Ảnh hưởng của KN đến việc đưa tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 71 - 74)

3.2. Ảnh hưởng của KN đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai - TP. Hà Nội

3.2.2. Ảnh hưởng của KN đến việc đưa tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp

Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp góp phần tạo ra sự chuyển biến về chất của sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, sản phẩm, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mà còn góp phần đưa nền nông nghiệp tiến gần tới cách tiếp cận phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Những thành tựu khoa học kỹ thuật được tạo ra và ứng dụng rộng rãi trong những năm qua của Việt Nam nói chung tập trung ở các lĩnh vực chủ yếu sau đây: cơ cấu mùa vụ; cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; các giống mới có năng suất cao, thích hợp với các điều kiện sinh thái, chống dịch bệnh; các giống lai; các biện pháp bảo vệ thực vật; các công nghệ tưới tiêu; phương thức canh tác; các công thức thức ăn; vắc-xin phòng bệnh; quy trình nuôi dưỡng; công nghệ sau thu hoạch.

Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy người nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó công tác KN giữ vai trò trung tâm.

Liên quan đến vấn đề này, Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về công tác KN quy định về nội dung của công tác KN như sau: “Phổ biến tiến bộ về KH&CN” (Khoản 2, điều 5). “Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững; Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng” (Điều 6).

Thực hiện các nội dung trên, trong những năm qua, công tác KN của huyện Quốc Oai tập trung vào công tác xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện mô hình KN, nhờ đó nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được người nông dân ứng dụng vào sản xuất cho kết quả cao. Điển hình như việc ứng dụng kỹ thuật nuôi Gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Đông Xuân và Nghĩa

Hưng; Kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại thị trấn Quốc Oai;

Nông dân các xã Phú Mãn và thị trấn Quốc Oai còn sử dụng máy cấy lúa hiện đại, nông dân xã Sài Sơn sử dụng máy làm đất sản xuất nông nghiệp có công suất >20 HP; Tại xã Cấn Hữu, nông dân đã ứng dụng kỹ thuật xử lý nước bằng chế phẩm M6 đảm bảo cho cá sinh trưởng nhanh và tăng trọng tốt; Nông dân xã Nghĩa Hương sử dụng chế phẩm voi chuồng (5:5:5) để xử lý rạ trên đồng ruộng nhằm chống bệnh ngộ độc hữu cơ lúa và bệnh vàng lá lúa; Nhằm bảo vệ môi trường do hiện tượng đốt rơm, rạ khô và có phân hữu cơ bón cho cây trồng, nông dân các xã Sài Sơn, Phượng Cách, Đông Xuân xử lý rơm bằng chế phẩm FitoBiomix, v.v..

Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật được người nông dân huyện Quốc Oai ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp không chỉ có công nghệ, máy móc cơ giới hóa mà gồm cả những yếu tố mang tính công nghệ phi truyền thống như những tiến bộ trong quản lý, phương thức sản xuất mới. Chẳng hạn như xây dựng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn xa khu nơi ở, đảm bảo không ô nhiễm môi trường, toàn huyện hiện có 301 trang trại chăn nuôi tập trung của nông dân có giá trị sản phẩm bán ra từ 1 tỷ đồng trở lên, chủ yếu phân bố ở các xã Hòa Thạch, Cấn Hữu, Phú Mãn, Phú Cát, Sài Sơn; Lập kế hoạch phát triển các cây ăn quả chín muộn, trái vụ, tạo thu nhập ổn định, thường xuyên và đáp ứng nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng, đặc biệt có thể kể đến cây nhãn chín muộn tại xã Đại Thành với diện tích 115 ha, năm 2013 đạt sản lượng bán ra 1000 tấn với giá trị thu được trên 35 tỷ đồng.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân giải phóng sức lao động, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thay đổi một cách cơ bản có hệ thống từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hiện đại gắn với tiến bộ của KH&CN. Trong câu hỏi điều tra với nội dung ảnh hưởng của KN đến sản xuất của hộ, gồm: Thu nhập; Chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi; Tăng năng suất; Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; Xây dựng nông thôn mới;

Bảng 3.8. Ảnh hưởng đến việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp

STT Chỉ tiêu

Số lượng

(Hộ)

Tỷ lệ (%)

01 Tổng số hộ điều tra 250 100

02 Ảnh hưởng của khuyến nông trong việc chuyển giao KHKT vào sản xuất nông nghiệp hộ về:

Tình hình kinh tế của các hộ 95 38

Năng lực sản xuất của hộ 25 10

Trình độ dân trí 20 8

Tình hình thu nhập và chi tiêu 65 26

Việc trang bị và sử dụng công cụ lao động. 45 18 03 Mức độ ảnh hưởng của KHKT vào sản xuất nông

nghiệp hộ

- Có ảnh hưởng. 195/250 78

- Không ảnh hưởng 55/250 22

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Nhìn vào bảng 3.8 ta thấy việc đưa TNKT vào sản xuất nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Qua điều tra cho thấy có 95 hộ chiếm 38% cho rằng KHKT có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế hộ, 25 hộ chiếm 10% thì nói ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của hộ, 20 người chiếm 8% là ảnh hưởng đến trình độ dân trí, 45 hộ chiếm 18% nói KTKT trong sản xuất nông nghiệp đã có ảnh hưởng tới việc trang bị và sử dụng công cụ lao động, còn lại 65 hộ chiếm 26% ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu. Về nội dung phanr ánh mức độ ảnh hưởng của KN đến chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có 195 phiếu/250 phiếu lựa chọn (78 %), số phiếu không lựa

chọn ảnh hưởng này là 55 phiếu (22 %). Rõ ràng, đại đa số nông hộ đều cho rằng công tác KN có ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Những hộ không lựa chọn ảnh hưởng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, theo luận văn tìm hiểu cho thấy, có một số nguyên nhân như nhóm hộ này không quan tâm đến hoạt động KN, dẫn đến không biết nó có những ảnh hưởng gì với sản xuất nông nghiệp; Có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhưng không hiệu quả; nguyên nhân còn lại là tích phiếu điều tra theo cảm quan mà không hiểu đầy đủ nội dung. Điều đó cho thấy công tác KN cần có những giải pháp mới sao cho tất cả nông hộ đều phải nắm được vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sản xuất nông nghiệp, phổ biến và tư vấn việc ứng dụng hiệu quả nhất những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, coi đó như là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, thay thế cho sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)