3.2. Ảnh hưởng của KN đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai - TP. Hà Nội
3.2.7. Ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất về chất và lượng
* Về trồng trọt
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của khuyến nông đến chất, lượng về mặt trồng trọt giai đoạn 2013 - 2014.
Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Số lượng (hộ)
Tỷ lệ 1. Về trồng trọt (%)
- Mô hình ghép nhãn muộn tại xã Đông Yên
25 54 46,30
- Mô hình “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa theo SRI trong sản xuất lúa chất lượng tại HTXNN Việt Yên và Yên Thái - xã Đông Yên
40 90 44,44
- Mô hình cánh đồng mẫu tại xã Phượng Cách, xã Đại Thành, xã Nghĩa Hương, xã Cấn Hữu và xã Đông Yên.
165,5 993 16,67
Thực hiện mô hình ghép Nhãn chín muộn tại xã Đông Yên- Huyện Quốc Oai với tổng diện tích 25ha/54 hộ chiếm 46,30% tỷ lệ, chương trình hỗ trợ mắt ghép và công ghép, hiện đã và đang phát triển đạt kết quả tốt. Trung tâm khuyến nông Huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan và nhiều Công ty hỗ trợ nông dân xây dựng trình diễn một số mô hình sản xuất lúa. Đây là mô hình nhằm đưa tiến bộ kỹ thuật mới, giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, thay đổi dần tập quán dùng lúa thịt làm giống, hướng tới sử dụng những giống lúa chất lượng có năng suất cao, giảm mật độ sạ dày, giảm sử dụng lượng phân đạm, thuốc BVTV và các chi phí sản xuất khác nhưng tăng năng suất và chất lượng gạo như: Mô hình “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa theo SRI trong sản xuất lúa chất lượng” nguồn kinh phí từ Viện lúa Trung ương, thực hiện tại HTXNN Việt Yên và Yên Thái - xã Đông Yên- huyện Quốc Oai, quy mô 40 ha (mỗi điểm 20 ha) cho 90 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi chiếm 44,44% tỷ lệ. Xây dựng và triển khai mô hình cánh
đồng mẫu trong sản xuất lúa chất lượng vụ Đông xuân 2013-2014 và vụ Hè thu năm 2014, thực hiện tại xã Phượng Cách, xã Đại Thành, xã Nghĩa Hương, xã Cấn Hữu và xã Đông Yên, với tổng quy mô 165,5 ha/993 hộ, chiếm 16,67%, giống đưa vào thực hiện đạt cấp xác nhận, chất lượng như: VND 95- 20, ML213, PY2, TBR 45, TBR 36, HT1, đã giúp nông dân liên kết trong sản xuất, tiếp cận với các biện pháp thâm canh mới, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng…, Mô hình cánh đồng mẫu là một giải pháp quản lý tiên tiến mang tính kế thừa và định hướng lâu dài. Qua đánh giá năng suất cao hơn so với đối chứng từ 5-7 tạ/ha. Mô hình Cánh đồng mẫu trong sản xuất lúa chất lượng, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất, mà còn đem lại hiệu quả rất lớn cho xã hội, với phương pháp canh tác lúa cải tiến theo SRI đã giảm lượng giống sạ, sử dụng nước tưới vừa đủ không lãng phí, giảm sử dụng thuốc BVTV và lượng Urê, giảm thất thoát sau thu hoạch, góp phần tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng theo tiêu chuẩn VIETGAP, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế suy thoái tài nguyên đất và nước…
* Về chăn nuôi
Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo mô hình chăn nuột vịt sinh sản an toàn sinh học năm 2013-2014, mô hình đã tổ chức tham quan truyền tuyền nhân rộng cho 15 nông dân xã Hòa Thạch tham gia; Mô hình đạt các chỉ tiêu đề ra như:
tỷ lệ nuôi sống đạt trên 90% tổng đàn, tỷ lệ vịt mái vào đẻ đạt trên 85%; trọng lượng bình quân khi vào đẻ 1,6 - 1,8 kg/còn; năng suất trứng/mái bình quân đạt trên 220 quả/mái/nằm. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 85%. Xây dựng và triển khai mô hình chăn nuôi heo thịt, gà đẻ trứng, gà thương phẩm có sử dụng đệm lót sinh học, quy mô 600 con trở lên xa khu dân cư, được triển khai tại các xã Đông Yên, Hòa Thạch, Cấn Hữu, Thạch Thán, Ngọc Mỹ, Sài Sơn ... Mô hình bò sinh sản tại xã Đông Yên cho năng xuất hiệu quả cao.
* Về khuyến ngư
Thực hiện mô hình cá chép lai, quy mô 02 ha, được triển khai tại xã Nghĩa Hương, xã Đông Yên; mô hình nuôi cá rô đồng ở xã Hòa Thạch và xã Đồng Quang
với quy mô 03ha; tổ chức 20/25 lớp tập huấn phổ cập cho nhân dân, kết quả đã cho năng xuất, chất lượng cao và tăng thu nhập trên diện tích canh tác.
Với việc thực hiện tốt công tác Khuyến nông đã từng bước chuyển giao các tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong sản xuất; ứng dụng khoa học công nghệ, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường; thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.