Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công chức cấp huyện trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 67 - 74)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức cấp huyện trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng

Có tới 74,3% CBCC được hỏi cho rằng họ hiểu rõ công việc họ đang làm và 24,3% hiểu rất rõ công việc họ đang đảm nhận, còn lại là phân vân, lưỡng lự.

Về sự thích thú với công việc, chỉ có 37,9% thích công việc đang làm và 3,6% rất hứng thú với công việc, có tới 58,6% còn phân vân, lưỡng lự khi được hỏi.

Có tới 52,14% CBCC được hỏi cho rằng họ đang làm công việc phù hợp với năng lực và sở trường, 3,57% hoàn toàn đồng ý, 42,86% phân vân lưỡng lự và còn lại họ cho rằng đang làm công việc không phù hợp với năng lực và sở trường.

Về sự phân công công việc của cấp trên, chỉ có 8,57% nhận thấy cấp trên phân công công việc rất hợp lý, 30% là phân công hợp lý, 40,7% phân vân và lưỡng lự khi được hỏi, còn lại là không đồng ý về sự phân công của cấp trên.

Về động lực sáng tạo công việc, có 3,57% rất có động lực sáng tạo trong công viêc và 31,43% có động lực, 62,86% phân vân lưỡng lự khi được hỏi, còn lại là không có động lực để sáng tạo công việc.

Nhìn chung CBCC đều hiểu công việc mình đang làm. Tuy nhiên, sự hứng thú với công việc không nhiều, chỉ có 52,15% cho rằng công việc đang làm phù hợp với năng lực và sở trường công tác, có tới 61,43% cho rằng khối lượng công việc phân công cho cá nhân là chưa hợp lý và 75% cảm thấy phân vân và không có động lực để sáng tạo.

3.2.1.2 Lãnh đạo

Có tới 16,4% CBCC cho rằng lãnh đạo rất quan tâm đến cấp dưới và 62,14% thấy có sự quan tâm của lãnh đạo, còn lại là phân vân, lưỡng lự.

Về việc lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của cấp dưới. có 12,86% cho rằng lãnh đạo luôn luôn lắng nghe quan điểm của họ và 50,71% thấy lãnh đạo có lắng nghe, còn lại là phân vân lưỡng lự khi được hỏi.

Có 10% CBCC cho rằng lãnh đạo của họ đối xử rất công bằng với nhân viên, 53,57% thấy sự công bằng từ lãnh đạo, 35% phân vân và lưỡng lự, còn lại thì họ thấy lãnh đạo đối sử không công bằng.

Có 9,28% CBCC cho rằng lãnh đạo của họ rất có tầm nhìn, 79,28% cho rằng cấp trên có tầm nhìn và khả năng lãnh đạo tốt, còn lại là phân vân và lưỡng lự khi được hỏi.

Nhìn chung CBCC đều hiểu công việc mình đang làm. Trong đó có 78,54%

cho rằng lãnh đạo luôn quan tâm đến cấp dưới, có 63,56% cho rằng lãnh đạo luôn lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của cấp dưới, có 63,57% nhận thấy được đối xử công bằng từ lãnh đạo và 88,56% cảm thấy lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng lãnh đạo tốt.

3.1.2.3. Mối quan hệ đồng nghiệp

Có 7,86% CBCC cho rằng đồng nghiệp của họ luôn luôn giúp đỡ và khuyến khích họ, 43,57% thấy có sự giúp đỡ của đồng nghiệp, 45% phân vân khi được hỏi còn lại là không thấy đồng nghiệp giúp đỡ trong công việc.

Có 9,28% CBCC cho rằng đồng nghiệp của họ rất thân thiện, 50% cảm nhận được sự cởi mở từ đồng nghiệp, 38,57% phân vân khi được hỏi còn lại cảm thấy đồng nghiệp không thân thiện, hòa đồng.

