Bộ máy tổ chức và nguồn lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 56 - 108)

3.1.1.1. Bộ máy tổ chức

Hoạt động KN huyện được tổ chức theo các cấp từ trên xuống. Mối quan hệ theo chiều dọc thể hiện sự chỉ đạo điều hành từ trên xuống, mối quan hệ theo chiều ngang thể hiện sự phối kết hợp giữa các tổ chức, cá nhân với nhau.

Trạm hoạt động theo quy chế đã xây dựng từ đầu năm và mỗi cán bộ KN trong cơ quan được phân công nhiệm vụ công tác trên địa bàn cụ thể.

Định kỳ giao ban vào thứ 4 hàng tuần, do đó Trạm luôn nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất tại cơ sở nên đã chủ động điều hành công việc và tham mưu kịp thời cho UBND huyện, Phòng NN&PTNT giải quyết và chỉ đạo kịp thời những khó khăn phát sinh trong sản xuất. Cuối mỗi tháng thì cán bộ xã sẽ viết và trình bào về tình hình hoạt động KN diễn ra trên đại bàn các xã, định hướng giải pháp cho tháng tiếp theo.

Cán bộ của Trạm sẽ tổng hợp thành báo cáo tháng, báo cáo quí chung cho toàn huyện. Tổ chức mạng lưới KN của Trạm được thực hiện trên các mối liên kết phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong và ngoài ngành, các tổ chức đoàn thẻ, các câu lạc bộ KN và hộ nông dân. Thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức hoạt động của Trạm KN huyện

* Đối với cơ quan trong ngành

Trạm phối hợp với công ty giống vật tư nông nghiệp, Phòng nông nghiệp huyện Quốc Oai, TTKN tỉnh xây dựng các mô hình trình diễn (MHTD), mô hình thí điểm khảo nghiệm giống và kỹ thuật mới, chủ yếu là các giống lúa mới, chè mới. Phối hợp với Trạm thú y, UBND các xã, thị trấn kiểm tra diễn biến tình hình dịch bệnh và triển khai tiêm phòng cho gia súc, gia cầm kịp thời.

Trạm phối hợp với Trạm BVTV để đảm bảo công tác phòng trừ dịch hại cây trồng có hiệu quả và cùng phối hợp để thực hiện khuyến cáo, chuyển giao tiến bộ KH-KT, cây con giống tới người nông dân.

TTKN tỉnh, chi cục thú y, chi cục BVTV, phòng NN

& PTNT Trạm KN huyện

Quốc Oai

KNV cơ sở

HTX nông nghiệp

Trưởng thôn, các

hội đoàn Các tổ chức

đoàn, hội, đài phát thanh, báo

chí

CLB khuyến

nông

Nông dân sản xuất

giỏi

Nông dân

* Đối với cơ quan ngoài ngành

Trạm đã phối hợp với các công ty phân bón, các tổ chức quần chúng để truyền bá tiến bộ KH-KT tới nông dân, tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Trạm kết hợp với đài truyền thanh truyền hình huyện tuyên truyền cho các thông tin về giống, kỹ thuật ,sâu bệnh hại cây trồng vật nuôi cho nông hộ.

* Đối với mạng lưới KN cơ sở

Là lực lượng phụ trách công tác KN ở các xã, thị trấn. Có trách nhiệm theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động của khu vực phụ trách với Trạm KN huyện. Là người trực tiếp tham gia các hoạt động đào tạo, tập huấn chuyển giao KH-KT, xây dựng MHTD…Là người dân gần nhất, kịp thời phát hiện những phát sinh trong thực tế sản xuất nông nghiệp để có biện pháp can thiệp kịp thời. Là người phản ánh tâm tư, nguyện vọng người dân với cán bộ cấp trên.

Qua sơ đồ 3.1 ta thấy Trạm đã xây dựng được mạng lưới KN tương đối hoàn thiện từ huyện xuống xã, các mối quan hệ trong và ngoài ngành đã tạo cho Trạm thực hiện tốt công tác KN trong thời gian qua.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì hình thức hoạt đông và tổ chức mạng lưới của Trạm vẫn còn những tồn tại như: Mạng lưới KN còn mỏng, các cán bộ KN chưa kết hợp được chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức tín dụng, đài truyền thanh của xã nên hoạt động chưa cao, nguồn kinh phí của Trạm còn hạn hẹp không có điều kiện để xây dựng nhiều mô hình tại các xã.

