3.5.3.1. Đổi mới công tác KN và đào tạo cán bộ KN
* Đổi mới công tác KN
- Phát triển mạng lưới KN trên địa bàn huyện:
KN có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, Trạm KN trên địa bàn huyện có số lượng tương đối ít cán bộ KN, mặc dù cán bộ KN từ huyện đến cơ sở đều có trình độ từ trung cấp trở lên, song rất mất cân đối về chuyên ngành đào tạo, cán bộ KN có chuyên ngành đào tạo liên quan đến nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn.
Vì vậy, trong những năm tới Trạm KN của huyện cần được tăng cả về số lượng và chất lượng cán bộ KN: Mỗi cán bộ KN phụ trách 2 xã, 100 % cán bộ KN có trình độ đại học. Ngoài ra, KN tuyển chọn những người có năng lực lãnh đạo và có tín nhiệm đối với nhân dân địa phương.
- Tổ chức mạng lưới KN cơ sở tại các xã trên địa bàn huyện ngày càng phải phát triển đa dạng và phong phú với nhiều hình thức phù hợp với nhận thức của nông dân giúp cho họ có thể đánh giá một cách đúng đắn hiệu quả của những cách làm mới và đem vào áp dụng với điều kiện thực tế của hộ gia
đình. Cần phát triển các tổ chức mạng lưới KN cơ sở như: Cụm KN, Câu lạc bộ KN, Làng KN tự quản, các nhóm theo sở thích sản xuất.
- Quản lý hệ thống KN của huyện:
Quản lý cán bộ KN trên cơ sở kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác của từng người, từng đơn vị trong tháng, quý, 6 tháng. Trạm KN của huyện cần có biện pháp tổ chức và quản lý tốt cán bộ KN đảm bảo hiệu quả của công tác KN.
Quản lý các chương trình dự án KN trên địa bàn huyện. Các chương trình, dự án cần được phân bổ trên cơ sở kinh phí được giao và kế hoạch do các đơn vị xây dựng đảm bảo đúng nhu cầu của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển của ngành và phát huy lợi thế của địa phương.
Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính trong KN, kinh phí KN cần được quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đối tượng.
- KN với những nhóm đối tượng đặc biệt: Phụ nữ, những hộ nông dân nghèo và thanh niên. Trạm KN huyện cần có những chương trình ưu tiên cho nhóm đối tượng này nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp cận nhiều hơn với chính sách KN của Nhà nước, phát triển ssanr xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.
* Đào tạo cán bộ KN
Cần xây dựng chính sách chiến lược về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ hợp lý để tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ KN, nhất là cán bộ KN cơ sở.
Phấn đấu đạt 100 % cán bộ KN của Trạm KN có trình độ đại học, cán bộ KN huyện và cơ sở đều được đào tạo về nghiệp vụ KN, xây dựng mạng lưới nông dân nòng cốt hoạt động như cán bộ KN cơ sở để tăng cường thêm năng lực cho đội ngũ cán bộ KN. Chú trọng phương pháp và hoạt động đào tạo KN cho người nghèo và phụ nữ. Cán bộ KN không chỉ được đào tạo về mặt kỹ thuật mà cả phương pháp KN, cũng như nghiệp vụ và trình độ tổ chức. Đào tạo đội ngũ cán bộ KN về phương pháp và công nghệ mới trong nông nghiệp.
Tuyển dụng cán bộ KN cấp xã theo hình thức tự nguyện, là người do cấp xã bầu chọn. Sau đó những người này được tổ chức học tập, đào tạo ngắn hạn và được cấp chứng chỉ để hoạt động, giúp chuyển giao những tiến bộ KH- KT cho nông dân.
3.5.3.2 Đổi mới nội dung hoạt động KN, chú trọng hoạt động tín dụng KN, KN với bảo vệ môi trường sinh thái
* Đổi mới nội dung hoạt động KN
- Các chương trình KN với công nghệ cao theo hướng phát triển trang trại tổng hợp tạo thành vùng sản xuất hàng hóa.
- Các chương trình KN cho người nghèo, thanh niên, phụ nữ nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ nhận thức.
- Tăng cường phối hợp với các tổ chức khác để tiến hành mục tiêu xã hội hóa KN.
* Tín dụng KN
KN huyện Quốc Oai cần phát triển nhiều hình thức tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn như: Tín dụng ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân ở các địa phương, tín dụng của các đoàn thể.
Trong hoạt động tín dụng người cho vay (ngân hàng) và KN, họ cùng giúp người nông dân phát triển sản xuất, vốn vay được bảo toàn và phát triển, đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện. KN cần giúp người nông dân tiếp cận và vay vốn tín dụng ưu đãi dài hạn: Hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo điều kiện cho người dân sử dụng vốn vay có hiệu quả, tư vấn cho người dân những thông tin về thị trường và giá cả, v.v.. để người dân có đầy đủ thông tin phục vụ cho sản xuất tốt hơn. Vì vậy, sự phối hợp giữa tín dụng và KN là điều kiện cần thiết và ngược lại KN cũng cần có vốn tín dụng để khẳng định vị trí quan trọng của mình trong việc
giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện tốt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong nông thôn.