Về việc học hỏi nhiều từ đồng nghiệp, có 7,14% học hỏi rất nhiều từ đồng nghiệp của mình, 46,43% học được từ đồng nghiệp, 43,57% phân vân, lưỡng lự khi được hỏi và còn lại thì không học được gì từ đồng nghiệp.

Nhìn chung, mối quan hệ đồng nghiệp của CBCC trên địa bàn huyện Trảng Bom trên cơ bản là tốt. Có 53,57% cho rằng họ học được nhiều điều từ đồng nghiệp, 59,28% nhận thấy đồng nghiệp mình hòa đồng và thân thiện và 51,43%

thấy được đồng nghiệp của họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.

3.1.2.4. Cơ hội đào tạo và thăng tiến

UBND Huyện luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức hành chính và cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ đất nước và nhân dân.

Hàng năm, UBND Huyện tiến hành tổ chức các lớp liên kết đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức theo tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ cho công chức các ngạch Cán sự, Chuyên viên, Chuyên viên chính và Chuyên viên cao cấp. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tạo nguồn để hình thành đội ngũ quản lý Nhà nước, có trình độ chuyên môn năng lực tham mưu và đề xuất các chủ trương, chính sách lớn, chiến lược về kinh tế - xã hội của ngành, đề án tổng hợp về kinh tế - xã hội của địa phương và đơn vị.

Ngoài ra, UBND Huyện còn tổ chức thêm các lớp tập huấn như lớp tập huấn nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, lớp tập huấn chuyên sâu về đạo Công giáo, lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng... nhằm nâng cao các nghiệp vụ chuyên ngành cho công chức trong công tác thực hiện công việc.

Về việc tạo điều kiện tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn, nghiệp

vụ, có 15% CBCC cảm thấy họ được tạo mọi điều kiện để nâng cao kỹ năng công tác, 85% cho rằng được tạo điều kiện.

Có 7,14% CBCC cho rằng cấp trên chọn rất đúng người trong các quyết định thăng chức, 51,43% thấy rằng cấp trên chọn đúng và còn lại là phân vân khi được hỏi.

Có 15% CBCC cho rằng mình rất hiểu rõ các điều kiện trong thăng tiến, 58,57% hiểu rõ các điều kiện và còn lại là phân vân, lưỡng lự khi được hỏi.

Nhìn chung, CBCC đều được tạo cơ hội tham gia các khóa nâng cao kỹ nang, nghiệp vụ và hiểu rõ các điều kiên để được thăng tiến.

3.1.2.5. Đánh giá thực hiện công việc

Công tác đánh giá được thực hiện 1 năm 1 lần vào cuối năm. Công tác đánh giá được tổ chức qua hội nghị công khai, mỗi công chức có bản đánh giá của mình được đọc cho mọi thành viên trong hội nghị nghe góp ý và biểu quyết mức độ hoàn thành công việc trong năm. Sau khi có bảng xếp loại tổng hợp toàn đơn vị. Kết quả đánh giá được chuyển lên phòng Nội vụ để làm căn cứ bình xét các danh hiệu và theo dõi, đánh giá công chức qua các năm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác đánh giá vẫn có một số hạn chế. Một là, công tác đánh giá 1 năm thực hiện 1 lần, nên không thể đánh giá hết các quá trình công tác của cả 1 năm. Hai là các tiêu chí đánh giá dưới dạng định tính, chưa được lượng hóa cụ thể. Ba là, vẫn tồn tại sự cả nể trong công tác đánh giá giữa người bản địa và người nơi khác đến công tác.

Có 10% CBCC cho rằng đánh giá thực hiện công việc của họ được thực hiện rất công bằng, 47,86% cho rằng kết quả phản ánh đầy đủ và chính xác, 40,71% phân vân khi được hỏi và còn lại nhận thấy việc đánh giá thực hiện công việc không công bằng.

Về hình thức khen thưởng phù hợp với mức độ hoàn thành công việc, có 3,57% cho rằng mức độ khen thưởng rất thỏa mãn, 75,71% nhận thấy hình thức khen thưởng phù hợp và còn lại là phân vân khi được hỏi.

