Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 41 - 50)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Với tổng diện tích 147 km2, cơ bản trên 90% diện tích đất của huyện được sử dụng, phần đất chưa sử dụng là đất đồi núi, sông suối hoặc núi đá.

Diện tích đất nông nghiệp là 6.140,74 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 47,05% tổng diện tích đất toàn huyện, đất ở là 1.787,07 ha chiếm 13,77%; đất chuyên dùng là 4.432,84 ha chiếm 34,16% (trong đó đất sử dụng cho các công trình năng lượng là khoảng 4,09 ha); đất cho sử dụng khác là 519,64 ha (đất tôn giáo, sông suối, nghĩa trang) chiếm 13,49%; đất chưa sử dụng là 131,53 ha chiếm 1,01%. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2013, kế hoạch sử dụng đất 2010-2015). Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế cao luôn được huyện xem xét hết sức thận trọng. Tuy nhiên đất canh tác của huyện, theo dự báo sẽ liên tục giảm do việc xây dựng các đô thị sinh thái Quốc Oai, đô thị công nghệ cao Hòa Lạc, ...

2.1.3.2. Dân số và lao động

Theo thống kê năm 2013, dân số trung bình toàn huyện, là 172.691 người, có tỷ lệ nam: 49% và nữ 51%. Dân số thành thị có tỷ lệ nhỏ (8%). Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,85%/năm, cao hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

(1,31%/năm), do địa bàn huyện đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa nên có sự tăng cơ học số lượng dân cư.

Bảng 2.1. Dân số huyện Quốc Oai từ năm 2011 đến năm 2013

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tỷ lệ tăng trung

bình (%) 11 Dân số trung bình

(người) 166.357 169.391 172.691 1,85

Nam 80.814 82.418 84.161 2,01

Nữ 85.543 86.973 88.530 1,7

Nông thôn 153.690 150,125 152,628

Thành Thị 12,796 13,589 13,730 3,44

22 Tỉ lệ tăng dân số tự

nhiên (‰) 13,4 14,6 11,3 13,1

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quốc Oai, 2011-2013) Theo số liệu thống kê năm 2013, số người trong độ tuổi lao động của huyện là 98.131 người, trong đó 86.260 người đang làm việc trong các ngành KTQD, 7.797 người đang theo học các khóa đào tạo, 2.997 người không làm việc, 430 người chưa tìm được việc làm.

Có nghề nghiệp, việc làm, thu nhập ổn định là mong muốn của không riêng những người dân tại các khu vực có đất thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng mà của các bộ phận người dân trong huyện. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã thường xuyên mở các lớp đào tạo nhằm bổ sung nhân lực.

Ngoài ra, toàn huyện có 65/101 làng có nghề, (trong đó 16 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống) thu hút trên 33.000 hộ gia đình.

Nhìn chung, huyện có dân số trẻ, ưu điểm là nguồn bổ sung thêm cho lực lượng lao động với số đông thanh niên có thể lực tốt, mặt khác đòi hỏi chi phí lớn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho người dân. Đây cũng là sức ép đối với giải quyết việc làm trong tương lai.

2.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Giao Thông: Những năm gần đây, nhất là năm 2010, hệ thống giao thông của Quốc Oai đã được quan tâm đúng mức. Các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường làng ngõ xóm được đầu tư làm mới. Trong đó có dự án đầu tư thi công đường 421B dài hơn 17km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và Chương Mỹ (có mức đầu tư gần 117 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng công trình đường Trại Cá - Liệp Tuyết - Phú Cát có chiều dài 5km (với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng). Trục đường lớn phát triển về phía Tây của Hà Nội có gần 10 km đi qua địa bàn của Quốc Oai, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như phát triển đô thị quanh trục đường này. Ngoài ra, có đường 21A (Sơn Tây – Xuân Mai) cũng chạy qua địa bàn Quốc Oai 8 km, cùng nhiều trục tỉnh lộ khác đã và đang được triển khai xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông của địa phương. Đó cũng chính là nền tảng để phát triển đô thị, cũng như các ngành kinh tế, du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc: Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu và thời tiết, như bão, lũ, ... gây thiệt hại cơ sở vật chất, nhưng ngành bưu chính viễn thông Quốc Oai đã luôn triển khai công tác một cách chủ động, tích cực, có các phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho hoạt động thường ngày của các cơ quan hữu quan; các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống điện: Điện lưới quốc gia đã phát triển đến 100% số xã và thị trấn. Năm 2010 điện thương phẩm bình quân tính trên đầu người đạt 606 kWh/ng.năm, bằng 50% so với chỉ tiêu toàn thành phố Hà Nội.

