Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHUYẾN NÔNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ
1.1. Cơ sở lý luận
1.2.2. Hoạt động KN ở Việt Nam và một số địa phương
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống và phát triển cùng nền văn minh lúa nước ở nước ta. Vì vậy, KN Việt Nam đã có từ rất sớm và có bước phát triển ngày càng lớn mạnh.
Trong thời kỳ phong kiến, công tác KN đã đặc biệt được chú trọng.
Thời tiền Lê, hàng năm vua Lê Hoàn đã tự mình xuống ruộng cày đường cày đầu tiên cho vụ sản xuất đầu xuân. Năm 1226, dưới thời Trần lập chức quan
“KN sứ” là viên quan chuyên chăm lo khuyến khích phát triển nông nghiệp.
Năm 1789, vua Quang Trung ban bố “Chiếu KN” sau khi đại phá quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng bị bỏ hoang. Chỉ sau 3 năm hầu hết ruộng hoang đã được khôi phục, sản xuất phát triển, bổ sung chế độ cấp công điền.
Năm 1960, ở miền Nam (dưới thời Mỹ ngụy) thành lập “Nha KN”
trực thuộc bộ nông nghiệp cải cách điền địa nông mục. Trong khi đó ở miền Bắc, Bộ nông nghịêp thường xuyên đưa sinh viên xuống giúp các hợp tác xã (HTX) làm công tác Đông xuân, chọn giống lúa, trồng ngô - khoai, tiêm phòng cho gia súc - gia cầm…
Từ năm 1964, Bộ nông nghiệp chính thức có chủ trương thành lập các đoàn chỉ đạo, đưa sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở (các HTX, nông lâm trường) xây dựng các mô hình và mở các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của địa phương về công tác sản xuất, công tác thuỷ lợi.
Năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 chính thức thực hiện chủ trương “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”.
Đến tháng 12 năm 1986, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìn thẳng vào sự thật với tinh thần “Đổi mới”, rút ra bài học hành động phù hợp với quy luật khách quan để thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, đưa nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hoá.
Ngày 05 tháng 04 năm 1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về
“Đổi mới quản lý trong nông nghiệp”. Từ đó, nhờ việc nắm vững và thực hiện Nghị quyết 10 (Khoán 10) đã đem lại những tác dụng tích cực cho sản xuất.
Lực lượng lao động không ngừng tăng lên, KH&CN được tạo điều kiện đi vào sản xuất, tiến bộ KH-KT được chuyển giao rộng rãi, công tác KN đi vào nề nếp. Khoán 10 đã đem lại hiệu quả nhanh chóng, tạo ra một bước ngoặt mới trên mặt trận nông nghiệp. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy mà những đòi hỏi của hàng triệu hộ nông dân trong cả nước về hướng dẫn kỹ thuật, về quản lý, về giống cây trồng - vật nuôi, về chính sách khuyến khích sản xuất, về thị trường… tăng lên gấp bội.
Nghị định 13/CP của Chính phủ ra ngày 02 tháng 03 năm 1993 về công tác KN, Thông tư 02/LB/TT hướng dẫn việc tổ chức hệ thống KN và hoạt động KN đã kịp thời đáp ứng được những đòi hỏi nói trên. Hệ thống KN của Việt Nam chính thức được thành lập năm 1993.
Ngày 02 tháng 5 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 43/2003/NĐ-CP, thành lập Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Ngày 26 tháng 04 năm 2005, bằng việc ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về công tác KN, khuyến ngư thì hệ thống KN Việt Nam đã thêm một bước được hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn nội dung hành động.
Ngày 03 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN& PTNT, sau khi sát nhập Bộ NN&PTNT và Bộ Thủy sản.
Tại Nghị định này, Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm KN - Khuyến ngư Quốc gia. Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ký Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm KN - Khuyến ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: TTKNQG và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Tại Điều 9 của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về KN ký ngày 08 tháng 01 năm 2010 quy định tổ chức KN Trung ương đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ NN&PTNT với tên gọi là TTKNQG.
Ngày 28 tháng 06 năm 2010, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 1816/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của TTKNQG.
Trong hoạt động, KN Việt Nam đang tiếp tục đón nhận kinh nghiệm của KN các nước tiên tiến, làm cho hoạt động KN trong nước ngày càng phong phú, bộ mặt nông thôn và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển không ngừng.
1.2.2.2. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam và một số địa phương.
Bộ Nông nghiệp & PTNT
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, thành phố
Trung tâm khuyến nông tỉnh, thành phố
UBND huyện, thị xã Trạm khuyến nông
UBND xã, phường Cán bộ khuyến nông cơ sở Trung tâm khuyến nông
quốc gia
KN viên HTX NN CLB KN Các hội Các đoàn thể DN
Nông dân
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức KN Việt Nam
Hệ thống KN ở Việt Nam được phân thành 4 cấp từ Trung Ương đến địa phương như Sơ đồ 1.
* Cấp Trung ương có TTKNQG
TTKNQG là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ NN & PTNT là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác KN, về SXNN trên phạm vi cả nước. Trung tâm có nhiệm vụ: (1) Xây dựng, chỉ đạo các chương trình KN về trồng trọt, chăn nuôi, BVTV, thú y, bảo quản chế biến nông sản theo từng lĩnh vực chuyên môn, từng vùng sinh thái trong phạm vi cả nước; (2) Hướng dẫn các địa phương, các tổ chức KN xây dựng và thực hiện các dự án KN; (3) Tham gia thẩm định các chương trình, dự án KN theo quy định của Bộ NN&PTNT; (4) Quan hệ với các tổ chức KTXH trong và ngoài nước để thu hút vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động KN; (5) Xây dựng, theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật trồng trọt - chăn nuôi; (6) Quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, chất lượng TAGS, phân bón trên thị trường; (7) Theo dõi, đánh giá và thực hiên các chương trình dự án KN để tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ.