Có 7,86% hoàn toàn đồng ý với các hình thức kỷ luật khi vi phạm, 44,28%

cho rằng hình thức kỷ luật là phù hợp, 45,71% phân vân và còn lại không đồng ý với hình thức kỷ luật.

Nhìn chung việc đánh giá thực hiện công việc cơ bản là phù hợp. Chỉ có 42,14% CBCC phân vân và không thấy được sự công bằng trong đánh giá công việc, 79,28% CBCC cho rằng hình thức khen thưởng khi đánh giá công việc là phù hợp và có 52,14% nhận thấy các hình thức kỷ luật khi vi phạm là phù hợp.

3.1.2.6. Lương, thưởng và phúc lợi

Tiền lương, ngạch bậc của đội ngũ công chức UBND huyện Trảng Bom được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó thì, nguyên tắc trả lương gắn liền với kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức và nguồn trả lương là từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương.

Về phụ cấp, công chức còn được hưởng phụ cấp công vụ theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ, đồng thời được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Tại UBND Huyện ngoài các khoản lương và các khoản phụ cấp theo quy định công chức còn được cơ quan hỗ trợ công tác phí bao gồm xăng xe, điện thoại… Bên cạnh chế độ tiền lương, công chức còn được hưởng thanh toán tiền làm việc ngoài giờ theo Thông tư số 14/2011/TT/BTC ngày 20 tháng 10 năm 2011.

Các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lương hưu, thai sản, nghỉ phép, cũng được thực hiện đầy đủ.

Là cơ quan hành chính nhà nước, nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách đảm bảo, UBND huyện Trảng Bom luôn chấp hành đúng quy định trong việc thực hiện thanh toán, chi trả chế độ cho công chức. Bên cạnh đó, với sự hướng dẫn của các Bộ, ngành mà trực tiếp là Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, UBND huyện Trảng Bom đã thực hiện và hướng dẫn các đơn vị dự toán thực hiện tự chủ biên chế và

kinh phí hoạt động của đơn vị mình.

Về chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp, thực hiện chi trả theo quy định và thanh toán qua tài khoản. Hằng năm, bằng cách tiết kiện chi tiêu để có được khoản thu nhập tăng thêm cho công chức. Mặc dù đã xây dựng các căn cứ, tiêu chuẩn để chi trả thu nhập tăng thêm nhưng các tiêu chuẩn đánh giá vẫn rất chung chung và cho đến nay UBND huyện Trảng Bom vẫn chưa thực hiện được mà thực hiện chi trả theo cách tính bình quân. Điều này không kích thích được tính tích cực cho công chức tại UBND huyện Trảng Bom.

Có 1,43% CBCC nhận được mức lương hoàn toàn tương xứng với kết quả làm việc của bản thân, 42,14% nhận lương xứng đáng với kết quả làm việc, 54,25% phân vân khi được hỏi và còn lại là cảm thấy mình nhận lương không phù hợp kết quả công việc.

Về chính sách lương thưởng, có 3,57% cho rằng chính sách lương thưởng rất rõ ràng, 73,57% nhận thấy chính sách lương công bằng và còn lại là phân vân khi được hỏi.

Có 1,43% rất hài lòng về chính sách phụ cấp trợ cấp cùng các chế độ xã hội, 40,71% hài lòng với các chính sách của cơ quan, 51,43% phân vân khi được hỏi và còn lại là không hài lòng về các chính sách phụ cấp, trợ cấp.

Nhìn chung, các CBCC cho rằng các chính sách về lương, thưởng và trợ cấp là công bằng và phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, có 56,43% phân vân và không đồng ý về việc nhận mức lương tương xứng với kết quả làm việc, 77,14% cho rằng chính sách lương thưởng rõ ràng và công bằng, có 57,86% không hài lòng cũng như phân vân về các chính sách trợ cấp, phụ cấp và chế độ xã hội nơi làm việc.