3.1.1.2. Nguồn nhân lực của Trạm KN huyện

Nguồn nhân lực của Trạm chia theo hai cấp: Cán bộ KN của Trạm và cán bộ KN cơ sở, phân theo trình độ đào tạo và giới tính. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Thực trạng lực lượng cán bộ KN tham gia hoạt động KN trên địa bàn huyện Quốc Oai năm 2014.

STT Chỉ tiêu

Cán bộ Trạm KN

huyện Cán bộ KN cơ sở Số

lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

I Tổng số 16 100 21 100

II Trình độ đào tạo

-Đại học 9 56,25 6 28,57

-Cao Đẳng 3 18,75 3 14,29

-Trung cấp 4 25 12 57,14

III Chuyên ngành đào tạo

-Trồng trọt 6 37,5 10 47,62

-Chăn nuôi – thú y 2 12,5 5 23,81

-Lâm nghiệp 0 0,00 1 4,76

-Kinh tế 1 6,25 0 0,00

-Thủy sản 2 12,5 0 0,00

-KN 3 18,75 4 19,05

-Ngành khác 0 0,00 0 0,00

-Kế toán 1 6,25 1 4,76

-Văn phòng 1 6,25 0 0,00

IV Giới tính

-Nam 12 75 19 90,47

-Nữ 4 25 2 9,52

(Nguồn: Trạm KN huyện Quốc Oai năm 2014)

Về trình độ đào tạo: Đội ngũ cán bộ KN của Trạm có trình độ Đại học chiếm 56,25%, cao đẳng chiếm 18,75%, trung cấp chiếm 25%. Đối với cán bộ KN cơ sở Đại học chiếm 28,57%, cao đẳng chiếm 14,29% còn lại là cán bộ trung cấp chiếm 57,14%. Như vậy, về cơ bản Trạm đã hoàn thành công tác chuẩn hóa hệ thống KN theo Nghị định 56/CP được ban hành năm 2005.

Về chuyên ngành đào tạo: Có sự mất cân đối về cơ cấu ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ KN của Trạm tương đối lớn. Số lượng cán bộ chuyên môn về trồng trọt và chăn nuôi chiếm 12,5%, về kinh tế chiếm 6,25%, về công tác KN chiếm 18,75%, thủy sản chiếm 12,5%.

Ngoài ra, sự mất cân đối cơ cấu ngành ở cán bộ KN cơ sở càng rõ rệt hơn, không có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về kinh tế, thủy sản, KN mà chỉ có 47,62% cán bộ chuyên ngành trồng trọt; 23,81% được đào tạo chuyên ngành chăn nuôi; 4,76% chuyên ngành lâm nghiệp, Kế toán chiếm 4,76%.

Văn phòng thì chưa được đào tạo.

Qua điều tra và thống kê ta thấy được nguồn nhân lực về cán bộ KN của huyện còn chưa đồng đều về chuyên ngành, kinh phí hoạt động thấp nên công tác KN còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao, một số cán bộ KN cơ sở lại là cán bộ kiêm nhiệm một lúc nhiều công việc.

3.1.2. Thực trạng công tác khuyến nông của Trạm 3.1.2.1. Các hoạt động chủ yếu của Trạm

Kể từ khi thành lập, Trạm khuyến nông huyện Quốc Oai đã tổ chức hoạt động khuyến nông trên khắp địa bàn huyện. Trạm đã tích cực phối hợp với các cơ quan đoàn thể có liên quan cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm KN tỉnh, Trạm KN huyện đã có hoạt động trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Trong những năm qua, Trạm thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan, hội thảo đầu bờ, tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân,

tư vấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn trên các linh vực của nông nghiệp. Tuy nhiên do còn hạn chế CBKN về nuôi trồng thủy sản nên các mô hình mà Trạm triển khai trong những năm qua đa số là các mô hình về trồng trọt và chăn nuôi. Phát triển nông nghiệp phải đồng bộ ở tất cả các mô hình về trồng trọt và chăn nuôi. Phát triển nông nghiệp phải ở tất cả các lĩnh vực và phải kết hợp hài hòa giữa các ngành. Vì thế trong thời gian tới cần phải cân đối trong việc xây dựng các mô hình ở tất cả các ngành, nghề sản xuất cho bà con nông dân. Tất nhiên, việc phát triển các ngành, lĩnh vực đó phải được xem xét kỹ lưỡng về vấn đề đầu ra, thị trường tiêu thu sản phẩm, sản xuất phải theo nhu cầu của thị trường, các hoạt động của Trạm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Các hoạt động chủ yếu của Trạm

