Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HOÀ BÌNH
3.1. Thực trạng triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình
3.1.2. Tổ chức chỉ đạo, quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình
Tỉnh Hòa Bình đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình ở các cấp với đầy đủ các thành phần trong hệ thống chính trị ngay từ đầu năm 2010 và để phù hợp với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, đến nay mô hình tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố và kiện toàn, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo; có quy chế tổ chức hoạt động, có bộ phận chuyên môn, tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo; Văn phòng Điều phối tỉnh từng bước thực hiện tốt công tác tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo 800 tỉnh. Đối với bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp xã đang được củng cố, bố trí cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới.
- Cấp tỉnh: Đã thành lập và kiện toàn lại Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 800
tỉnh), Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Các phó Trưởng Ban Chỉ đạo là các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám Đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các thành viên còn lại là Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể của tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực chương trình.
Văn Phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 được thành lập và hoạt động theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp; Chánh Văn phòng điều phối là đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cấp huyện: 11/11 huyện, thành phố đã thành lập được Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các Phó Trưởng ban Chỉ đạo là các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện, thành phố đã được thành lập và hoạt động theo hướng chuyên trách; Chánh Văn phòng điều phối là đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Cấp xã: 191/191 xã thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã (đồng chí Bí thư Đảng ủy xã là Trưởng Ban Chỉ đạo;
đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng Ban quản lý); 1.736/1.736 thôn, xóm, bản thành lập Ban Phát triển thôn;
Qua hoạt động của ban quản lý chương trình cho thấy, tổ chức bộ máy có những ưu điểm và hạn chế sau:
Tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo chương trình từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố và kiện toàn theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương;
Ban Chỉ đạo các cấp đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và vận hành chương trình, đồng thời là yếu tố quan trọng để thúc đẩy triển khai thực hiện Chương trình, đặc biệt là bộ phận Văn phòng điều phối cấp tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu; tuy nhiên về hoạt động gắn kết phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo còn chưa được chặt chẽ. Kinh phí hỗ trợ dành cho bộ máy chưa đáp ứng cho hoạt động, dẫn đến khó khăn cho quá trình chỉ đạo thực hiện; chế độ chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm trực tiếp thực hiện chương trình chưa có.
+ Đối với cấp tỉnh: Nhiều thành viên trong Ban Chỉ đạo 800 tỉnh và cán bộ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo 800 tỉnh chưa thực sự quan tâm vào cuộc; chưa hoàn thành hết các nhiệm vụ đã được Ban Chỉ đạo 800 tỉnh giao;
chưa có kế hoạch, phương án thật cụ thể, việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện các tiêu chí được giao tại các xã; công tác phụ trách các huyện, thành phố chưa thực sự sâu sát.
+ Đối với cấp huyện: Chất lượng hoạt động, tham mưu của các thành viên Ban Chỉ đạo chương trình tại một số địa phương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc chủ động tiếp cận và tìm hiểu các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, quy định của nhà nước; các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình của tỉnh và các ngành chuyên môn; một số địa phương chưa cụ thể hóa bằng hành động, nhận thức và trách nhiệm được giao dẫn đến thiếu sự phối hợp, thống nhất, xảy ra tình trạng “việc ai người ấy làm” trông chờ chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo cấp trên.
+ Đối với cấp xã: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa hiểu và nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ này, dẫn đến công tác chỉ đạo điều hành thiếu quyết liệt, thiếu tính chủ động, sáng tạo để đạt được mục tiêu, vẫn còn biểu hiện trông chờ sự hỗ trợ của cấp trên; bên cạnh
đó do năng lực, trình độ tiếp thu và tổ chức triển khai thực hiện của không ít cán bộ cấp xã còn hạn chế dẫn đến công tác thực hiện các nội dung theo yêu cầu còn chậm, có lúc chưa đúng với các yêu cầu đề ra của chương trình.