Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng về đội ngũ công chức cấp huyện trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
3.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn thuộc
Bộ máy hành chính của UBND huyện Trảng Bom được bố trí theo các phòng ban chức năng với cơ cấu tổ chức như sau (sơ đồ 3.1).
Chủ tịch UBND huyện Phó Chủ tịch Nông nghiệpPhó Chủ tịch Kinh tếPhó Chủ tịch Văn - Xã
Phòng Lao đông – Thương binh xã hội Phòng Văn hóa – Thông tin
Phòng Y tế Phòng Giáo dục – đào tạo
Thanh tra
Phòng Nội vụ Phòng Tư pháp
Văn phòng Phòng Tài chính kế hoạch
Phòng Quản lý đô thị
Phòng Kinh tế
Phòng Dân tộc
Phòng Tài nguyên môi trường
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy hành chính huyện Trảng Bom Nguồn: Phòng Nội vụ huyện
Chủ tịch UBND huyện: Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Huyện ủy về công tác quản lý nhà nước trên địa bàn Huyện. Trực tiếp phụ trách công tác: Nội chính, an ninh quốc phòng; tổ chức cán bộ; công tác quy hoạch (quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành); tài chính ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản; công tác cải cách hành chính.
Phó Chủ tịch UBND huyện (phụ trách Văn – Xã): giúp Chủ tịch UBND huyện phụ trách các lĩnh vực: Văn hóa – xã hội; giáo dục đào tạo; giáo dục thể thao;
dân số, gia đình và trẻ em; y tế; lao động dạy nghề; chính sách xã hội; quy chế dân chủ cơ sở; công tác tôn giáo – dân tộc; công tác đối ngoại; công tác cải cách hành chính.
Phó Chủ tịch UBND huyện (phụ trách Kinh tế): giúp Chủ tịch UBND huyện phụ trách các lĩnh vực: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ; khoa học công nghệ; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý hoạt động xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị; điện lực và năng lượng; giới thiệu địa điểm.
Phó Chủ tịch UBND huyện (phụ trách Nông nghiệp): giúp Chủ tịch UBND huyện phụ trách các lĩnh vực: Nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp; công tác địa chính đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường. [10]
Phòng Lao động - Thương binh và xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, việc làm; Dạy nghề; an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ; Người có công;
Giảm nghèo; Bảo trợ xã hội; Bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Bình đẳng giới (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội).
Phòng Văn hoá và Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
Phòng Y tế: Là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng;
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; Y dược cổ truyền; Sức khỏe sinh sản;
Trang thiết bị y tế; Dược; Mỹ phẩm; An toàn thực phẩm; Bảo hiểm y tế; Dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em;
quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thanh tra huyện: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Phòng Nội vụ: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; Vị trí việc làm; Biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; Vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; Tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Cải cách hành chính; Chính quyền địa phương; Địa giới hành chính; Cán bộ, công chức, viên chức; Cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Hội, tổ chức phi chính phủ; Văn thư, lưu trữ nhà nước; Tôn giáo; Thi đua - khen thưởng;
Công tác thanh niên.
Chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
Phòng Tư pháp: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý
nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; Theo dõi thi hành pháp luật;
Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Kiểm soát thủ tục hành chính; Phổ biến, giáo dục pháp luật; Hòa giải ở cơ sở; Nuôi con nuôi; Hộ tịch; Chứng thực; Bồi thường nhà nước; Trợ giúp pháp lý; Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa phương.
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan Nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân sách, tài sản, quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch&Đầu tư;
đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
Phòng Quản lý đô thị: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; Hoạt động đầu tư xây dựng;
Phát triển đô thị; Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); Nhà ở; Công sở; Thị trường bất động sản; Vật liệu xây
dựng; Giao thông vận tải; Điện lực và năng lượng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Phòng Kinh tế: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom; tham mưu, giúp cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về các lĩnh vực: Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Thủy lợi; Thủy sản;
Phát triển nông thôn; Phát triển kinh tế hộ; Kinh tế trang trại nông thôn; Kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn; Xây dựng nông thôn mới; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Thương mại, dịch vụ; Khoa học, công nghệ và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác của địa phương.
Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai.
Phòng Dân tộc: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Phòng Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai.
Xây dựng và dự thảo các quy định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch, đề án, chính sách, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực công tác dân tộc
Ngoài ra, còn có các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội như: Đài truyền thanh, Ban Quản lý dự án, Trung tâm Dịch vụ Hạ tầng công ích, Trung tâm văn hoá, Trung tâm thể dục thể thao, Trung tâm Giáo dục dạy nghề - Giáo dục thường xuyên, Thư viện - Nhà truyền thống, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban Quản lý khai thác
công trình thủy lợi
Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ.
Cơ quan UBND huyện có 13 phòng, ban với 151 cán bộ, công chức đa số có trình độ đại học, trừ một số vị trí như nhân viên phô tô, đánh máy, văn thư, lưu trữ.
Đội ngũ CBCC cấp huyện đã được củng cố về nhiều mặt như đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý cũng được nâng lên.[9]
Bảng 3.1. Biên chế CBCC UBND huyện Trảng Bom (tính đến thời điểm 31/12/2018)
TT Phòng, ban
Biên chế (người) Được
giao
Hiện có
Tỷ trọng CBCC/
Tổng thể (%)
Thừa/Thiế u (+/-)
1 Cán bộ 10 10 6,62 0
2 Văn phòng HĐND-UBND 23 21 13,9 -2
3 Nội vụ 13 12 7,95 -1
4 Tư pháp 5 5 3,31 0
5 Tài chính – Kế hoạch 17 18 11,92 +1
6 Tài nguyên môi trường 15 13 8,61 -2
7 Lao động TB-XH 13 10 6,62 -3
8 Văn hóa – Thông tin 8 8 5,3 0
9 Giáo dục – Đào tạo 12 12 7,95 0
10 Y tế 6 6 3,97 0
11 Thanh tra 8 6 3,97 -2
12 Quản lý đô thị 15 15 9,93 0
13 Kinh tế 12 11 7,3 -1
14 Dân tộc 4 4 2,65 0
Cộng 161 151 93,79 -10
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trảng Bom
Hầu hết CBCC đã thể hiện được lập trường, tư tường, quan điểm chính trị vững vàng, đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây cũng là những ưu điểm cơ bản của đội ngũ CBCC UBND huyện Trảng Bom, là tiền đề vững chắc đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom.
Nhìn vào bảng 3.1 cho thấy số lượng công chức của Văn phòng HĐND và UBND chiếm tỷ trọng lớn nhất 16,56%, do khối lượng công việc được giao cho Văn phòng tương đối lớn, tham mưu đề xuất cho lãnh đạo Thành phố điều hành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Số lượng công chức phòng Dân tộc là thấp nhất 4 công chức với tỷ trọng là 2,36%, với chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Phòng Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai thì số lượng công chức này quá ít, điều này gây áp lực công việc cho công chức, không đạt hiệu quả công việc. Đồng thời qua bảng 3.2 cho thấy số lượng công chức còn thiếu so với biên chế được giao, nguyên nhân là do một số công chức nghỉ hưu, điều chuyển công tác về UBND các xã và UBND huyện vẫn chưa tuyển dụng được công chức thay thế. Việc quy định số lượng công chức của các phòng cơ bản đảm bảo. Biên chế hiện có của một số phòng chưa đáp ứng đủ về số lượng so với chức năng, nhiệm vụ của phòng như: Phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Nội vụ, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng như động lực thúc đẩy làm việc của công chức.