Ngoài ra, KN cần tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng như nâng cấp trụ sở, trang thiết bị làm việc, dự án phát triển hệ thống kênh mương, bê tông hóa nông thôn, phát triển hệ thống chợ, cơ sở chế biến và bảo quản nông sản.
* KN với bảo vệ môi trường sinh thái
Người nông dân ở huyện Quốc Oai nhìn chung còn chưa có nhiều hiểu biết về vấn đề bảo vệ môi trường, do vậy cán bộ KN cần đặc biệt quan tâm giáo dục người nông dân biết cách phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ theo đúng phương pháp khoa học sinh thái nhân văn, không làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Đây không chỉ là vấn đề lợi ích trong tương lai mà còn là vấn đề của cả hiện tại.
3.5.3.3. KN với kinh tế thị trường và KN với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn - Nhìn chung, hiện trạng nền sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Cần phải có quyết tâm và giải pháp mạnh hơn, đồng bộ hơn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Việc chuyển giao những tiến bộ KH-KT mới, công nghệ cao ngày càng trở nên cấp thiết và có cơ chế đổi mới về chính sách, tổ chức, quản lý, v.v..,để người nông dân được trang bị đầy đủ hơn kiến thức KH-KT và kỹ năng tay nghề hiện đại, phù hợp với nhu cầu mới của thị trường.
- Giúp các nông hộ biết cách phân tích nhu cầu của thị trường về sản xuất nông nghiệp như cầu về chất lượng nông sản, từ đó hộ lựa chọn phương hướng sản xuất nông sản phù hợp với điều kiện của hộ và nhu cầu của thị trường.
- Giúp nông hộ lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm phát huy khả năng về điều kiện lao động, tư liệu sản xuất, đất đai, vốn, v.v.. Đưa
những tiến bộ KH-KT hiện đại vào sản xuất của hộ nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho thị trường.
- Giúp hộ nông dân phát huy hết nội lực và tranh thủ nguồn hỗ trợ từ bên ngoài thông qua các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn của thành phố, của huyện nhằm mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Từ đó, hộ biết cách sử dụng lao động và các nguồn lực khác trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm các chi phí cá biệt của nông hộ để có thể thu được lợi nhuận cao nhất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Công tác KN phải tạo ra sự liên kết giữa các nhóm nông hộ sản xuất nông nghiệp nhằm giúp đỡ nhau về vốn, lao động, kỹ thuật, v.v…,như thành lập các nhóm sở thích, câu lạc bộ cây trồng, vật nuôi, tạo ra sự liên kết mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.
3.5.3.4. KN với việc đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công tác KN cần hướng dẫn nông hộ trong công tác sản xuất: KN cần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với thế mạnh của huyện và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đưa những giống mới có năng suất cao, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện địa phương đến người nông dân, hướng dẫn nông hộ áp dụng các tiến bộ KH-KT trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.
Điều quan trọng hơn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông hộ là vấn đề bảo hộ sản xuất cho nông dân, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường, thúc đẩy nền nông nghiệp của địa phương, của cả nước phát triển.
3.5.3.5. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác KN phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Quốc Oai
- Tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách ruộng đất: Đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận đất thổ cư nông thôn và giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nông nghiệp còn lại theo pháp luật về đất đai. Khuyến khích và thúc đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa tâp trung ruộng đất theo chính sách của Nhà nước để phát triển sản xuất hàng hóa; Từng bước xác lập và hình thành hệ thống thị trường đất đai, tạo điều kiện cho quá trình tập trung ruộng đất- tiền đề quan trong để nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa, tạo thế phân công lao động mới trong nông thôn và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản:
Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiêp đầu tư cho nông dân trong quá trình sản xuất để tạo ra vùng nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Thực hiện tốt các chính sách về vốn: Tạo cho các nông hộ được vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi, giảm các thủ tục không cần thiết để các hộ dễ tiếp cận các nguồn vốn, giảm lãi suất vay, tăng thời gian cho vay.
- Thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo: Cần quan tâm đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Điện, đường, thủy lợi, nước sạch, v.v…, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại Trạm KN huyện Quốc Oai tôi thấy công tác KN của Trạm đã đạt được một số thành tựu góp phần không nhỏ vào quá trình sản xuất nông nghiệp của toàn huyện, song vẫn còn một số mặt hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng như tiềm năng kinh tế của huyện. Qua đó tôi xin rút ra một số kết luận sau:
KN có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ KH-KT và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác trong sản xuất nông nghiệp cho người nông dân; Chuyển tải kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, công tác KN tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng nông sản, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, liên kết, thúc đẩy hợp tác giữa nông dân lại với nhau, tạo nên mối liên kết xã hội hóa KN, trở thành phong trào sâu rộng trong toàn huyện, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, tạo được lòng tin của nhân dân.
