Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 30 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới

1.1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ Ngân sách nhà nước - Do quá trình hội nhập: Để thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của quốc gia trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Để phát triển một quốc gia có nền nông nghiệp là chủ yếu thì cần phải có các biện pháp, các chính sách, các dự án đầu tư vào vùng này để khoảng cách giữa thành thị và nông thôn rút ngắn lại. Điều này nó sẽ thúc đẩy sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình phát triển khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Năng lực của ngân sách Nhà nước: bội thu hay bội chi NSNN sẽ làm ảnh hưởng lớn đến đầu tư của nhà nước cho các lĩnh vực nói chung và cho quá trình xây dựng các vùng nông thôn nói riêng. Bội chi ngân sách của thời kỳ trước cũng buộc phải cắt giảm đầu tư của nhà nước trong tương lai và ngược lại.

- Do mức độ thực hiện trong các giai đoạn trước ở các địa phương:

Việc phân bổ vốn cho thực hiện các nội dung của chương trình XDNTM đã xây dựng phụ thuộc vào việc thực hiện những năm trước đó. Nếu như việc giải ngân vốn ở các đơn vị đảm bảo đúng kế hoạch, có hiệu quả thì việc Nhà nước cấp vốn để thực hiện các dự án tiếp theo sẽ trôi trảy, thuận lợi hơn.

- Do nhận thức và sự tham gia đóng góp của người dân địa phương trong quá trình thực hiện các nội dung của chương trình XDNTM. Có những công trình, hạng mục công trình nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Nếu những công trình này nhân dân không góp vốn thực hiện thì sẽ không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Nông dân và người dân nghèo ở khu vực nông thôn không được tham gia nhiều vào quá trình ra các quyết định phát triển KTXH. Vì vậy, ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư cho chương trình XDNTM nói riêng và cho phát triển nông thôn nói chung.

- Do trình độ và kinh nghiệm của cán bộ liên quan đến công tác quản lý vốn ở địa phương. Những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm sẽ có sự tham mưu sâu sát và hợp lý cho việc ra các quyết định có liên quan đến đầu tư của người lãnh đạo địa phương. Đồng thời, các phương án sử dụng các nguồn vốn đã và đang được cấp hợp lý, hiệu quả sẽ thu hút được nhiều sự đầu tư.

1.1.4.2. Các nhân tố tác động đến huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức cho xây dựng nông thôn mới

Nhân tố ảnh hưởng đến việc đóng góp của doanh nghiệp và các tổ chức đến quá trình thực hiện XDNTM ở các địa phương:

- Môi trường đầu tư ở địa phương: Ngoài các chính sách ưu đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ở các địa phương, nếu có thêm sự hỗ trợ và các chính sách ưu đãi sẽ thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn. Các chiến lược phát triển nên được

định hướng dài hạn, ổn định nhằm giảm sự bất ổn chính sách. Đặc biệt, có những chính sách phát triển hệ thống CSHT ở địa phương. Những nhân tố liên quan khác đến môi trường đầu tư ở nông thôn cũng cần được xem xét là điều kiện khí hậu, môi trường đặc thù ở địa phương, biến động về giá, năng suất thu hoạch, quyền sử dụng đất, ...

- Quy mô tài sản của doanh nghiệp: Điều này sẽ ảnh tác động cùng chiều với việc đóng góp của doanh nghiệp với quá trình XDNTM ở địa phương.

- Nguồn lực sẵn có của các địa phương: những địa phương có nguồn tài nguyên, có lao động dồi dào, có thị trường tiêu thụ sẽ thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp, khi đó việc huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp ngoài vấn đề giải quyết lao động ở địa phương sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

- Các thủ tục hành chính: khi các thủ tục ngày càng đơn giản, dễ tiếp cận và không phân biệt đối xử đối với các thành phần kinh tế thì việc thu hút đầu tư càng dễ dàng.

