Ảnh hưởng của KN đến việc thay đổi nhận thức của nông hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 67 - 71)

3.2. Ảnh hưởng của KN đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai - TP. Hà Nội

3.2.1. Ảnh hưởng của KN đến việc thay đổi nhận thức của nông hộ

Thực hiện Nghị định 13/CP ngày 29/3/1993 của Chính phủ về công tác KN, hệ thống KN tỉnh Hà Tây cũ được hình thành (từ năm 2008 tỉnh Hà Tây sáp nhập về Hà Nội). Hệ thống KN của tỉnh Hà Tây được hình thành đầy đủ ở 3 cấp với 2 hình thức: KN Nhà nước và KN tự nguyện. Cán bộ KN nói chung và cán bộ KN của huyện Quốc Oai nói riêng là nhứng người yêu nghề, nhiệt tình hăng say trong công tác. Chính vì thế, công tác KN của huyện Quốc Oai đã góp phần thể chế hóa các chính sách về KN, phương pháp KN, cách thức tiếp cận mới được thử nghiệm và áp dụng đã giúp nông dân của huyện Quốc

Oai thay đổi mạnh mẽ cả về tập quán lẫn tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp.

Quốc Oai vốn là một huyện thuần nông. Trước đây, sản xuất nông hộ chủ yếu tập trung vào sản xuất cây lương thực phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Người nông dân thiếu kiến thức sản xuất, tư tưởng tiểu nông ăn sâu vào cách nghĩ và cách làm của người nông dân. Nhìn chung, trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp của nông hộ huyện Quốc Oai là nhỏ lẻ, phân tán, các vùng sản xuất chuyên canh không chỉ ít về số lượng mà còn nhỏ về quy mô và không ổn định; trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở truyền thống, thiếu sự tác động tích cực của khoa học và công nghệ, trình độ cơ giới hoá thấp, và luôn gặp khó khăn về thị trường.

Đến nay, nông dân Quốc Oai đã thay toàn bộ các giống lúa đã thoái hóa, có năng suất thấp sang gieo trồng các giống lúa có năng suất cao, có giá trị hàng hóa lớn, có thể tiếp cận được thị trường ở ngoài huyện. Các vùng sản xuất được quy hoạch tập trung. Chăn nuôi trâu, bò lấy sức kéo giảm, hiện nay các hộ nông dân chuyển sang chăn nuôi bò sữa cho giá trị kinh tế cao hơn, nếu như năm 2010 chỉ có 137 con bò sữa thì đến nay đã có 270 con (Tập trung chủ yếu ở xã Phượng Cách), đàn bò sinh sản được cải tạo theo hướng Sind hóa, đạt tỷ lệ 99%. Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ cho thực phẩm của hộ gia đình đến nay đã được thay thế bằng xu hướng chăn nuôi quy mô lớn. Các hộ nông dân đã phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm, toàn huyện có 301 trang trại gia cầm có giá trị bán ra đạt 1 tỷ đồng/năm trở lên, tập trung chủ yếu ở các xã Hòa Thạch, Cấn Hữu, Phú Cát, Phú Mãn, Sài Sơn. Các hộ nông dân ở huyện Quốc Oai hiện nay chú trọng đến chăn nuôi nhiều hơn là trồng trọt, vì chăn nuôi cho giá trị kinh tế cao hơn và thời gian thu hồi vốn nhanh hơn.

Một điểm nổi bật nữa trong thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp của nông dân huyện Quốc Oai là việc ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nông dân xã Nghĩa Hương sử dụng kỹ thuật nuôi

cá ghép cho năng suất cao, nuôi gà thả vườn an toàn sinh học, làm đất nông nghiệp bằng máy. Nông dân ở thị trấn Quốc Oai còn phát triển kỹ thuật trồng nấm ăn, nấm dược liệu có thể xuất khẩu. Ngoài ra, nông dân ở thị trấn Quốc Oai và xã Phú Mãn còn sử dụng máy cấy lúa, hay nông dân ở xã Sài Sơn sử dụng máy làm đất nông nghiệp có công suất >20HP. Trong việc chăn nuôi bò sữa, người nông dân còn sử dụng máy vắt sữa, máy thái cỏ thay cho việc sử dụng thủ công sức người như trước đây.

Nói chung, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách KN, các mô hình trình diễn, tư vấn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công tác KN huyện Quốc Oai đã giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tư duy sản xuất nông nghiệp theo kinh tế thị trường, người nông dân đã biết nên trồng cây gì, nuôi con gì mà thị trường cần và mang lại giá trị kinh tế cao. Thay vì sử dụng sức kéo trâu bò giản đơn hay sức lao động chân tay của con người, hiện nay người nông dân huyện Quốc Oai đã sử dụng máy móc cơ giới trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Nhờ đó không chỉ giải phóng sức lao động nông dân mà còn góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Bảng 3.7. Nhận thức của nông dân khi có khuyến nông

STT Chỉ tiêu Số lượng

(Hộ)

Tỷ lệ (%)

01 Tổng số hộ điều tra 250 100

02 Thay đổi nhận thức về giống lúa mới 250/250 100 03 Thay đổi nhận thức về giống lợn mới 200/250 80 04 Thay đổi nhận thức về các MHTD mới 180/250 72 05 Thay đổi nhận thức về áp dụng MH giống bò

sinh sản lai sind hóa

155/250 62

06

Công tác khuyến nông có tác dụng đến cách suy nghĩ ông, bà không?

- Có tác dụng 235/250 94

- Không có tác dụng 15/250 6

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Luận văn đã tiến hành điều tra 250 nông hộ thuộc các xã trong huyện, với câu hỏi: Ông, bà có thay đổi nhận thức về giống lúa mới không thì có 250 hộ chiếm 100% đồng ý, và 200/250 hộ chiêm 80% thay đổi nhận thức về giống lơn mới. Về thay đổi nhận thức việc áp dụng các MHTD mới có 180/250 hộ chiếm 72%. Và 155/250 hộ chiếm 62% là có thay đổi nhận thức của khuyến nông khi đưa giống bò sinh sản theo hướng sind hóa.Về ảnh hưởng của khuyến nông đến cách suy nghĩ của hộ, theo nguồn tổng hợp thí có 235 hộ chiếm 94% là KN có tác dụng đến thay đổi suy nghĩ hộ, 15 hộ chiếm 4% cho là không có tác dụng đến thay đổi suy nghĩ của hộ.Điều đó chứng tỏ rằng nông hộ rất quan tâm đến hoạt động KN và các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi đã được nông hộ hết sức ủng hộ và thực hiện theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Những kết quả của sản xuất nông nghiệp trong những năm qua cho thấy khuyến nông đã có ảnh hưởng lớn và làm thay đổi nhận thức của hộ về sản xuất nông nghiệp , và những thay đổi đó đã biến thành những hành động thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)