Phương pháp nghiên cỨu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 50 - 56)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cỨu

Các phương pháp nghiên cứu định tính và các phương pháp định lượng sẽ được sử dụng kết hợp trong đề tài. Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong các bước nghiên cứu như sau:

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Năm 2012, Quốc Oai là 1 trong những huyện được chọn xây dựng mô hình nông thôn mới và dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho người nông dân là một vấn đề hết sức quan trọng.Cho đến nay, phong trào càng ngày càng phát triển, sản xuất nông nghiệp ngày một lớn mạnh, đời sống của các hộ nông dân khá hơn trước rất nhiều. Đó cũng là nhờ một phần công sức rất lớn của mạng lưới KN của Trạm, các cán bộ khuyến nông cơ sở.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 05 xã của huyện để đánh giá, điều tra, khảo sát (Căn cứ vào hoạt động khuyến nông của xã trong sản xuất nông nghiệp và việc áp dụng nó trong sản xuất nông nghiệp của hộ mà tôi chọn xã Đông Yên, Cấn Hữu, Tân Phú, Yên Sơn, Nghĩa Hương). Mỗi xã điều tra 50 phiếu, tổng số 250 phiếu điều tra gồm hộ gia đình (Mỗi xã tôi có danh sách các hộ gia đình và chọn một cách ngẫu nhiên trong danh sách các hộ của xã ). Điều tra 15 cán bộ xã, huyện (Trong đó tôi chọn cán bộ ở Trạm KN, Cán bộ ở phòng nông nghiệp và phòng kinh tế, và cán bộ 05 xã đã chọn làm điểm: vì Trạm khuyến nông là trực thuộc của phòng nông nghiệp và phòng kinh tế nên tôi chọn để khảo sát, phỏng vấn).

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2.2.2.1. Tài liệu thứ cấp

Loại thông tin/tài liệu Nguồn Cách thu thập

Những tài liệu về lý luận

Sách báo, tạp chí, Báo cáo, truy cập internet, Niên giám thống kê, Nghị quyết…

Thu thập, tính toán, tổng hợp…

Những tài liệu về tổng quan và thực tiễn trên thế giới, trong nước và vùng đồng bằng sông hồng

Sách báo, tạp chí, Báo cáo của các Bộ, ngành, truy cập internet, Niên giám thống kê…

Thu thập, tính toán, tổng hợp

Những tài liệu, số liệu của địa phương

Niên giám thống kê, Báo cáo tổng kết của huyện, phòng, các xã…

Thu thập số liệu, tài liệu

2.2.2.2. Tài liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp là các phiếu điều tra, khảo sát từ các xã của huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

STT Diễn giải Đvt Nội dung Số

lượng I Khảo sát theo bảng hỏi các

cán bộ địa phương Người Phỏng vấn trực tiếp 15

1 Phòng Kinh tế Người Theo bảng hỏi 2

2 Phòng Nông Nghiệp Người Theo bảng hỏi 2

3 UBND Xã Đông Yên Người Theo bảng hỏi 2

4 UBND xã Cấn Hữu Người Theo bảng hỏi 2

5 UBND xã Tân Phú Người Theo bảng hỏi 2

6 Trạm KN Người Theo bảng hỏi 2

7 UBND xã Nghĩa Hương Người Theo bảng hỏi 2

8 UBND xã Yên Sơn Người Theo bảng hỏi 1

II Khảo sát các hộ gia đình Hộ 250

1 Hộ nông dân xã Đông Yên Hộ Phỏng vấn trực tiếp

theo bảng hỏi 50

2 Hộ nông dân xã Tân Phú

Hộ Phỏng vấn trực tiếp

theo bảng hỏi 50

3 Hộ nông dân xã Nghĩa

Hương Hộ Phỏng vấn trực tiếp

theo bảng hỏi 50

4 Hộ nông dân xã Cấn Hữu

Hộ Phỏng vấn trực tiếp

theo bảng hỏi 50

55 Hộ nông dân xã Yên Sơn

Hộ Phỏng vấn trực tiếp

theo bảng hỏi 50

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Các phương pháp phân tích thông tin trong quá trình nghiên cứu bao gồm có phương pháp thống kê mô tả, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn,

phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá có sự tham gia, phương pháp chuyên gia chuyên khảo.

* Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của KN bằng việc mô tả số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích ảnh hưởng của KN đến sự phát triển của kinh tế - xã hội, trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích theo thời gian và không gian, sau đó tổng hợp kết quả để thấy xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

* Phương pháp so sánh: Là đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá được các mặt phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. So sánh các số liệu theo số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân… từ đó đánh giá kết quả thu được.

- Số tuyệt đối: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng trong điều ki ện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Số tương đối: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian và không gian.

- Số bình quân: Biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

* Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA):

Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của nông dân trên các xã đối với hoạt động KN và ảnh hưởng của KN đến phát triển sản xuất của hộ. Bằng cách tập hợp các nhóm nông dân và tiến hành thảo luận thông qua các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Qua đó các ý kiến phản hồi của người dân sẽ được ghi chép lại để kết hợp với tìm hiểu thực tế và đưa ra nhận định cuối cùng của mình. Công cụ PRA chủ yếu được sử dụng là thảo luận nhóm, lập sơ đồ VENN.

* Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn như các đồng chí lãnh đạo xã, trên địa bàn

huyện, cán bộ KN các xã thông qua các buổi thảo luận nhóm để phục vụ cho việc phân tích.

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá đúng thực trạng ảnh hưởng của KN đến kinh tế hộ thì việc xác định các chỉ tiêu phân tích là rất quan trọng. Xuất phát từ đó tôi sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau đây:

2.2.4.1. Chỉ tiêu thể hiện thay đổi nhận thức của hộ - Thay đổi về mục đích sản xuất nông nghiệp;

- Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi;

- Thay đổi về cách thức, phương pháp sản xuất nông nghiệp.

2.2.4.2. Chỉ tiêu thể hiện việc đưa tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp - Các kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp;

- Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp;

- Quy trình sản xuất nông nghiệp;

- Đóng góp của KH&CN với sản xuất nông nghiệp.

2.2.4.3. Chỉ tiêu thể hiện việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp - Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của toàn nền kinh tế;

- Tỷ lệ giữa các ngành Nông-lâm-ngư nghiệp hoặc/và trồng trọt-chăn nuôi trong toàn ngành sản xuất nông nghiệp nói chung.

2.2.4.6. Chỉ tiêu thể hiện lòng tin của Nhân dân đối với chính sách KN của Đảng và Nhà nước

Đây là nhóm tiêu chí có tính định tính cao, khó có thể định lượng được rõ ràng và tuyệt đối về lòng tin của Nhân dân đối với chính sách KN của Đảng và Nhà nước. Do đó, các tiêu chí để xác định nhóm chỉ tiêu này gồm có:

- Mức độ quan tâm của nông dân đến chính sách KN của Đảng và Nhà nước.

- Thái độ thực hiện chính sách KN của Đảng và Nhà nước.

2.2.4.5. Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả của khuyến nông.

- Kết quả sản xuất của hộ: kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi...

- Hiệu quả sản xuất: + Thu nhập bình quân hộ

+ Thu nhập/ha đất canh tác - Năng suất cây con.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)