Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 45 - 50)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hoà Bình là tỉnh miền núi, nằm ở vĩ độ 20.019 – 21.008 vĩ độ bắc và 1040,48 - 1050,40 kinh độ đông, cách thủ đô Hà Nội 73 km, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, phía Đông giáp TP Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hoá;

Về khí hậu: Hòa Bình do có địa hình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ các núi là các thung lũng hẹp nên khí hậu nóng ẩm và mưa theo mùa; mùa mưa bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lượng mua trung bình từ 1.800-2.200mm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,70C (Cao nhất 41,20C, thấp nhất 1,9oC; tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng lạnh nhất là tháng 01.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh là 466.252,9 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 194.400 ha chiếm 41,7%, diện tích đất nông nghiệp là 66.759 ha chiếm 14,4%, diện tích đất chuyên dùng là 27.264 ha chiếm 5,8%, diện tích đất ở là 5.807ha chiếm 1,25%, diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, đá là 172.015 ha chiếm 36,8%.

Tổng diện tích đất có rừng của tỉnh là 194.400 ha, trong đó: rừng tự nhiên là 146.844 ha, còn lại là rừng trồng; trữ lượng gỗ khai thác khoảng 4,75 triêụ m3 gỗ và 128,7 triệu cây nứa, luồng; động vật rừng có một số loài thú như lợn rừng, khỉ, cầy, cáo, rùa, nai rừng nhưng số lượng không nhiều; các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh gồn có 03 khu với tổng diện tích là 18.435ha; Đánh giá mức độ che phủ rừng năm 2015 tỉnh Hòa Bình đạt 48,96%.

Tổng diện tích mặt nước đang nuôi trồng thủy sản (bao gồm ao, hồ, sông suối) là: 900ha, tỉnh Hoà Bình có 2 con sông chính: Sông Đà có chiều dài chảy qua tỉnh là 151 km. Sông Bôi có chiều dài chảy qua là 60km. Hoà

Bình có một hồ lớn nhờ có đập Thuỷ điện Hoà Bình ngăn Sông Đà tạo thành hồ nước với diện tích 10.000 ha và có dung tích 9,5 tỷ m3 nước đây là nơi có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên khoáng sản có 12 loại. Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ như: đất sét, đá vôi, đá granít, đá cócđoa ...;

khoáng sản kim loại như: quặng sắt, đồng, chì, kẽm, thủy ngân, antimoan, vàng sa khoáng; khoáng sản phi kim loại như pirít, photphorit, cao lanh, than... về trữ lượng một số khoáng sản chưa xác định.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hoà Bình có 10 huyện, 1 thành phố với 210 xã, phường và thị trấn (trong đó có: 191 xã, 8 phường, 11 thị trân). Dân số hiện nay toàn tỉnh có trên 860.000 người, gồm 7 dân tộc trong đó dân tộc Mường chiếm 60%, dân tộc Kinh 31%, dân tộc Thái 4%, dân tộc Tày 2,6%, dân tộc Dao 1,6%, dân tộc Mông 0,4% và các dân tộc khác 0,1%.

Tổng số hộ dân cư trên địa bàn tỉnh là 209.048 hộ (trong đó số hộ dân cư trong khu vực nông thôn là 174.889 hộ, chiếm 83,66 %)

Năm 2015 tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp – xây dựng tăng 11%; dịch vụ tăng 10,5%

thu ngân sách nhà nước tại địa phương đạt 2.435 tỷ đồng. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,4%; công nghiệp xây dựng chiếm 54%; dịch vụ chiếm 26,6%. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12% (trong đó khu vực nông thôn là 15%); thu nhập bình quân đầu người đạt 28,02 triệu đồng/người/năm (trong đó khu vực nông thôn là 18,2 tiệu đồng/ người/năm). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94%. Về kết quả 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình, tính đến 31/12/2015 đã có 31/191 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 16,23%), bình quân mỗi xã đạt 11,58 tiêu chí NTM/xã (tăng 7,1 tiêu chí/ xã) và không có xã đạt dưới 5 tiêu chí.

2.1.3. Tình hình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2.1.3.1. Về sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua mặc dù bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, hầu như năm nào cũng có từ 1 đến 3 đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nắng nóng khô hạn xẩy ra; giá trị vật tư đầu vào sản xuất ngày càng tăng...

nhưng sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, giá trị trên đơn vị diện tích ngày càng tăng; bảo đảm an ninh lương thực.