2.1.3.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai

* Tình hình phát triển kinh tế

Với những lợi thế về đất đai, thủy lợi, nguồn nhân lực, Quốc Oai được đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, nông nghiệp luôn là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, đóng góp nhiều nhất trong GDP của huyện.

Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa triển khai thực hiền trồng tre Bát Độ lấy măng và một số cây khác.

Bên cạnh đó, công nghiệp – xây dựng cũng được chú trọng hơn, song đa số vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây sẽ là ngành kinh tế phát triển rất mạnh trong tương lai gần khi một loạt các dự án xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp được triển khai và đi vào hoạt động.

- Tăng trưởng kinh tế: Giá trị sản xuất năm 2013 (giá so sánh): 7.032 tỷ đồng, tăng 1,27% so với năm 2010. Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010) đạt 850 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 – 2013 đạt 6,13%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của huyện có những chuyển dịch tích cực, trong đó ngành công nghiệp , xây dựng là nhóm ngành kinh tế chủ đạo

với tỷ trọng: 56,06% (so với tổng giá trị tăng thêm), tiếp theo là nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với tỷ trọng: 24,89% (so với tổng giá trị tăng thêm), ngành dịch vụ, thương mại là 19,05% (so với tổng giá trị tăng thêm).

- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân đầu người, tính theo GTSX (giá so sánh) thì năm 2011 đạt 37,2 triệu đồng, đến năm 2013 đạt khoảng 40,7 triệu đồng/ người/ năm (trung bình tăng 4,3%/năm); tính theo GTSX hiện hành, năm 2013 đạt 50 triệu đồng/ người/ năm.

Bảng 2.2: Tổng hợp thực trạng phát triển kinh tế

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2011 2012 2013

Bình quân 2011 –

2013 (%) 11 Giá trị sản xuất (giá So

sánh 2010) Tỷ đồng 6.182 6.318 7.032 6,15

2 Giá trị sản xuất (giá HH) Tỷ đồng 7.071 7.639 8.365 8,06 - Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 1.485 1.754 1.913 11,8 - Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 3.593 3.821 4.160 7,06 - Dịch vụ, thương mại Tỷ đồng 1.993 2.064 2.292 6,7

22 Cơ cấu GTSX (giá HH) % 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản % 23,21 25,56 25,9 - Công nghiệp, xây dựng % 56,16 55,69 56,33 - Dịch vụ, thương mại % 20,63 18,75 17,77 33 Thu nhập BQ/người

(theo GTSX giá so sánh)

Tr.đồng/

ng/năm 37,2 37,3 40,7 4,3 4 4 Thu nhập BQ/người Tr.đồng/ 42,5 45,1 50 7,78

(Theo GTSX giá HH) ng/năm

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quốc Oai 2011-2013)

* Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực - Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng tăng qua các năm. Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm thủy sản tăng ở mức bình quân đạt 4,04% trong toàn giai đoạn, trong đó ngành trồng trọt tăng trên 2%, ngành chăn nuôi tăng 5,35%, giảm so với thơi kỳ trước tuy nhiên bù lại ngành thủy sản tăng trưởng mạnh 11,69% do Huyện rất chú trọng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, mặc dù Quốc Oai cũng chịu ảnh hưởng lớn của đô thị hóa và mất đất sản xuất nông nghiệp nhưng do huyện đã chú trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các trang trại nuôi trồng thủy sản và phát triển sản xuất hàng hóa nên sự tăng trưởng nhanh của ngành thủy sản đã làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành nông lâm thủy sản giữ vững theo mục tiêu tăng trưởng của nhóm ngành này.

- Công nghiệp và xây dựng

Giai đoạn 2011-2013, công nghiệp Quốc Oai đã có sự phát triển nhanh, các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp – Trung tâm công nghiệp được hình thành đã khuyến khích đầu tư xây dựng và sản xuất sản phẩm, số lượng doanh nghiệp tăng lên, sản xuất đa dạng sản phẩm.

Trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện tăng lên do chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng công nghiệp – xây dựng giữ vị trí chủ đạo, chiếm gần 60 % trong cơ cấu kinh tế (theo giá trị gia tăng). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiê ̣p năm 2013 ước đa ̣t 4.160 tỷ đồng, tăng 567 tỷ đồng so với năm 2011, tốc đô ̣ tăng bình quân 7,06%;

- Thương mại - dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện khá đa dạng và phong phú. Số cơ sở tham gia dịch vụ thương mại và nhà hàng không ngừng gia tăng. Năm 2011 có khoảng 6.097 cơ sở, năm 2012 có 7.499 cơ sở, đến hết năm 2013, số hộ kinh doanh thương mại du lịch và nhà hàng cá thể là 7.862 hộ, số người lao động dịch vụ tăng lên là 13.110 người (so với 10.542 người năm 2011). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, năm 2011 đạt 1.993 tỷ đồng, năm 2013 đạt 2.292 tỷ đồng. Nhìn chung thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng thuận tiện cho sản xuất và người tiêu dùng.

