoạch xây dựng tiếp 07 lò đốt rác.
e- Kết quả giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội
+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 28,09 triệu đồng.
+ Công tác giảm nghèo cuả huyện trong những năm qua được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Kết quả đến tháng 12 năm 2016 theo chuẩn nghèo đơn chiều là: 2,98
%, cận nghèo là 2,79%. Kết quả tổng điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đo lường đa chiều: toàn huyện có 4.371 hộ nghèo, với tỷ lệ 3,36%; 2.696 hộ cận nghèo với tỷ lệ 3,19%.
+ Chính sách người có công và các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa của huyện được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời. Với hơn 14.000 người có công được đảm bảo trợ cấp thường xuyên và trợ cấp một lần được thực hiện đúng chế độ, đúng chính sách và tuyệt đối an toàn, không xảy ra đơn thư khiếu nại, tố cáo do lỗi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước. Các hoạt động thăm hỏi tặng quà của Chủ tịch nước, của tỉnh và của huyện được thực hiện chu đáo, trang trọng nhân dịp lễ, tết. Trong năm
2016, nhân dịp Tết Bính Thân, đã tổ chức trao 62.256 suất quà với trị giá 11,24 tỷ đồng cho các đối tượng người có công và đối tượng chính sách xã hội.
+ Việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm đối tượng yếu thế như:
người khuyết tật, người đơn thân nuôi con nhỏ, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo …. được thực hiện nghiêm túc, đúng chế độ cho hơn 14.000 người. Ngoài ra còn hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế, hỗ trợ mai táng phí và cứu trợ đột xuất cho các đối tượng.
f- Giữ vững an ninh trật tự nông thôn
+ Công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội ở nông thôn.
Lực lượng Công an huyện làm nòng cốt, phát huy vai trò của công an các xã đã làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện những biểu hiện nghi vấn có dấu hiệu tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật ; thường xuyên tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vấn đề tồn đọng, liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng không để tạo cớ khiếu kiện đông người vượt cấp; chủ động ngăn chặn không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, đồng thời mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, đấu tranh triệt phá các ổ nhóm tội phạm hình sự, ma túy nguy hiểm, gây án nghiêm trọng, sử dụng vũ khí chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự nơi công cộng;
tội phạm cướp, cướp giật; trộm cắp, cờ bạc, các điểm phức tạp về ma tuý … tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho địa phương tập trung phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.
+ Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào phòng chống tội phạm thông qua các phương tiện truyền thông để người dân hiểu, nhận biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm để nhân dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa. Xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình quần chúng tự quản về ANTT, tổ hòa giải; tổ chức phát động điểm quần chúng tham gia tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở những điểm, tụ điểm phức tạp về hình sự, ma túy làm cơ sở phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp phân công các tổ chức đoàn thể, cán bộ, hội viên, đoàn viên tham gia phối hợp cùng các gia đình để quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng có nguy cơ phạm