* Cấp tỉnh có Trung tâm KN (TTKN) tỉnh
TTKN tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT, mỗi trung tâm thường có từ 3 - 5 phòng ban với số cán bộ biên chế từ 15 - 20 người. Nhiệm vụ của TTKN tỉnh bao gồm: (1) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án KN trong tỉnh, từng tiểu vùng sinh thái, từng lĩnh vực SXNN tại địa phương; (2) Phổ biến và chuyển giao tiến bộ KH-KT về nông - lâm - ngư nghiệp và những kinh nghiệm điển hình trong sản xuất cho nông dân; (3) Bồi dưỡng kỹ thuật, rèn luyện tay nghề và quản lý kinh tế cho cán bộ KN cơ sở, cung cấp cho nông dân các thông tin thị trường, giá cả nông - lâm - thuỷ sản; (4) Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc tham gia trực
tiếp vào các hoạt động KN ở địa phương; (5) Tham gia xây dựng và phổ biến cho nông dân thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi, lâm sinh, thuỷ sản; (6) Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình dự án KN cấp tỉnh.
* Cấp huyện, thị xã có Trạm KN huyện, thị xã
Trạm KN huyện trực thuộc phòng nông nghiệp (hoặc phòng kinh tế) huyện, mỗi trạm có từ 5 - 7 nhân viên làm việc theo phòng ban hoặc theo ngành sản xuất được phân công. Trạm KN huyện có nhiệm vụ sau: (1) Đưa những tiến bộ KH-KT theo các chương trình dự án KN, khuyến lâm, khuyến ngư vào sản xuất đại trà trện địa bàn huyện; (2) Xây dựng các mô hình trình diễn phục vụ cho các chương trình dự án KN, khuyến lâm, khuyến ngư; (3) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông - lâm - ngư dân theo mùa vụ hoặc theo yêu cầu của sản xuất; (4) Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến ở trong và ngoài huyện; (5) Bồi dưỡng kỹ thuật và tập huấn nghiệp vụ cho KN viên cơ sở và cho nông dân; (6) Xây dựng câu lạc bộ KN, nhóm nông dân sản xuất giỏi, nhóm hộ nông dân cùng sở thích; (7) Hợp tác với các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động KN.
* Cấp xã, thôn thành lập mạng lưới KN cơ sở
Cán bộ KN ở cơ sở không thuộc biên chế nhà nước, làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn. Cán bộ KN cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng cơ bản gồm: (1) Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và hiểu biết về chuyên môn, kinh tế - xã hội, nghiệp vụ KN; (2) Cố vấn kỹ thuật và thông tin thị trường cho nông dân; (3) Thực thi các dự án khyến nông trên địa bàn phụ trách; (4) Thực hiện, tổ chức và theo dõi các mô hình sản xuất tiên tiến;
(5) Điều tra thu thập thông tin làm cơ sở cho xây dựng và triển khai dự án KN; (6) Hàng tháng tổng hợp tình hình hoạt động KN viết và trình bày báo cáo tại các kỳ họp giao ban thường niên.
* Trên thực tế cho ta thấy KN đã có những đóng góp to lớn trong qúa trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ta, nâng cao trình độ dân trí và trình độ kỹ thuật cho nông dân. Phần lớn các giống cây, làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi.
* Với nhiệm vụ giúp UBND huyện và xã xây dựng và tổ chức, thực hiện các chương trình khuyến ngư nông lâm trên địa bàn được phân công, tham gia phòng chống dịch bệnh thuộc lĩnh vực KN lâm ngư, Phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể ở các địa phương vận động nông dân, các chủ trang trại áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, tuyên truyền vận động khuyến cáo những mô hình, chương trình chuyển đổi thành công thuộc lĩnh vực KN lâm ngư, báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương…Để làm tốt công việc này lãnh đạo Trung tâm đã phân công 01 phó giám đốc phụ trách, Phòng kế hoạch thông tin trực tiếp điều hành nhiệm vụ chuyên môn, mỗi tháng họp giao ban định kỳ 1 lần có sự tham gia của Lãnh đạo và các Phòng chuyên môn của Trung tâm. Các khuyến nông viên cơ sở phản ánh tình hình sản xuất, các thông tin, tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân, phát hiện kịp thời những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất tại địa phương và nhận sự chỉ đạo và điều hành về nhiệm vụ chuyên môn thời gian tới.
Có thể thấy đội ngũ khuyến nông viên cơ sở có vai trò quan trọng. Thời gian qua nhờ đội ngũ này tình hình sản xuất tại các địa phương được phản ánh nhanh nhạy nên các cơ quan chức năng chỉ đạo kịp thời hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về nông nghiệp, khuyến nông viên cơ sở là hạt nhân nòng cốt trong tổ chức các hoạt động KN trên địa bàn xã. Họ tiếp xúc trực tiếp với nông dân để nắm rõ nhu cầu về tổ chức sản xuất cây con, trang trại, gia trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và phát triển các ngành nghề khác tại cơ sở, hỗ trợ lựa chọn đối tượng phù hợp tham gia KN, hỗ trợ và triển khai các lớp đào tạo, tập huấn, mô hình trình diễn, cung cấp, tư vấn kỹ thuật cho
người dân, giám sát và hỗ trợ tại hộ. Không những thế, đội ngũ này còn tham gia triển khai nhiều hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân ở các địa phương.