Nông thôn ngày càng phát triển, đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư, hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản:

Bảng 2.1: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình

TT NỘI DUNG Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (%)

25,87 24,27 22,5

2 Tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá cố định) (%)

6,2 4,3 4,7

3 Tăng trưởng ngành chăn nuôi, thủy sản(%)

1,0 6,2 6,6

4 Tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản trong Nông lâm nghiệp(%)

26 26,9 25,5

5 Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha)

2450 2450 2450

6 Sản lượng thủy sản (tấn) 5180 5340 6320

7 Giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác (triệu đồng/ha/năm)

90,31 94,9 104,4

8 Sản lượng lương thực cây có hạt (vạn tấn)

35,9 36,7 36,5

9 Trồng rừng mới (ha) 8802 8765 8000

10 Độ che phủ rừng(%) 49,3 48,96 48,96

Nguồn: Báo cáo tổng kết tỉnh Hòa Bình

Về đổi mới quan hệ sản xuất: Các nông, lâm trường, công ty Nhà nước đã được chuyển đổi sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp, hiện nay đã có 6/6 công ty đã chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên.

Để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, vững chắc và ổn định. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt 12 dự án quy hoạch ngành, lĩnh vực; gần 30 Chương trình, đề án, dự án phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi,... nhiều chương trình, dự án đã phát huy hiệu quả thúc đẩy phát triển sản xuất như: Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020; Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020; Quy hoạch vùng an ninh lương thực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020; Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân Sông Đà giai đoạn 2009 – 2015; Đề án tăng cường năng lực sản xuất giống lúa nhân dân tỉnh Hoà Bình.

2.1.3.2. Về nông thôn, nông dân

- Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng, ngoài nghề truyền thống (thổ cẩm, rượu cần) xuất hiện một số ngành nghề mới như: thêu ren, đồ mộc cao cấp (thành phố Hoà Bình), mây tre đan (Lạc Thủy), sản xuất gỗ lũa (Lương Sơn), chổi chít (Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình); đến hết năm 2015 trên địa bàn tỉnh đã có 5 đơn vị, địa phương được công nhân làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Kết quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

được triển khai rộng rãi tại các địa phương.

Công tác đào tạo và dạy nghề từng bước gắn với nhu cầu phát triển KTXH của địa phương; tuy nhiên nhìn tổng thể trong thời gian qua công tác đào tạo và dạy nghề mới chỉ dừng ở mức độ phát triển về số lượng còn chất lượng chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

- Về Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh được chú trọng. Kiểm soát được dịch bệnh, không để xuất hiện các ổ dịch bệnh lớn trên địa bàn tỉnh, thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh phong, đảm bảo 96 - 97% trẻ trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ.

- Công tác an sinh xã hội: Công tác giảm nghèo đạt được kết quả tốt.

tốc độ giảm nghèo nhanh, mức giảm trung bình 3,46%/năm. Nhìn chung mức sống của người dân có chuyển biến tích cực cả về số và chất lượng; 100%

người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí;

100% học sinh là con hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác; năm 2015 có 94% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 6.000 lao động là người nghèo được học nghề miễn phí. Đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách, xóa bỏ cơ bản nhà tạm ở nông thôn.

2.1.3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

- Hệ thống giao thông nông thôn có bước phát triển cả chiểu sâu lẫn chiều rộng, đường giao thông nông thôn được quan tâm xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, sửa chữa các tuyên đường đã có, đã làm thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần tích cực trong việc phục vụ phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa là trên 40%.

- Về thủy lợi: Tổng chiều dài kênh mương thủy lợi do xã quản lý là 3.689 km, tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa là trên 50%; mặc dù vậy trong công tác thủy lợi vẫn được đảm bảo tưới cho trên 80% diện tích lúa và tưới ẩm cho 1 số diện tích cây hoa mầu và cây ăn quả tập trung.

- Điện nông thôn: 100% xã có lưới điện quốc gia với tỷ lệ số hộ sử dụng điện trên 95,4%.

- Trường học: 100% số xã trong toàn tỉnh có trường mầm non, mẫu giáo và trường tiểu học: 91% xã có trường trung học cơ sở, 9,2% xã có trường trung học phổ thông.

- Y tế: Hệ thống y tế nông thôn phát triển khá nhanh đã có 100% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, tuy nhiên cơ sở vật chất trang thiết bị ở trạm y tế còn thiếu;

- Cơ sở vật chất văn hóa: Tổng số xã có nhà văn hoá xã được xây dựng kiên cố và có sân thể thao là 28 xã chiếm tỷ lệ 14,65%

- Chợ nông thôn: tổng số xã có chợ đã được quy hoạch và được xây dựng kiên cố là 70 chợ, chiếm tỷ lệ 35,9%.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Về cơ bản đã phát triển đến các xã; tổng số xã có điểm bưu điện văn hoá xã là 180 xã, chiếm tỷ lệ 94,24%; số xã có điểm dịch vụ internet là 75 xã chiếm 39,26%; phủ sóng phát thanh 100%, sóng truyền hình 95% diện tích toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)