3.1.2.7. Điều kiện làm việc

Để đáp ứng nhu cầu giao dịch cũng như tạo sự thuận lợi cho người dân, UBND Huyện đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tập hợp tất cả các phòng, ban, cơ quan đơn vị cùng về làm việc tại một địa điểm. Mỗi phòng ban ở UBND Huyện được trang bị máy điều hòa, máy vi tính có kết nối Internet, quạt, trang bị bàn ghế, đèn, có máy in liên kết cho từng máy tính, máy scan, có các tủ hồ sơ và tủ

đựng đồ dùng cá nhân riêng tạo tâm lý thoải mái, thuận lợi trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, Trụ sở UBND Huyện được xây dựng trong khuôn viên rộng lớn và khá tách biệt với khu dân cư trong một trung tâm hành chính riêng, trồng nhiều cây xanh bao phủ tạo không khí trong lành, thoáng mát cho cơ quan và tâm lý xanh cho công chức.

Công chức không nhất thiết phải gò bó trong trang phục công sở cứng nhắc mà có thể thoải mái trong cách ăn mặc nhưng vẫn phải lịch sự và đúng mực. Gần đây, lãnh đạo một số cơ quan vừa đưa ra ý kiến về việc đồng phục hóa trong công sở với váy công sở hoặc áo dài đối với nữ và quần tây, áo sơ mi và caravat đối với nam nhằm tạo nên một phong cách tươi trẻ, năng động và nhiệt tình hơn trong công việc. Đồng thời, điều đó sẽ tạo nên một tâm lý làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn rất nhiều. Ý kiến trên được hầu hết công chức tán thành và đang được kiến nghị để sớm thực hiện.

Tổ chức công đoàn đã được thành lập ở các cơ quan đơn vị trên địa bàn Huyện, 100% công chức sau khi tuyển dụng được gia nhập vào tổ chức công đoàn.

Tổ chức công đoàn đã góp phần động viên, thăm hỏi và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên công đoàn trong đơn vị. Bên cạnh đó một số tổ chức công đoàn cơ sở đã tạo được các sân chơi cho công chức như tổ chức các ngày lễ lớn như, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, các phong trào văn hóa, văn nghệ, phát động các cuộc thi tìm hiểu nhân các ngày lễ lớn của đất nước. Một số công đoàn cơ sở cũng đã tổ chức các đợt tham quan, học tập, giải trí cho đoàn viên công đoàn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế đó là, thứ nhất do nằm trong hệ thống chính trị nên tổ chức công đoàn bị ảnh hưởng mạnh bởi sự quyết định của lãnh đạo chính quyền đơn vị, thứ hai kinh phí hoạt động phần lớn do đoàn viên đóng góp nên còn hạn hẹp, nên ảnh hưởng đến hoạt động chung. Ba là một số đơn vị tổ chức công đoàn chỉ có thành lập còn lại hầu như không hoạt động.

Về việc được cung cấp đầy đủ dụng cụ và thiết bị nơi làm việc, có 4,28%

CBCC được cung cấp rất đầy đủ, 41,42% cảm thấy thiết bị được cung cấp đủ để

thực hiện công việc, 47,85% phân vân khi được hỏi và còn lại là không được cung cấp đủ thiết bị khi làm việc.

Về điều kiện nơi làm việc, có 2,85% CBCC cảm thấy điều kiện nơi làm việc hoàn toàn tốt, 46,43% nhận thấy nơi làm việc sạch sẽ, 42,85% phân vân khi được hỏi và còn lại là điều kiện nơi làm việc không tốt.

Có 6,43% CBCC cho rằng điều kiện làm việc rất thoải mái, 42,85% nhận thấy điều kiện làm việc phù hợp, 45,71% phân vân lưỡng lự khi được hỏi và còn lại thì nhận thấy điều kiện làm việc không thoải mái.

Nhìn chung, điều kiện làm việc của các CBCC huyện khá thoải mái, được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục vụ công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công chức cấp huyện trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)