Stt Nội dung hoạt động Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản

1 Chỉ đạo sản xuất x x x

2 Tập huấn kỹ thuật x x x

3 Xây dựng mô hình x x x

4 Tham quan hội thảo x x x

5 Tuyên truyền khuyến cáo x x x

6 Hoạt động tư vấn x x x

(Nguồn trạm khuyến nông huyện Quốc Oai) Ghi chú: x: là có tham gia ở lĩnh vực đó.

Hàng năm, trạm KN huyện phối hợp với Trạm BVTV, Trạm thú y để tuyên truyền khuyến cáo, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh, dịch hại và dự báo các loại sâu bệnh có nguy cơ xuất hiện trên địa bàn để người dân có biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại một cách có hiệu quả.

Vào ngày mùng 05 hàng tháng Trạm lại tổ chức giao ban 01 lần. Trạm sẽ nghe báo cáo tình hình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, tình hình sâu

bệnh dịch hại, những vấn đề mới phát sinh để cùng nhau bàn bạc thống nhất cách giải quyết.

Trạm KN huyện còn thường xuyên tổ chức tư vấn cho bà con nông dân về các vấn đề kỹ thuật, lựa chọn cây, con để sản xuất, tư vấn về dịch bệnh vfa cách phòng trừ cho bà con nông dân.

3.1.3. Kết quả hoạt động công tác KN 3.1.2.1. Về Tập huấn kỹ thuật

Hoạt động tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân được Trạm KN quan tâm hàng đầu. Đây là một hoạt động quan trọng để tạo nên sự thành công của việc đưa tiến bộ KH-KT mới vào thực tế sản xuất. Kết quả hoạt động đào tạo, tập huấn của Trạm được thể hiện qua bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động đào tạo, tập huấn từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Đvt Năm

Tổng

So sánh (%) 2010 2011 2012 2011/

2010

2012/

2011 1.Tổng số lớp tập huấn Lớp 26 28 33 87 107,69 117,86

- Trồng trọt Lớp 11 11 12 34 100 109,09

- Chăn nuôi Lớp 8 10 12 30 125 120

- Lâm nghiệp Lớp 3 3 4 10 100 133,33

- Nuôi trồng thủy sản Lớp 4 4 5 13 100 125

2.Tổng số người tham gia

Lượt người

400 420 435 1.255 105 103,57

3.Bình quân số người tham gia/lớp

Lượt người

23 26 30 79 113,04 115,38

(Nguồn: Trạm KN huyện Quốc Oai)

Qua bảng 3.3 cho ta thấy trong 03 năm qua Trạm đã tổ chức được 87 lớp tập huấn, trong đó có 34 lớp tập huấn thuộc lĩnh vực trồng trọt, 30 lớp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 10 lớp tập huấn thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, 13 lớp thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Với tổng số lượt người tham gia là 1.255 lượt người. Bình quân mỗi số người tham gia 03 lớp trong 03 năm là 79 người tham gia. Như vâỵ hầu hết các lớp có xu hướng tăng theo các năm.

3.1.2.2. Về Xây dựng mô hình trình diễn

Việc xây dựng MHTD ở các xã là rất cần thiết, vì từ việc thông qua các mô hình đó người dân được tiếp cận với kỹ thuật mới một cách hiệu quả, có thể trực tiếp mắt thấy tai nghe nên dễ dàng tiếp thu và ứng dụng vào thực tế, tạo điều kiện tốt cho xây dựng MHTD.