- Hệ thống sơ sở hạ tầng ở địa phương: điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các doanh nghiệp sẽ chọn những địa phương có giao thông đi lại thuận lợi, nguồn lực có sẵn, hệ thống điện, nước đảm bảo và an toàn,…

* Các nhân tố tác động đến huy động vốn tín dụng cho XDNTM - Chứng minh tính hiệu quả trong việc thực hiện các đề án: hiện nay nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực ưu tiên được ngành ngân hàng tích cực đầu tư. Tuy vậy, các đối tượng muốn vay được vốn phải chứng minh được đề án hiệu quả, không rủi ro, theo quy định hiện hành.

- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và cho phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Để thực hiện thành công chương trình XDNTM, nhà

nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động tín dụng để tạo điều kiện nâng cao kết quả đóng góp của hoạt động này cho thực hiện chương trình XDNTM ở các địa phương.

- Chính sách cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng: Các ngân hàng xác định rõ trách nhiệm và cũng là cơ hội của mình trong quá trình thực hiện XDNTM.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của người dân và cộng đồng Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về yếu tố tác động đến huy động vốn của người dân cho việc thực hiện chương trình XDNTM, những nhân tố làm ảnh hưởng đến sự đóng góp của người dân cho chương trình như sau:

- Người lãnh đạo chương trình: Lãnh đạo chương trình ở các cấp giữ vai trò quan trọng trong định hướng mục tiêu, kế hoạch hành động và xây dựng lòng tin của cộng đồng về sự thành công của chương trình cũng như đảm bảo cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn lực tài chính để thực hiện.

Đối với người lãnh đạo có trách nhiệm, hiểu biểu, có trình độ, tạo được lòng tin với nhân dân thì sẽ vận động được người dân tham gia nhiệt tình trong quá trình thực hiện chương trình.

- Công tác tuyên truyền về chương trình phát triển nông thôn: cộng đồng phải được biết về các thông tin liên quan đến chương trình như mục tiêu, các yếu tố đầu vào cần thiết, giải pháp huy động nguồn lực…Đặc biệt là chương trình phải cung cấp thông tin về những lợi ích mang lại cho cộng đồng. Ví dụ như chương trình có giúp người dân ở địa bàn nông thôn dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa không? Tạo cơ hội giúp họ có thêm việc làm và tăng thu nhập không?... Khi người dân hiểu biết về lợi ích mà chương trình mang lại thì sẽ có động lực đóng góp nguồn lực để thực hiện chương trình. Ngược lại, nếu cộng đồng thiếu hiểu biết về chương trình, về những lợi ích của chương trình có thể dẫn đến sự thụ động trong tham gia vào các chương trình phát triển ở nông thôn.

- Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở địa phương: các tổ chức xã hội ở đây được hiểu là những tổ chức như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ…, thường có vai trò quan trọng trong vận động người dân tham gia vào các chương trình dự án phát triển nông thôn. Khi các cán bộ ở các tổ chức đoàn thể này hiểu rõ về chương trình, tham gia đóng góp cho chương trình, tuyên truyền vận động người dân tham gia thì sẽ tạo được uy tín, tin tưởng của người dân và họ sẽ tham gia.

- Thu nhập của các hộ gia đình: cũng có vai trò quyết định trong việc tham gia của họ vào các chương trình. Đối với những hộ gia đình có điều kiện kinh tế tốt thì khả năng tham gia của họ vào dự án càng cao bởi họ có nhiều nguồn lực hơn, chẳng hạn như đóng góp tiền cho dự án xây trường học nhiều hơn, hiến đất cho các dự án mở đường giao thông nông thôn…Ngược lại, những gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp thường bị hạn chế về khả năng tham gia.

- Sự công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng các nguồn vốn đã huy động được để thực hiện các nội dung. Điều này, tạo được lòng tin trong nhân dân, họ được biết về công sức họ đóng góp được sử dụng như thế nào, hiệu quả ra sao.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)