Thành công nhất của công tác KN huyện Quốc Oai trong những năm qua là góp phần công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giúp các hộ nông dân từng bước thoát khỏi nghèo đói, góp phần quan trọng trong việc ổn định xã hội.
Trong những năm từ 2010 đến nay, công tác KN trên địa bàn huyện Quốc Oai đã đạt được những thành công đáng kể. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp: năm 2010 cơ cấu nghành chăn nuôi chiếm 53,4%. Năm 2013 là 58 %, và năm 2014 ước đạt 58,9%. Tổng sản lượng lương thực duy trì ở mức cao và ổn định, đảm bảo an ninh lương thực. Đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân được chú trọng; Thu nhập bình quân đầu người huyện Quốc Oai
tăng dần: năm 2010 đạt 13,7 tr.đồng/người/năm, năm 2011 đạt 16,2 tr.đồng/người/năm, năm 2012 đạt 18,5 triệu đồng/người/năm, năm 2013 đạt 20,1 triệu đồng/người/năm., ước năm 2014 đạt 24 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 3.546 hộ chiếm 6,7%. Công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Quốc Oai đã cơ bản đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích đất xấu, đất trồng lúa có năng suất thấp được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, phát triển mô hình kinh tế trang trại; v.v…
Tuy nhiên, công tác KN vẫn còn những hạn chế nhất định. Sản xuất hàng hóa chưa có bước chuyển biến mạnh mẽ, thương hiệu sản phẩm và sản phẩm sản xuất ra giá trị thấp, tính cạnh tranh chưa cao. Hạ tầng phục vụ sản xuất tại các vùng chưa đáp ứng như (Đường, Điện, hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước…) nên việc triển khai sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng được quy hoạch trồng rau, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi xa khu dân cư.
Nhận thức về công tác KN của một số cán bộ KN chưa đầy đủ, thiếu nhiệt tình. Đội ngũ cán bộ KN cơ sở có năng lực còn hạn chế, lúng túng trong triển khai nhiệm vụ, khối lượng công việc nhiều, chưa lường hết những việc phát sinh, cán bộ chưa hoặc ít được đào tạo chuyên môn, thiếu tính chủ động sáng tạo khi gặp những vấn đề mới.
Vì vậy, để công tác KN là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở huyện Quốc Oai cần thực hiện các giải pháp: Đổi mới công tác KN và đào tạo cán bộ KN; Đổi mới nội dung hoạt động KN, chú trọng hoạt động tín dụng KN, KN với bảo vệ môi trường sinh thái; KN với kinh tế thị trường và KN với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn; KN với việc đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác KN phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Quốc Oai.
2. Kiến nghị
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, công tác KN của huyện Quốc Oai cần phát huy những mặt tích cực đã đạt được, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý linh hoạt của các cấp chính quyền, sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức đoàn thể trong công tác KN.
- Xây dựng và phát triển một đỗi ngũ cán bộ KN đủ về số lượng và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng về công tác KN. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KN cơ sở, lựa chọn cán bộ KN cơ sở từ chính những người nông dân ở địa phương.
- Phân loại các đối tượng nông hộ nhằm có chính sách KN ưu đãi cho những đối tượng đặc biệt: Hộ nghèo, phụ nữ, thanh niên. Tạo điều kiện tiếp cận thông tin về KN cho mọi đối tượng nông hộ.
- Lắng nghe ý kiến của nông dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và điều kiện của mỗi hộ nông dân để từ đó có phương pháp, hình thức và kỹ năng KN phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. A.W.VandenBan và H.S.Hawskins (1996), Khuyến nông, (Nguyễn Văn Linh dịch), Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông-khuyến ngư giai đoạn 1993-2008 và định hướng hoạt động giai đoạn 2009-2020, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông toàn quốc năm 2011 và triển khai kế hoạch khuyến nông năm 2012, Hà Nội.
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 02/2010/NĐ-CP quy định về công tác khuyến nông, Hà Nội.
5. Đỗ Kim Chung (2008), Phương pháp khuyến nông và Tổ chức công tác khuyến nông, Bài giảng cho cán bộ Khuyến nông Bắc Ninh, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. Phạm Ngọc Hải (2011), Nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng dịch vụ KN của Trạm KN huyện Quế Phong,tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
7. Trương Thị Mỹ Hoa (2011), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Tóm tắt Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
8. Huyện ủy Quốc Oai (2013), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/HU về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
9. Huyện ủy Quốc Oai (2014), Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 01- NQ/HU về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2015 và những năm tiếp theo, Hà Nội.