Trong những năm qua huyện đã xây dựng được nhiều MHTD tại các xã. Năm 2010 Trạm thực hiện được 15 mô hình tại 12 xã với tổng diện tích là 54,2 ha, thu hút được 356 hộ nông dân tham gia. Năm 2011 Trạm thực hiện được 13 mô hình tại 11 xã với tổng diện tích là 42,6 ha, thu hút được 300 hộ tham gia. Năm 2012 Trạm thực hiện được 05 mô hình tại 10 xã với tổng diện tích là 27,5 ha, thu hút được 212 hộ tham gia.

Số lượng MHTD năm 2012 ít hơn các năm trước là do kinh phí để thực hiện cho việc xây dựng MHTD còn hạn chế, mặt khác do Trạm tập trung nhiều hơn vào việc tập huấn kỹ thuật cho người dân.

Trong những năm gần đây các mô hình đã được các nông hộ đồng tình nhất trí và được áp dụng trên diện rộng, các giống lúa thuần chất lượng cao, các giống lúa lai mới như: BC15,BTR45, HIT100, Thiên Ưu 8, HYT100, Bắc Thơm số 7, ĐT10, Nàng xuân, TBR36... Tuy nhiên, mô hình chưa được nhân rộng và nâng cao do một số nông hộ có ít diện tích nên sợ rủi ro.

Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các MHTD lúa của Trạm ở 05 xã từ năm 2010-2012

Năm Tên mô hình Địa điểm thực hiện

Diện tích (ha)

Số

hộ Kết quả

2010

Lúa thuần BC 15

Đông Yên, Nghĩa Hương

10 200 Năng suất 60 tạ/ha

BTR 45 Nghĩa Hương, Cấn

Hữu

15 150 Năng suất 57 tạ/ha

Nàng Xuân Tân Phú, Yên Sơn 25 300 Năng suất 55 tạ/ha

2011

ĐH 18 Đông Yên, Cấn Hữu 15 170 Năng suất 62

tạ/ha Bắc Thơm số 7 Đông Yên, Nghĩa

Hương

30 185 Năng suất 55 tạ/ha

ĐT 10 Tân Phú, Yên Sơn 24 157 Năng suất 53

tạ/ha

2012

HYT 100 Cấn Hữu, Yên Sơn 15 100 Năng suất 58

tạ/ha

Thiên Ưu 8 Tân Phú, Cấn Hữu 20 150 Năng suất 60 tạ/ha

TBR36 Nghĩa Hương, Cấn

Hữu

18 180 Năng suất 56 tạ/ha

3.1.2.3. Về Tham quan, hội thảo

Thông qua các cuộc tham quan, hội thảo mà Trạm KN đã có cơ hội để giới thiệu cho nông hộ tại các xã trên địa bàn huyện những kỹ thuật mới, các loại giống cây trồng, vật nuôi mới đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế. Từ đó, xây dựng được lòng tin cho người dân, đồng thời cũng là cơ hội để nhân rộng các MHTD. Số lượng các buổi và số lượng người tham gia hội thảo KN liên tục tăng qua 03 năm và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5. Kết quả tham quan hội thảo qua 03 năm (2010-2012)

Chỉ tiêu Đvt

Năm

Tổng

So sánh (%)

Bình quân 2010 2011 2012 2011/

2010

2012/

2011 Số cuộc

tham quan, hội thảo

Cuộc 4 4 5 13 100 125 112,5

Số người

tham gia Người 320 335 350 1.005 104,69 104,48 104,59 Bình quân

người/ cuộc Người 30 35 40 105 116,67 114,29 115,48 (Nguồn: Trạm KN huyện Quốc Oai) Qua bảng tổng hợp kết quả tham quan hội thảo trong 03 năm ta thấy Trạm đã tổ chức được 13 cuộc tham quan, hội thảo với tổng số 1.005 lượt người tham dự, bình quân có 105 người tham dự/ cuộc. Năm 2010 Trạm đã tổ chức được 4 cuộc với 320 người tham dự, bình quân 30 người tham dự/ cuộc.

Năm 2011 Trạm đã tổ chức được 4 cuộc với 335 người tham dự, bình quân 35 người tham dự/ cuộc. Năm 2012 Trạm đã tổ chức được 5 cuộc với 350 người

tham dự, bình quân 40 người tham dự/ cuộc. Các hội nghị, hội thảo thăm quan không ngừng tăng lên qua 03 năm và thu hút được nhiều nông hộ tham dự.