* Văn hoá - xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội của huyện cũng đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có những bước tiến đáng kể với số học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%. 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4 trường được công khai đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng. UBNDhuyện đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với tổng kinh phí 96,7 tỷ đồng. Toàn huyện đã có 85% số hộ văn hóa, 62/93 làng văn hóa; 13 trường chuẩn quốc gia...

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân Quốc Oai ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm đạt 2% (năm 2013, hiện còn 4.016 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,3%) .

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, toàn huyện có 16/21 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia. Năm 2013 đã có 25.195 đối tượng chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

2.1.3.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động KN của huyện

Từ các số liệu công bố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quốc Oai có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất của nông hộ huyện Quốc Oai một số mặt sau.

* Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi là tiền đề để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa.

- Với vị trí liền kề nội đô, Quốc Oai có điều kiện để cung cấp nông sản cho trung tâm thành phố với chi phí thời gian, vận tải thấp nhất;

- Với 3 vùng sinh thái: Đồi gò, vùng vàn (trong đê) và bãi bồi ven sông cho phép Quốc Oai phát triển đa dạng vật nuôi, cây trồng: Vùng đồi gò phát triển chăn nuôi, cây ăn quả; Vùng vàn để thâm canh lúa góp phần đảm bảo an ninh lương thực; Vùng bãi phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh, rau an toàn.

Điều đó tạo cho Quốc Oai trong phát triển nông nghiệp đa dạng để cung cấp nhu cầu nông sản với chất lương cao cho nhu cầu nhân dân nội thành.

- Hạ tầng kỹ thuật và xã hội được chú trọng đầu tư, đặc biệt về thủy lợi, điện, thông tin liên lạc cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nghề nông sang phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các xã nông thôn.

- Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nhân dân cần cù, chịu khó, sáng tạo; nguồn nhân lực dồi dào là tiền đề quan trọng để phát huy nguồn nội lực cho phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, nhất là phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp.

- Quốc Oai có gần 1/5 diện tích trong đô thị Hòa Lạc – đô thị vệ tinh quan trọng nhất trong 5 đô thị vệ tinh, có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua là điều kiện để Quốc Oai phát triển đô thị, người dân trong huyện không chỉ được hưởng hạ tầng kỹ thuật hiện đại mà còn có điều kiện để phát triển các ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập trong suốt quá trình đầu tư xây dựng, phát triển của đô thị; Khu vực trung tâm huyện là đô thị sinh thái, giúp huyện phát triển hài hòa giữa công nghiệp, đô thị với dịch vụ, du lịch sinh thái với phát triển nông nghiệp; hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử với sự phát triển kinh tế; Diện tích đất nông nghiệp của huyện,

nhất là đất trồng cây hàng năm chuyển đổi sang phát triển đô thị không nhiều, là điều kiện tốt cho Quốc Oai phát triển nông nghiệp toàn diện, công nghệ cao, bền vững, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa.

* Khó khăn

- Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu công tác khuyến nông, chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa. Các làng thôn được hình thành từ lâu đời, phát triển thiếu quy hoạch nên đường làng ngõ xóm chật chội, rất khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

- Hệ thống thủy lợi, nhất là thủy lợi nội đồng tỷ lệ cứng hóa còn thấp, tiêu hao nhiều nước; Nguồn nước ngầm ngày càng suy kiệt, nước mặt bị ô nhiễm là những khó khăn lớn cho phát triển các loại cây trồng nhu cầu tưới lớn.

- Ruộng đất rất manh mún ( 8-10 thửa/hộ) rất khó khăn cho việc cơ giới hóa và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao.

- Môi trường trong các cụm công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cũng như cuộc sống ở các vùng lân cận.

- Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các đô thị, các khu, cụm công nghiệp thiếu đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, như các ngành nghề truyền thống, các ngành dịch vụ cho sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn.

- Tình trạng nông dân bỏ làng vào nội thành và các làng nghề, các cụm công nghiệp có xu hướng gia tăng đang gây khó khăn cho phát triển toàn diện kinh tế nông thôn.

Nhận thức đầy đủ những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện là cơ sở quan trọng để nghiên cứu tìm hiểu về công tác KN ảnh hưởng đến phát triển sản xuất của nông hộ. Đồng thời đề xuất các giải pháp

khai thác tối đa những thuận lợi và khắc phục những khó khăn nhằm thúc đẩy KN đến phát triển kinh tế nông thôn phù hợp và mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)