Quá trình hình thành và phát triển của KN trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 26 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHUYẾN NÔNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ

1.1. Cơ sở lý luận

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KN trên thế giới

Trên thế giới KN đã ra đời từ rất sớm đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp phát triển và được tiến hành từ các tổ chức.

Các hội nông nghiệp: Hội nông nghiệp đầu tiên thực hiện KN ở Scotlen (1723 - 1743), sau đó là hội của Pháp (1761), ở Anh, Mỹ (1784). Trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp: Đại học Cambridge - Anh (1866), các lớp nông dân lớn tuổi ở Mỹ (1880). Các tổ chức phi chính phủ: Nhiều chính quyền ở địa phương đã tài trợ cho các tổ chức làm KN từ 1850, sau đó chính phủ đã trực tiếp quản lý các hoạt động KN hình thành hệ thống KN quốc gia.

Các nước phát triển ở Châu Âu (đặc biệt là ở Anh) từ năm 1600 - 1700 đã có nhiều tài liệu hướng dẫn về các chương trình giảng dạy, làm thực hành trong việc trồng cây, chăn nuôi, xe tơ, dệt vải… Hoạt động KN ở một số nước Châu Âu có nền nông nghiệp phát triển.

* Tại Mỹ: Năm 1845 tại Ohio.N. S. Townshned chủ nhiệm khoa Nông học đề xuất việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận huyện và sinh hoạt định kỳ. Đây là tiền thân của KN tại Mỹ. Năm 1891 Bang New York dành 10.000 đô la cho KN đại học. Năm 1892 Trường Đại Học

Chicago, Trường Wicosin bắt đầu tổ chức chương trình KN đại học. Năm 1907 có 42 trường Đại học trong đó 39 bang đã thực hiện công tác KN. Năm 1910 có 35 trường Đại học đã có Bộ môn KN Năm 1914 Tổ chức KN được hình thành chính thức ở Mỹ, có 1861 hội nông dân có với 3050150 hội viên.

Tại châu Phi có muộn hơn, vào những năm 1960 - 1970 nhà nước tổ chức KN thuộc Bộ Nông nghiệp. Các chính phủ thực dân kiểu mới đỡ đầu nghiên cứu vào hoạt động KN để thu mua được nông sản thô như: cà phê, ka cao, chè,…

Họ ít chú đến hoạt động KN phục vụ các cây lương thực. Hoạt động KN của một số nước châu Á

* Ấn độ: Hệ thống KN Ấn Độ được hình thành từ năm 1960 và được tổ chức theo 5 cấp: cấp quốc gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã.

Trước năm 1960, sản xuất nông nghiệp của Ấn Độ vô cùng nghèo nàn, lạc hậu, thường xuyên thiếu lương thực, nhiều người chết đói. Nhờ có công tác KN tốt nên Ấn Độ đã có một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc “Cách mạng xanh” giải quyết được vấn đề lương thực, giải quyết được nạn đói quốc gia. Sau đó là cuộc “Cách mạng trắng” đó chính là sản xuất sữa.

Chuyển sang hướng chăn nuôi bằng cuộc “Cách mạng nâu”, chủ yếu là chăn nuôi bò, trâu để lấy thịt có màu nâu.

* Thái lan: Có 3 tổ chức hoạt động có liên quan đến KN khuyến lâm.

Cục lâm nghiệp Hoàng Gia: Triển khai các hoạt động KN khuyến lâm trên các lĩnh vực như bảo vệ rừng, sử dụng đất trồng cây. Hoạt động này được thực hiện và chỉ đạo bởi các phòng Nông nghiệp Lâm nghiệp Hoàng Gia, bao gồm 21 cơ quan cấp vùng và 72 cơ quan cấp tỉnh. Hội nông dân: có ba phòng chức năng là phòng KN khuyến lâm, phòng tổ chức hoạt động và phòng đối ngoại. Hội thực hiện chức năng KN lâm qua việc cầu nối giữa khu vực tư nhân và chính phủ. Hội phát triển các tài liệu tuyên truyền, đào tạo và tạo các

hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Hội phát triển cộng đồng: Tập trung chú trọng đến việc tăng cường bảo vệ ở cấp cộng đồng.

* Indonesia: Thành lập năm 1955 gồm 4 cấp: ở cấp quốc gia có hội KN quốc gia điều hành, ở cấp tỉnh có diễn đàn KN cấp I do giám đốc nông nghiệp làm chủ tịch, ở cấp huyện có diễn đàn KN cấp II do huyện chọn một trong các trưởng dịch vụ nông nghiệp của huyện làm chủ tịch, ở cấp xã và liên xã có cơ quan KN cơ sở. Tại đó có bộ phận dịch vụ KN và trung tâm thông tin phục vụ cho nhu cầu của nông dân. Ở Indonêxia rất chú trọng hai tổ chức này và được coi là tuyến đầu của KN Indonêxia. Hiện tại, Indonêxia có trên 30.000 cán bộ KN; cán bộ hợp đồng là 24.608 người và còn lại là các KN viên tự nguyện.

Tất cả được bố trí từ ở cấp Trung Ương đến 33 đơn vị cấp tỉnh, 489 đơn vị cấp huyện và 4.239 đơn vị cấp xã, với mỗi thôn được bố trí 1 cán bộ KN.

Ngày nay Indonêxia thường xuyên được chọn là nơi tổ chức đào tạo cán bộ KN cho các nước trong khu vực.

* Trung Quốc: Hoạt động KN ở Trung Quốc đã có từ lâu, năm 1933 trường đại học Kim Lãng đã thành lập phân khoa KN nhưng mãi đến năm 1970 nước này mới chính thức có tổ chức KN. Trong Nghị quyết của đảng cộng sản Trung Quốc khoá VIII về “Tăng cường công tác nông nghiệp và nông thôn” nêu rõ “phải nắm vững chiến lược KHCN và KN”, đưa ngay sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi trở thành KN viên. Trong kế hoạch năm năm lần thứ VII về phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã tập huấn cho 1,2 triệu người về công tác KN và bồi dưỡng cho 150 triệu nông dân vê kiến thức KN và tiến bộ KH-KT mới. Cả nước Trung Quốc có 10/33 lãnh đạo tỉnh là trưởng ban KN. Cho tới nay, Trung Quốc đã có Uỷ ban quốc gia - cục phổ cập kỹ thuật nông nghiệp, cấp tỉnh có cục KN, dưới tỉnh có KN phân khu, cấp cơ sở là KN thôn xã. Trung

Quốc rất tự hào là đang dẫn đầu thế giới ở 3 lĩnh vực: Lúa lai, chuẩn đoán thú y và nuôi trồng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)