3.1.2.4. Về công tác Thông tin tuyên truyền

Hoạt động thông tin tuyên truyền có vai trò quan trọng đối với KN, là cầu nối giữa các cơ quan tổ chức KN với người dân, là công cụ đắc lực cho công tác KN.

Bảng 3.6. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền từ năm 2010-2012

Chỉ tiêu Đvt

Năm So sánh (%)

Bình quân 2010 2011 2012 2011/

2010

2012/

2011 Tài liệu kỹ

thuật Quyển 400 420 435 105 103,57 104,29 Tờ rơi Tờ 1.200 1.400 2000 116,67 142,86 129,77

Tờ gấp Tờ 1000 1.500 1.800 150 120 135

Tạp chí KN Tờ 200 200 220 100 110 105

Nông lịch Quyển 430 450 500 104,65 111,11 107,88 (Nguồn: Trạm KN huyện Quốc Oai) Trong những năm qua Trạm đã phối hợp với TTKN tỉnh phát hành tạp chí KN, tờ rơi, tờ gấp tới người dân, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở tỉnh, huyện, đài truyền thanh huyện, đài phát thanh các xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể để chuyển giao tiến bộ KH-KT, tuyên truyền các kỹ thuật mới, gương người nông dân sản xuất giỏi, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến với người dân. Số lượng các tin bài về KN, tờ rơi, tờ gấp về tiến bộ KH-KT mới, quy trình kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp tăng dần lên qua các năm.

Số lượng tài liệu kỹ thuật tăng bình quân trong 03 năm là 4,29%, Số lượng tờ rơi bình quân là 29,77%, số lượng tờ gấp bình quân là 35%, tạp chí KN bình quân là 5% và bình quân nông lịch tăng 7,88%. Nội dung tuyên

truyền đều mang tính thời vụ, phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương ở các xã trên địa bàn huyện.

3.1.2.5. Về Dịch vụ KN

Nhằm giúp cho người dân, các nông hộ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong 03 năm gần đây Trạm đã phối hợp với phòng nông nghiệp và các cơ quan khác thực hiện chương trình trợ giá về giống cây trồng cho người dân trong huyện, chủ yếu là các giống lúa lai, ngô lai. Năm 2010 Trạm đã cung ứng được 45 kg lúa lai các loại, 43 kg lúa thuần các loại và 10 kg ngô lai các loại cho các nông hộ trên địa bàn huyện với tổng số tiền trợ giá lúa lai, ngô lai là 400 triệu đồng. Tổng số tiền trợ giá lúa lai, ngô lai năm 2011 cho các nông hộ trong huyện là 545.024.400 đồng. Tổng số tiền trợ giá lúa lai, ngô lai năm 2012 cho các nông hộ trong huyện là 548.421.000 đồng.

Như vậy, nhìn chung hoạt động dịch vụ KN của Trạm còn chưa phát triển, hình thực hoạt động chưa da dạng, chủ yếu là cung cấp giống ngô lai, lúa lai. Để đáp ứng nhu cầu của người dân trong sản xuất Trạm cần phải mở rộng thêm các loại hình vụ khác như: Hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV, tư vấn sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

3.2. Ảnh hưởng của KN đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai – TP.Hà Nội

3.2.1. Ảnh hưởng của KN đến việc thay đổi nhận thức của nông hộ

Thực hiện Nghị định 13/CP ngày 29/3/1993 của Chính phủ về công tác KN, hệ thống KN tỉnh Hà Tây cũ được hình thành (từ năm 2008 tỉnh Hà Tây sáp nhập về Hà Nội). Hệ thống KN của tỉnh Hà Tây được hình thành đầy đủ ở 3 cấp với 2 hình thức: KN Nhà nước và KN tự nguyện. Cán bộ KN nói chung và cán bộ KN của huyện Quốc Oai nói riêng là nhứng người yêu nghề, nhiệt tình hăng say trong công tác. Chính vì thế, công tác KN của huyện Quốc Oai đã góp phần thể chế hóa các chính sách về KN, phương pháp KN, cách thức tiếp cận mới được thử nghiệm và áp dụng đã giúp nông dân của huyện Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khuyến nông đến phát triển sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện quốc oai TP hà nội GVHD (Trang 56 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)