Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai – Hà Nội
2.1.2.1. Vị trí địa lý, địa hình
Huyện Quốc Oai nằm ở khoảng giữa khu vực phía tây Hà Nội, giáp danh với tỉnh Hoà Bình. Cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây, huyện được giới hạn bởi: Phía Bắc giáp với huyện Thạch Thất; Phía Đông giáp huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp với huyện Lương Sơn tỉnh Hòa
Diện tích tự nhiên của huyện là 147 km2, chiếm 4,4% diện tích tự nhiên của Hà Nội. Quốc Oai vốn có những lợi thế nhất định về vị trí địa lý, đất đai: Không chỉ là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, mà còn thuộc phạm vi quy hoạch chuỗi đô thị lớn: Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây, đã được Thủ tướng phê duyệt tại QĐ 372/QĐ - TTg.
2.1.2.2. Điều kiện khí hậu
Quốc Oai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình 25-350C, đây là mùa có nhiều mưa bão, gây ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 16-220C.
Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng.
Vùng đồng bằng ven sông phù hợp để canh tác cây nông nghiệp, vùng gò đồi có thể phát triển tốt các giống cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Lượng mưa và bốc hơi:
+ Lượng mưa bình quân năm là 1.628 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
+ Lượng bốc hơi: bình quân năm là 989 mm, trong các tháng mưa ít lượng bốc hơi cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên
do hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân trên địa bàn Huyê ̣n.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Đông Nam và gió Tây Nam.
2.1.2.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, lại bị chia cắt nhiều bởi sông ngòi nên khá phức tạp. Địa hình Quốc Oai được chia làm ba 3 vùng sinh thái khá rõ là: Vùng Bãi sông Đáy; vùng bán sơn địa và các xã miền núi. Hai con sông Đáy và sông Tích chảy song song trên địa bàn huyện không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy mà còn đem lại nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế. Trong đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chăn nuôi gia súc và một số cây khác.
2.1.2.4. Điều kiện thuỷ văn
Đi ̣a bàn huyê ̣n Quốc Oai có hai con sông lớn chảy qua: sông Đáy tiếp giáp phía Đông của huyê ̣n và sông Tích đi qua trung tâm huyê ̣n.
Sông Đáy là phân lưu của sông Hồng. Sông có chiều dài 240 km, lòng sông he ̣p và nông do bồi lắng, sông có bãi rô ̣ng và nhiều khu trũng có bu ̣ng chứ a lớn, nên có khả năng điều tiết rất lớn, hê ̣ số uốn khúc khá lớn 1,7. Sông Đáy đoa ̣n đi qua huyê ̣n Quốc Oai có chiều dài 15 km. Sông Tích bắt đầu từ
nú i Tản Viên (Ba Vì) theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy vào sông Đáy
tại Ba Thá, sông dài 91 km, diê ̣n tích lưu vực 1.330 km2 (phần phía bờ phải 910km2 và phần phía bờ trái 390km2 ). Lưu vực dài 75,5 km, rô ̣ng 17,6 km, đô ̣ cao trung bình lưu vực 92m, đô ̣ dốc trung bình lưu vực 5,8%, mâ ̣t đô ̣ lưới sông 0,66 km/km2. Đô ̣ dốc của lòng sông không lớn nhưng đô ̣ dốc của các nhánh khá lớn trung bình 10 – 20m/km có suối tới 30m/km. Sông Đáy đoa ̣n chảy qua huyê ̣n Quố c Oai có chiều dài 18km.
Nhìn chung, tài nguyên nước của Quốc Oai đã có dấu hiê ̣u suy kiê ̣t:
nước ao hồ bi ̣ ô nhiễm, nước sông Tích dễ gây úng trong mùa mưa, ca ̣n kiê ̣t về mù a khô do bi ̣ bồi lấp, nước sông Đáy ha ̣n chế.
2.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản, môi trường
Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng để khai thác là đá vôi, sét, cát, than bùn, trong đó tại khu vực đồi núi có loại đá vân đẹp có thể sản xuất đá xẻ trang trí, có đá vôi độ tinh khiết cao có thể dùng sản xuất sản phẩm mỹ nghệ và CaCO3 (bột nhẹ) dùng cho ngành công nghiệp cao su, NaHCO3 (thuốc muối) dùng cho ngành y tế. Đất sét ở nhiều khu vực có thể sản xuất vật liêu xây dựng, cát ở Lam Điền có thể khai thác. Than bùn có ở nhiều xã. Tuy nhiên do để bảo vệ cảnh quan và sử dụng cho mục đích quốc phòng việc khai thác đá đã chấm dứt; để bảo vệ môi trường nhiều khu vực cũng đã cấm khai thác đất sản xuất VLXD; để chống sói lở đất và bảo vệ đê huyện cũng không cho phép khai thác cát.
2.1.2.6. Tài nguyên rừng
Toàn huyện Quốc Oai có 04 xã có rừng, gồm có Đông Xuân, Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Mãn. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là:
1.493,07 ha. Diện tích đất có rừng là 1.293,70 ha, đất trống quy hoạch dành cho lâm nghiệp là 199,37 ha; diện tích rừng trồng là 1.005,25 ha có trữ lượng, diện tích rừng tự nhiên của huyện là 288,45 ha. Rừng trồng trên đất lâm
nghiệp địa bàn Quốc Oai chủ yếu là rừng thuần loại, phần lớn là rừng có trữ lượng thấp, giá trị phòng hộ, cảnh quan và kinh tế thấp.
Đất lâm nghiệp để trồng rừng hiện nay đã được giao cho các doanh nghiệp, đơn vị quân đội và các cá nhân quản lý và một số đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu tính tất cả các thành phần trên (chỉ trừ diện tích trồng trầm hương và rừng giống là 15 ha), diện tích đất có khả năng trồng rừng sản xuất của huyện Quốc Oai là: 1025,8 ha, trong đó đất có rừng là 990,25 ha và đất trống là 35,5 ha.