Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội
2.1.3.2. Đặc điểm kinh tế
Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, huyện có bước tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt 103.442,5 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng bình quân 15,01%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15%, công nghiệp địa phương tăng 15,07%. Tính đến tháng 12/2018, trên địa bàn huyện có 04 khu công nghiệp tập trung (KCN Bàu Xéo, Sông Mây, Hố Nai và Giang Điền) thu hút 158 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 1.506 triệu USD; vốn thực hiện đạt 73,2 % so với vốn đăng ký (146 dự án đi vào sản xuất, thu hút 98.000 lao động).
Công nghiệp địa phương từng bước tăng dần tỷ trọng; cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Hố Nai 3 đã lấp đầy; Cụm nghề gỗ mỹ nghệ Bình Minh đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Các ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may phát triển mạnh.
Bảng 2.4. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Trảng Bom giai đoạn 2015 – 2018 (giá so sánh 1994)
Năm Đơn vị tính Giá trị
2015 Tỷ đồng 20.713,56
2016 Tỷ đồng 23.822,66
2017
2018 Tỷ đồng 27.398,45
31.507,85
Tổng giá trị Tỷ đồng 103.442,52
Tốc độ tăng trưởng bình
quân %/năm 15,01
(Nguồn: Báo cáo KTXH – QPAN) Trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch tiếp tục phát triển. Thị trường bán lẻ hàng hoá được khai thác tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ giai đoạn 2015 - 2018 đạt 52.918,77 tỷ đồng, tăng bình quân 18,74%/năm. Thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ về thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển thương mại dịch vụ và du lịch giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025, ngành thương mại có chuyển biến, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP có tăng từ
22,4% năm 2011 lên 27,2% năm 2017 sau đó tăng lên 28,4% trong năm 2018; đã đầu tư, nâng cấp một số chợ nông thôn, đến nay đã có 13/16 chợ đạt chuẩn; tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại. Các dịch vụ tín dụng, ngân hàng, y tế, vận tải, bưu chính viễn thông phát triển tốt; các dịch vụ phục vụ các khu, cụm công nghiệp được quan tâm, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh nhà trọ công nhân phát triển mạnh, giải quyết nhu cầu khá lớn về nhà ở cho công nhân. Du lịch được tạo điều kiện phát triển; số khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện tăng cao, góp phần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP.
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tập trung triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện đến năm 2015, định hướng đến 2020”, Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện “về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025”. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống mới, thực hiện cơ giới hóa, phát triển các dịch vụ phục vụ nông nghiệp… nên giá trị sản xuất tăng bình quân 4,6%/năm; thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực, ổn định một số vùng chuyên canh cây công nghiệp (tiêu, cà phê), cây thanh long ruột đỏ, xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế trang trại, câu lạc bộ năng suất cao; giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm 2018 là 82,1 triệu đồng, Hoạt động chăn nuôi cơ bản phát triển theo hướng công nghiệp và an toàn dịch bệnh; đã quy hoạch 11 vùng khuyến khích chăn nuôi và 03 cơ sở giết mổ tập trung; tăng trưởng bình quân ngành chăn nuôi đạt 6%/năm, chiếm tỷ trọng 60,1%
trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ phòng chống cháy rừng được thực hiện tốt, nhất là trồng cây phân tán trong dân, nâng cao độ che phủ trên địa bàn. Triển khai xây dựng quy hoạch nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Hoạt động khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ, nhiều dự án có tính khả thi và ứng dụng thực tế cao đối với quá trình quản lý, thực hiện cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện như các dự án: điểm khoa học công nghệ
tại Trung tâm văn hoá thể thao, học tập cộng đồng các xã, thị trấn; mô hình hệ thống thông tin điện tử của UBND huyện; hệ thống quản lý thông tin của các trường THCS trên địa bàn; mô hình sản xuất và ứng dụng ủ phân hữu cơ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê v.v…
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện, trong đó tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương nên kết quả đạt được vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra và ngày càng vững chắc; đã có 9 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm năm đạt 29.848,26 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 39,74%
so với GDP. Đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân với tổng vốn đầu tư 625,789 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm 95,98%. Cơ cấu đầu tư đúng định hướng, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; hạ tầng cơ sở thị trấn Trảng Bom đến năm 2018 đạt các tiêu chí đô thị loại IV; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học…
Tập trung chỉ đạo xây dựng phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể; đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế, các loại hình kinh tế trang trại chủ yếu là trang trại hộ gia đình tăng đáng kể; đã thành lập mới 17 HTX (đạt chỉ tiêu NQ đề ra), nâng tổng số HTX, quỹ tín dụng đến cuối năm 2018 lên 39 (32 HTX và 7 quỹ tín dụng); có 29 tổ hợp tác và 23 câu lạc bộ cây trồng, vật nuôi năng suất cao.
Công tác thu ngân sách được tập trung chỉ đạo thực hiện; đã triển khai nhiều biện pháp khai thác, huy động các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước theo Luật định; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015 - 2018 đạt 10.099,188 tỷ đồng. Hàng năm đều thu vượt chỉ tiêu tỉnh giao, có kết dư ngân sách huyện để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của huyện..
Bảng 2.5. Tình hình thu, chi ngân sách huyện Trảng Bom giai đoạn 2015 – 2018
Năm Thực thu ngân sách (triệu đồng) Thực chi ngân sách (triệu đồng)
2015 2.139.565 863.397
2016 2.403.166 1.075.969
2017 3.193.399 1.517.039
2018 2.363.058 1.136.904
Tổng giá trị 10.099.188 4.593.309
Nguồn: Thống kê huyện Trảng Bom, 2015 - 2018 Chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng Luật Ngân sách, trong đó chi đầu tư XDCB chiếm 24,65% trên tổng chi ngân sách. Hoạt động tín dụng, ngân hàng tiếp tục phát triển, chất lượng và hiệu quả tín dụng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân.