Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Chọn 3 xã, đại diện cho các mức tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Hưng gồm:

- Xã Phong Châu là xã có tiến độ xây dựng nông thôn mới ở mức nhanh - Xã Đông Hoàng là xã có tiến độ xây dựng nông thôn mới ở mức trung bình - Xã Minh Châu là xã có tiến độ xây dựng nông thôn mới ở mức chậm.

* Đặc điểm cơ bản của Xã Phong Ch u

Phong Châu nằm cách trung tâm huyện lỵ Đông Hưng về phía Tây Bắc 3,5 km. Có đường Quốc Lộ 39A chạy qua địa phận xã, cách thành phố Thái Bình 12 Km, với vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp: Xã Nguyên Xá - Phía Tây giáp : Xã Hợp Tiến - Phía Nam giáp: Xã Phú Châu

- Phía Bắc giáp: Xã Phú Lương, Mê Linh

Phong Châu năm ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, cách trung tâm huyện 3.5 km. Về giao thông đường bộ xã có tuyến đường giao thông QL 39A chạy qua tạo thế mạnh cho xã Phong Châu trao đổi hàng hoá cũng như phát triển dịch vụ du lịch và tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức. Xã Phong Châu năm trong định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Hưng.

Xã có dân số là 6300 khẩu với số hộ là 2013 hộ, phân bổ trong 4 thôn. Đó là: Thôn Cổ Xá, Khuốc Đông, KhuốcTây, khuốc Bắc.

Tài nguyên: xã có diện tích hành chính là: 451.83ha trong đó:đất nông nghiệp 337.34ha, Đất phi nông nghiệp: 114.49 ha; Tổng số dân trong toàn xã:

6300 Người; Tổng số hộ trong xã gồm: 2013 hộ; Tổng số lao động trong toàn xã:

3.200 người.

* Đặc điểm cơ bản của ã Đ ng Hoàng

Đông Hoàng là xã nằm ở phía đông nam của huyện Đông Hưng, cách trung tâm huyện 9 km.

Diện tích đất tự nhiên của xã là 495,1ha, trong đó, diện tích đất canh tác 294,1ha. Hiện nay, xã Đông Hoàng có tổng số 1.912 hộ với 5.986 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 5 thôn: Thái Hòa I, Thái Hòa II, Thanh Long, Hùng Việt và Tống Khê.

Xã có 2 km đường Quốc lộ 39 chạy qua, cùng với cơ sở hạ tầng khá phát triển, hệ thống đường giao thông trên địa bàn thường xuyên được tu bổ, nâng cấp nên việc giao lưu kinh tế, văn hóa của xã với cảng Diêm Điền, thị trấn, các huyện bạn và thành phố Thái Bình tương đối thuận lợi.

Điều kiện địa lý, tự nhiên của Đông Hoàng vừa tạo ra những khó khăn nhất định, vừa đem đến những cơ hội và thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và giao lưu hội nhập với đời sống kinh tế - xã hội đất nước.

* Đặc điểm cơ bản của ã Minh Ch u

Minh Châu là xã nằm cách trung tâm huyện khoảng 5 km về phía Đông Bắc.

Minh Châu có diện tích đất tự nhiên 318 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 208 ha.

Xã Minh Châu có tổng số 1.345 hộ với 4.110 nhân khẩu, sinh sống ở 5 thôn:

Thọ Nam, Thọ Hưng, Thọ Sơn, Thọ Tiến, Thọ Trung.

Đất đai của xã chủ yếu là đất phù sa hình thành trong quá trình bồi tụ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, giàu dinh dưỡng, rất phù hợp với cây lúa.

Minh Châu có nguồn nước khá dồi dào với hai con sông chính chảy qua xã là sông Sa Lung và sông Sen. Bên cạnh đó, Minh Châu có hệ thống sông nội đồng khá hoàn chỉnh với tổng chiều dài 6,62 km. Cách xã không xa về phía Nam có sông Trà Lý, là sông lớn trong vùng chảy qua.

Phía Bắc xã Minh Châu có tuyến đường quốc lộ 39 chạy qua giúp việc đi lại, giao lưu với các xã, các huyện trong tỉnh và với các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương rất thuận lợi. Hệ thống giao thông trục xã với tổng chiều dài 3,21 km; 6,05 km đường giao thông trục thôn và 15,3 km đường nhánh cấp 1 trục thôn tuy đã được đầu tư, duy tu bảo dưỡng nhưng cũng đã xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng mới phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

Đồng đất Minh Châu là vùng chiêm trũng, tỷ lệ đất pha cát bồi rất ít nên khó khăn trong việc trồng rau màu, trồng vụ đông, nhưng với bản chất cần cù, sáng tạo, người dân Minh Châu đã từng bước làm chủ khâu thủy lợi, tưới tiêu, tìm tòi học hỏi, du nhập những giống cây phù hợp áp dụng vào sản xuất nên từ chỗ chỉ cấy một

vụ lúa, nhân dân Minh Châu đã cấy được một năm hai vụ lúa, một vụ đông với nhiều loại cây trồng như: Khoai tây, khoai lang, ngô và các loại rau màu. Có những thời kỳ, vụ đông thực sự là vụ thứ ba, có năm trở thành vụ chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)